Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Không dễ cách chức !

Đọc trích dưới đây mới thấy ở VN muốn cho nghỉ việc một cán bộ không đơn giản chút nào. Ông Đoàn Văn Kiểm, tổng giám đốc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV), dù bị kỉ luật 2 lần, nhưng cho đến nay vẫn còn tại chức. Phây phây. Ngay cả Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị cách chức mà ông vẫn không lung lay gì cả. Mà, hình như cũng chẳng ai giải thích hay chịu trách nhiệm thi hành quyết định cách chức!

Cách làm ở VN thật khác với nước ngoài. Ở các nước phương Tây, khi một quan chức cao cấp bị cách chức, họ làm rất nhanh và gọn. Chức vụ càng cao, việc cách chức càng nhanh. Tôi nhớ thời thập cuối niên 1980s, tôi làm tư vấn cho một công ti dược đa quốc gia của Thụy Sĩ (Sandoz) và chứng kiến cách lãnh đạo công ti cách chức một giám đốc y khoa vốn là sếp tôi. Buổi sáng hôm đó, tôi đến office làm việc sớm, PI (tên của sếp tôi) vào sau tôi và khi đi ngang qua office, ông chào “hello” một cách vui vẻ như mọi khi. Nhưng khoảng 5 phút sau, tổng giám đốc vào, và chỉ 2 phút sau đó, cả ông và PI đi ra ngoài như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi không ngờ sáng hôm đó là buổi sáng sếp tôi bị cách chức -- không hề báo trước. Tất cả sách, tranh ảnh, đồ dùng cá nhân, v.v… đều để lại office, ông ra đi tay không. (Công ti có trách nhiệm chở những vật dụng đó về nhà cho sếp tôi). Quyền truy cập mạng của công ti và sử dụng máy tính của sếp tôi đều bị vô hiệu hóa trong vòng vài phút sau. Mãi đến ngày hôm sau, tổng giám đốc họp nhân viên mới báo cho biết là ông ta đã cho bác sĩ PI nghĩ việc, vì ông đã thất bại trong một dự án nghiên cứu. Bác sĩ PI lúc đó điều hành nhiều dự án nghiên cứu lâm sàng với ngân sách khoảng 5 triệu đôla. Trong một công trình về thuốc chống asthma, ông tiêu ra gần 1 triệu đôla mà không đem lại kết quả khả quan (kết quả cho thấy thuốc vô hiệu nghiệm). Lãnh đạo công ti xem đó là một lỗi lầm khó tha thứ, và thế là sếp tôi phải ra đi. Sau này, khi gặp lại sếp (lúc đó ông làm giảng viên bán thời gian cho một đại học) tôi hỏi ông có ấm ức gì chuyện bị tổng giám đốc SM đuổi việc, ông vỗ vai tôi và cười nói một cách triết lí rằng đời là thế, nếu ông là tổng giám đốc thì chắc ông cũng phải làm như thế.

Thật ra, “thủ tục” cho các chuyên gia cao cấp nghỉ việc trong các cơ quan công quyền và tư nhân rất giống nhau. Lúc đó, tôi rất sốc vì lần đầu tiên chứng kiến cách đối xử mà tôi cho là bất nhẫn với một chuyên gia thâm niên và cao cấp như sếp tôi. Nhưng sau này tôi mới biết “thủ tục” đó rất là phổ biến, nhất là cho các chuyên gia với vị trí quản lí. Không phân biệt công ti tư nhân hay cơ quan công quyền, thủ tục giống nhau: gọn, nhẹ, và vô hiệu hóa rất nhanh chóng.

Quay lại trường hợp ông ĐVK, tôi thấy hệ thống tuyển dụng và cho nghỉ việc ở VN thật là nặng nề. Ở nước ngoài những quan chức như ông ĐVK chịu sự quản lí của Bộ trưởng công thương, và Bộ trưởng có quyền cách chức ông dễ dàng. Tương tự, Bộ trưởng là “lính” của Thủ tướng, nên Thủ tướng có quyền cho Bộ trưởng nghỉ việc. Nhưng ở Việt Nam thì khác, vì còn có liên hệ bên Đảng. Chúng ta còn nhớ trước đây, ngay cả Thủ tướng còn không cách chức được ông Bộ trưởng giao thông vận tải ĐĐB vì ông chịu sự quản lí của Đảng! Thành ra, dù có đủ thứ ban bệ của Nhà nước và Đảng, và đủ thứ văn bản (kiểm tra, thanh tra, đề nghị, quyết định) mà vẫn chẳng đạt được mục tiêu (cho nghỉ việc). Qua trường hợp này, chúng ta thấy một lần nữa là nhu cầu cải cách hành chính ở VN càng cấp bách. Nhưng cải cách cũng chắc rất khó vì hệ thống Đảng và Nhà nước tồn tại song song và có khi chồng chéo nhập nhằng từ trên xuống dưới.

Sự việc này làm tôi liên tưởng đến vấn đề đại học đẳng cấp quốc tế. Mấy năm nay, Bộ GDĐT xem ra quyết tâm xây dựng vài đại học như thế với cơ chế tự quản, nhưng nếu hiệu trưởng và các trưởng khoa trong đại học chịu sự quản lí của Đảng và Nhá nước thì làm sao tự quản được. Chúng ta hay so sánh với các đại học nước ngoài và ao ước được như họ, nhưng chúng ta quên rằng các đại học đó không có cái cơ chế Đảng – Nhà nước như ở nước ta.

NVT

===

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=173008&ChannelID=2

Thứ Ba, 29/09/2009, 10:39

Vì sao ông Đoàn Văn Kiển chưa bị thôi chức?

TP - Ngày 4/9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với ông Đoàn Văn Kiển, đồng thời cũng đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét, đề nghị Chính phủ cho ông Kiển thôi chức. Tuy nhiên, đến nay ông Kiển vẫn tại vị.

Tiếng Anh bài 6. Thì, dạng, và số chữ cho một động từ

1. Thì (tense)

Một trong những sai lầm tôi hay phát hiện khi duyệt các bài báo khoa học là cách sử dụng thì trong bài báo. Chẳng riêng gì từ các tác giả Á châu mà ngay cả các tác giả Âu Mĩ cũng vấp phải sai lầm này. Sau đây là một số qui định (thật ra, chính xác là qui ước) về cách sử dụng thì trong một bài báo khoa học.

Nếu mô tả phương pháp và kết quả nghiên cứu của công trình đang báo cáo, dùng thì quá khứ (past tense):

We found that one third of the rats survived, one thrid died, and the third rat got away.

Nếu đề cập đến một công trình đã công bố trước đó trên một tập san nào đó, sử dụng thì hiện tại (present tense):

In their groundbreaking work, Smith et al report a 33% survival rate in the test population.

2. Active hay passive voice

Xin nhắc lại: một câu văn như We found that gọi là active voice (dạng chủ động), còn it was found that thì được gọi là passive voice (dạng thụ động). Câu hỏi đặt ra là trong bài báo khoa học, chúng ta nên sử dụng dạng nào? Đây là một vấn đề mà cho đến nay, theo tôi biết, vẫn chưa ngã ngũ.

Khoảng 20 năm trước, khi tôi và đồng nghiệp nộp một bài báo quan trọng cho British Medical Journal tổng biên tập và 3 chuyên gia bình duyệt lúc đó đồng loạt phê bình tôi vì tôi sử dụng dạng chủ động. Họ yêu cầu tôi phải sửa lạt tất cả từ dạng chủ động sang dạng thụ động. Sửa xong, nộp lại và qua lần bình duyệt thứ hai, họ từ chối công bố! Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây cũng chính tập san này (và Lancet nữa) lại khuyến khích sử dụng dạng chủ động.

Qua theo dõi các tập san y khoa trong thời gian gần đây, tôi có thể nói rằng càng ngày càng có nhiều bài báo mà trong đó tác giả sử dụng dạng chủ động. Như vậy, xu hướng chủ động này đang dần dần trở thành một qui ước chuẩn. Xin lấy vài ví dụ:

The Lancet 2004;363:112-118

“We followed up children once a day for diarrhoea and a month for anthropometry …”

New England Journal of Medicine 2004;350:114-124

“We enrolled 518 patients with polycythemia vera …”

British Medical Journal 2001; 323:382-386

“I searched the Cochrane Library, Medline, and Embase to identify studies of common pathological finding in ….”

Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà theo tôi sử dụng dạng thụ động là cách “lịch sự” nhất. Chẳng hạn như khi chúng ta thực hiện một việc gì đó kém quan trọng hơn là người tiếp thu công việc đó. Ví dụ:

The patient was injected with the test drug

đọc chắc chắn dễ chịu hơn là

We injected the test drug into the patient

Hay trong trường hợp một việc làm mà người làm có thể không quan trọng mấy:

The patients were randomized into two groups by a computer program

Trong trường hợp này, ai làm ngẫu nhiên hóa cũng được, chứ chẳng cần “I” hay “We”.

3. Số chữ cho mỗi động từ

Động từ là một từ hành động trong một câu văn. Do đó, các chuyên gia tiếng Anh cho biết có thể đếm mật độ chữ trên mỗi động từ để biết một câu văn yếu hay mạnh. Nếu câu văn có 20 chữ trên mỗi động từ thì câu văn đó được xem là yếu. Ví dụ:

The use of an excessive number of words in conjunction with a single verb makes for a weak sentence, deficient in strong words, often complex in structure, and very likely complicated by a number of subordinate clauses. (37 từ!)

4. Cố gắng làm phong phú câu văn

Chúng ta thử đọc câu văn sau đây:

The elderly patient fell on a scatter rug at home. The patient struck his shoulder when he landed. The patient sustained a fracture of left humerus.

Ba câu văn bắt đầu bằng một chữ lặp đi lặp lại 3 lần: patient. Ba câu văn rất đơn giản, ngắn, và có thể nói là khá nhàm. Cách viết này cho thấy tác giả không có kinh nghiệm viết văn.

Do đó, để làm cho câu văn sống động, nên cố gắng sử dụng biến thể, và tránh lặp lại một từ nhiều lần. Câu văn trên có thể sửa lại như sau:

The elderly patient fell on a scatter rug at home, striking his shoulder and sustaining a fracture of the left humerus.

NVT

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Thiếu đảo thì phạt, có đảo cho giặc thì sao?

Báo Pháp Luật TPHCM chạy một bản tin mang tính cảnh cáo giới báo chí: “Đăng bản đồ thiếu các đảo bị phạt 30 triệu đồng”. Tôi nghĩ vấn đề không phải là phạt bao nhiêu tiền, mà là cái tâm, cái nằm khuất trong tâm thức của mỗi con người mới là quan trọng. Tôi muốn nói đến lòng tự trọng dân tộc. Lòng tự trọng dân tộc không phải được uốn nắn từ pháp luật hay phạt tiền, mà là hình thành từ giáo dục. Luật pháp hay qui định chỉ là bề mặt, bề ngoài, nó áp dụng cho mọi người; còn cái tâm thức mới là bề trong ở mỗi con người. Theo luật pháp, hành động in bản đồ thiếu các đảo thì phạm luật, và bị phạt. Nhưng nếu người ta chịu đóng tiền phạt, mà không thay đổi cái tâm thì sao? Luật pháp không sửa được cái tâm. Chỉ có giáo dục mới rèn luyện được ý thức rằng in bản đồ thiếu Hoàng Sa và Trường Sa (và các đảo khác) là xấu, là có tội với dân tộc.

Nói đến cái tâm, lòng tự trọng dân tộc, tôi xin nhắc lại một thông tin mà một bạn đọc ở Tây Nguyên đã cung cấp trong entry “Quả điạ cầu và “đường lưỡi bò”. Theo thông tin này thì vài siêu thị (như siêu thị máy INTIMEX chẳng hạn) đang bày bán quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất mà trong đó họ in “đường lưỡi bò” và tuyên bố rằng Trường Sa và Hoàng Sa là thuộc lãnh thổ của họ. Một tài liệu “phản động” như thế mà ngang nhiên lưu hành ở Việt Nam, và chắc chắn được sử dụng trong giảng dạy hay tham khảo ở cấp trung học và tiểu học. Với một tài liệu giáo dục như thế, thì dù có bao nhiêu qui định, chỉ thị và điều luật cũng không làm sao ngăn chặn được những sơ hở về địa lí của giới báo chí, và cũng khó mà ngăn chặn được những xâm lăng văn hóa của bọn bành trướng.

NVT

Tiếng Anh bài 5. Paragraph

Không nói ra thì ai cũng biết paragraph là một đoạn văn, và một đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Nói cụ thể hơn, một paragraph có thể xem là một tiểu luận nhỏ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tuân theo những qui luật cơ bản trong cách viết một tiểu luận (essay). Những qui luật cơ bản đó là: cung cấp cho người đọc biết điểm gì chúng ta muốn phát biểu trong phần đầu của paragraph, phát triển chủ đề bằng cách sử dụng ví dụ cụ thể, rồi sau đó là kết luận một cách có suy nghĩ.

Câu văn đầu tiên của một paragraph phải là câu văn “thông báo” đề tài chúng ta muốn cung cấp cho người đọc. Chính vì thế mà câu văn đầu thường phải viết chung chung, không mang tính cụ thể. Chúng ta thử xem một đoạn văn sau đây của Samuel P. Huntington (một nhà khoa học chính trị nổi tiếng, và đối với tôi ông cũng là một cây bút tuyệt vời):

The United States is becoming increasingly diverse ethnically and racially.The Census Bureau estimates that by 2050 the American population will be 23 percent Hispanic, 16 percent black and 10 percent Asian-American. In the past the United States has successfully absorbed millions of immigrants from scores of countries because they adapted to the prevailing European culture and enthusiastically embraced the American Creed of liberty, equality, individualism, democracy. Will this pattern continue to prevail as 50 percent of the population becomes Hispanic or nonwhite? Will the new immigrants be assimilated into the hitherto dominant European culture of the United States? If they are not, if the United States becomes truly multicultural and pervaded with an internal clash of civilizations, will it survive as a liberal democracy? The political identity of the United States is rooted in the principles articulated in its founding documents. Will the de-Westernization of the United States, if it occurs, also mean its de-Americanization? If it does and Americans cease to adhere to their liberal democratic and European-rooted political ideology, the United States as we have known it will cease to exist and will follow the other ideologically defined superpower onto the ash heap of history.

Câu đầu tiên (The United States is becoming increasingly diverse ethnically and racially) cho chúng ta biết chủ đề của đoạn văn nói về sự đa dạng sắc tộc trong xã hội Mĩ. Những đoạn sau đó, ông trình bày dữ liệu để làm cơ sở cho nhận xét của mình. Câu cuối cùng trong đoạn văn nói về ý nghĩa của vấn đề đa sắc tộc và cảnh báo rằng Mĩ đứng trước nguy cơ mất identity vì tình trạng này.

Nhưng thỉnh thoảng, nhất là trong khoa học, chúng ta cũng không nhất thiết phải tuân thủ theo qui luật trên. Có khi chúng ta trình bày ví dụ trước (để thu hút chú ý của người đọc) và tiếp theo sau là một hay vài câu văn giải thích ý nghĩa của ví dụ đó. Đoạn văn ngắn sau đây là một ví dụ:

Đầu tiên, gây chú ý cho độc giả:

Since H2-blockers became available over the counter (OTC) in drug stores, physicians have reported that some public assistance patients have ceased their use of these medications and are experiencing recurrences of epigastric distress.

Sau đó là vài câu văn chung chung về ý nghĩa của câu văn trên:

Sometimes, regulations that are intended to make drugs more available to patients have a paradoxical effect of reducing their use. [đoạn văn này sau đó giải thích tại sao] Because welfare patients could previously get the H2-blocker drugs at no personal cost by prescription, but now that the drugs are available OTC, they are no longer eligible for prescription and patients must pay for the medication.

Viết bài báo khoa học cũng giống như viết tiểu thuyết trinh thám, hiểu theo nghĩa phải hấp dẫn người đọc ngay từ đầu, và làm cho người đọc không buông được câu chuyện. Tôi thường hay nói với nghiên cứu sinh là phải cố gắng viết bài báo sao cho hay, hay đến nỗi nếu tổng biên tập một tập san nào từ chối không đăng thì ông/bà đó cũng cảm thấy hối hận, nuối tiếc. :-) Do đó, cấu trúc một đoạn văn rất ư quan trọng, vì những câu văn trong đó dìu dắt và cung cấp người đọc những tình (chi) tiết cụ thể và thuyết phục. Xin nhắc lại tầm quan trọng của một đoạn văn: nó là một tiểu luận nhỏ.

NVT

Pháp nạn Bát Nhã

Hôm còn ở phi trường San Francisco, bạn tôi từ Việt Nam đi công tác vào tiệm sách ở đây và thấy một loạt sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh bên cạnh sách của Đạt Lai Lạt Ma. Bạn tôi tỏ vẻ thích thú khi biết rằng Việt Nam có một danh nhân như thế. Mà, quả không sai, bởi vì thầy Nhất Hạnh có lẽ là một trong những thiền sư Phật giáo nổi tiếng nhất trên thế giới. Tôi giải thích với bạn tôi rằng nếu “xếp hạng” tôi nghĩ Thầy Nhất Hạnh phải đứng ngang hàng hay thứ 2 sau Đạt Lai Lạt Ma. Thế nhưng mặc dù Thầy được trọng vọng trên khắp thế giới, nhưng ở Trung Quốc và trớ trêu thay, ngay trên quê hương Thầy là Việt Nam, thì Thầy là nhân vật “có vấn đề”. Quan trọng hơn nữa, học trò của Thầy đang bị pháp nạn.

Mấy tuần nay, tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) bị một nhóm người khủng bố uy hiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở vật chất và tổn thương những tu sĩ đang học tập tại tu viện. Theo tin từ tu viện và báo chí quốc tế thì tu viện bị cắt điện, nước, và điện thoại. Hệ quả là các tu sĩ gần như bị cô lập, đói khát, có người phải nhập bệnh viện. Trong khi đó đám người khủng bố ngang nhiên chửi bới và hành hung tu sĩ. Những kẻ khủng bố được trả tiền này thậm chí còn ném cả phân người vào tu viện, và làm hoen ố bức tượng bông hồng cài áo. Giới phật tử gọi đây là pháp nạn. Và, đúng như thế, đây quả là một pháp nạn cho tu viện Bát Nhã, nhưng dư âm và tiếng vang của pháp nạn thì chắc chắn sẽ đi vào lịch sử.

Sự việc được báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin, nhưng báo chí trong nước thì … im lặng. Thật khó tưởng tượng nỗi một đất nước có luật pháp mà những hành động khủng bố dơ bẩn kéo dài cả tháng trời, không có sự can thiệp nào của Nhà nước và công an. Thật ra, có tin cho biết chính Nhà nước và công an hoặc làm ngơ, hoặc tiếp tay cho nhóm người khủng bố này.

Còn nhờ trước đây khi Việt Nam bị Mĩ liệt vào danh sách các nước CPC (Country of Particular Concern), tức là những nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo, nước ta rất vất vã trong bang giao với Mĩ và các nước Âu châu. Phải qua nhiều vận động gian nan Việt Nam mới ra khỏi danh sách quái ác đó. Một trong những vận động đó là chuyến viếng thăm Việt Nam của thiền sư Thích Nhất Hạnh sau mấy thập niên xa quê. Chuyến đi của Thầy Nhất Hạnh được giới quan sát quốc tế đánh giá cao, và là một minh chứng cho thấy Việt Nam không có vấn đề về tôn giáo.

Sau chuyến đi đó, Thầy Nhất Hạnh còn về nước thuyết giảng từ Nam chí Bắc. Tu viện Bát Nhã là một trong những kết quả của hai chuyến đi đó. Thế nhưng hôm nay, Nhà nước Việt Nam nói rằng cách tu của Thầy Nhất Hạnh ở Bát Nhã không được Nhà nước cho phép! Tu mà cũng phải được phép! Tôi không biết có nơi nào trên thế giới (ngoại trừ có lẽ các nước Hồi giáo cực đoan) có luật hay qui định này.

Hành động khủng bố và hành hung tu sĩ ở Bát Nhã dưới sự làm ngơ (hay ngầm tiếp tay?) của chính quyền xảy ra sau khi Việt Nam đã đạt được mục tiêu là thoát ra khỏi danh sách CPC. Nhà nước đã ngoảnh mặt lại với Thầy Nhất Hạnh, và ngoảng mặt với Mĩ. Đã có vài dân biểu cực đoan Mĩ dựa vào sự kiện đang xảy ra ở Bát Nhã đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Hiện nay danh sách CPC có Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan. Chẳng lẽ Việt Nam lại muốn đứng chung với những nước này? Không thể nào làm ngơ trước những bạo động đang xảy ra ở Bát Nhã nữa. Nhà nước cần phải can thiệp cứu lấy những tu sĩ đang bị bao vây và hành hung để lập lại kĩ cương pháp luật, và xóa bỏ những cái mà giới quan sát phương Tây gọi là “vấn đề tôn giáo” vốn đã gây khó khăn cho nước ta trên trường quốc tế một thời gian dài.

NVT


PS. Dưới đây là bức thư của Nhà thơ Hoàng Hưng và một số thông tin mà nhiều phật tử trong nước, kể cả gia đình tôi, chắc chưa biết. Trang nhà http://www.phusa.info và www.phapnanbatnha.net có nhiều thông tin về vụ này. Vài clip phim về sự khủng bố có thể xem ở đây: http://www.phuongboi.org/index.php/cac-s-kin-ti-bat-nha/202.


http://www.bauxitevietnam.info/c/11266.html

Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố

Kính gửi các ông:
- Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN
- Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN

Trước nhất, vì sự cấp bách của tình hình, tôi xin các vị thông cảm việc tôi bắt buộc dùng hình thức Thư ngỏ này để hy vọng tiếng nói chân thành của mình kịp đến tai các vị, mong nhờ thế mà một kiếp nạn thê thảm của Phật giáo nước nhà có thể được hóa giải vào phút chót, và danh dự của Nhà nước Việt Nam được cứu vớt trước nhân dân Việt Nam và cộng đồng thế giới.

Tôi là Hoàng Hưng, công dân Việt Nam, 68 tuổi, nhà báo tự do (đã về hưu sau trên 30 năm phục vụ trong hệ thống báo chí của Nhà nước), làm thơ và dịch sách, một người có thời gian tìm hiểu về đạo Phật và thực tế của nó trong nước và thế giới. Tôi rất đau lòng trước tin tức những vụ phá phách tu viện Bát Nhã, bức hại tu sĩ và tu sinh ở đó liên tục truyền đi khắp thế giới trong mấy tháng qua.

Cho đến ngày hôm qua, 27 tháng 9 năm 2009, bi kịch đã lên đến đỉnh cao, trở thành tấn thảm kịch chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam dưới chế độ do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Theo tin tức trên mạng và đài phát thanh các nước, khoảng 150 tên “côn đồ”, trước sự chứng kiến, thậm chí còn được cho rằng có sự hỗ trợ, của công an, đã xông vào phá các nơi ở của gần 400 tu sĩ và tu sinh ở tu viện Bát Nhã, quăng kinh kệ đồ đạc của họ ra ngoài trời mưa tầm tã, lôi kéo xua đuổi họ, cưỡng ép họ lên xe để trục xuất. Trong quá trình ấy đã có những tu sĩ bị đánh đập dã man, một số người ngất xỉu phải đi cấp cứu. Hiện nay, số còn lại, tất cả là nữ tu, trên 300 nữ tu đang sống trong sự sợ hãi, chưa biết số phận mình ra sao, khi những kẻ khủng bố tuyên bố chỉ cho họ 2 ngày để ra khỏi tu viện, nếu không sẽ gặp nguy hiểm tính mạng.

Kính thưa các vị

Tôi không thể tin được rằng một việc bất nhân, tàn bạo tầm cỡ như thế có thể ngang nhiên xảy ra trên một đất nước có pháp luật, có sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của một Đảng luôn tự khẳng định mình là đại diện cao quí của nhân dân. Nhất là, theo các chứng nhân nói trên các phương tiện truyền thông, mọi lời kêu cứu đến lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng, huyện Bảo Lộc, đều bị lạnh lùng từ chối.

Tôi được biết đại đa số tu sĩ và tu sinh ở Bát Nhã là những nguời trẻ, tuổi từ 18 đến 35, không ít người trong đó là con em các gia đình cách mạng, Đảng viên, cán bộ, một số người bản thân đã là cán bộ nhân viên nhà nước. Họ đã tu hành yên lành trong 3 năm ở Bát Nhã. Các vị có trách nhiệm cao nhất của Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng cũng như Trung uơng đều công khai xác nhận họ tu hành nghiêm chỉnh, không hề chống đối Giáo hội hay chính quyền.

Vậy mà suốt mấy tháng nay, họ đã liên tục phải chịu những sự bức bách không thể hình dung của những thế lực hung tàn: chỗ tu hành ăn ở bị phá, bị vây hãm đe dọa điên cuồng, bị ngăn chặn tiếp tế lương thực, bị cắt điện nước. Lời kêu cứu của họ đã liên tục truyền đi khắp thế giới, không hiểu có đến tai các vị?

Sau khi nêu hết lý do này đến lý do khác, tất cả đều là những lý do hết sức thiếu thuyết phục, để giải thích việc trục xuất và cắt điện nước đối với 400 người tu ở Bát Nhã, những thẩm quyền cấp dưới của các vị cuối cùng chỉ còn đưa ra một lý do: họ không còn được ông Đức Nghi, chủ hộ tu viện Bát Nhã, chấp nhận cư trú, vì vậy họ phải bị trục xuất.

Các cấp thẩm quyền này làm như không cần biết lịch sử của vấn đề: theo nhiều bằng chứng được truyền trên mạng, chính ông Đức Nghi đã mời những tu sĩ này đến tu viện của mình, đã tự tay làm lễ quy y, thí phát cho hàng trăm tu sinh, coi họ là đệ tử, đã nhận tiền (hàng triệu đô la) để mua đất, xây nhà cho những người tu này và tổ chức cho họ tu tập.

Chẳng lẽ chỉ vì sự trở mặt của ông này mà chính quyền ủng hộ ông ta xua đuổi 400 đệ tử của mình bằng những biện pháp vô cùng thất nhân tâm, vi phạm luật pháp như thế sao?
Có phải vì ông Đức Nghi đã hối lộ một số quan chức có trách nhiệm để được giúp đỡ nhằm chiếm đoạt đất đai nhà cửa (hàng chục hec ta đất, nhiều tòa nhà lớn), như những phỏng đoán được truyền trên mạng và trong giới Phật giáo?

Hay, có phải một số quan chức có quyền, vì căm tức Thiền sư Nhất Hạnh đã có những lời xúc phạm đến họ mà ra tay xua đuổi bằng được 400 đệ tử của ông này, như một số người nêu lên trên các phương tiện truyền thông?

Nếu không phải như thế, thật khó mà giải thích những sự kiện đau lòng đã và đang xảy ra ở Bát Nhã, những sự kiện khiến Phật tử hoang mang, người có lương tri phẫn nộ, người có lòng cảm thương vô hạn những con em vô tội của dân mình lâm nạn mà bó tay không biết làm gì để cứu họ.
Vì thế, tôi không cầm nổi lòng mình, buộc phải viết thư này gửi đến các vị, mặc dù biết rằng có thể sẽ gây thù chuốc oán với một số người, có thể gặp khó khăn nguy hiểm cho chính bản thân. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận mọi gian nguy cho bản thân, chỉ mong tiếng nói nhỏ nhoi này đến được tai các vị.

Xin các vị rủ lòng thương đến con em của nhân dân Việt Nam, trực tiếp đứng ra xem xét và giải quyết khẩn cấp vụ này một cách công bằng, có tình có lý, để người dân Việt Nam và công luận quốc tế tin rằng Nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng con người, thực sự thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Kính thư

TPHCM ngày 28/9/2009

Hoàng Hưng

===

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090927_batnhadestroyed.shtml

Tu viện Bát Nhã bị đập phá

Các nhân chứng tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, cho BBC biết hôm Chủ Nhật 27/9 tu viện lại bị phá phách, lần này các Tăng Ni bị đuổi hết ra ngoài.

Một sư cô của tu viện cho hay đầu giờ sáng nay một nhóm đông đảo dân đã xông vào 'tập kích' cả hai khu Rừng Phương bối của các thầy, và Mây đầu núi của các sư cô.

''Họ vào đập phá và lôi hết mọi người ra. Họ quăng quần áo của các sư cô xuống sân hết. Mấy chị em chúng tôi đứng giữa mưa từ trưa đến giờ (19:00), lạnh run và đói,'' sư cô kể.

''Chiều nay thấy có chiếc xe 50 chỗ đậu sẵn ngay đó và họ bắt lên xe nhưng anh chị em chúng tôi không chịu. Sau đó họ dẫn thầy Pháp Sỹ, bốn người tôi được bảo là công an, bắt thầy lên xe taxi.''

''Chúng tôi vây quanh để bảo vệ thầy Pháp Hội nhưng họ đánh ghê quá nên chúng tôi phải dạt ra, và thầy cũng bị bắt đi luôn rồi,'' sư cô kể.

''Trời mưa tối, ánh sáng trong phòng chỉ mờ mờ, tôi nhìn thấy những ánh mắt đầy sự cam chịu tuyệt vọng như người Do Thái lúc bị Nazi bắt đi,'' một nhân chứng trốn thoát nói với BBC hôm nay.

Sách nhiễu

Tuần trước một cư sĩ kể rằng một số thanh niên vào giật bỏ và thu hết quần áo của quý sư cô rồi đem vứt dưới suối.

Buổi tối có một số thanh niên đến rải truyền đơn trong tu viện, ''Nội dung truyền đơn nói là Làng Mai cút khỏi Bát Nhã nếu không thì sẽ gặp khó khăn tiếp.''

Theo ông chính quyền có biết, nhưng đôi lúc họ làm ngơ.

''Thậm chí họ còn làm khó về mặt giấy tờ, như hỏi giấy hộ khẩu hay tạm trú tạm vắng chẳng hạn, rất là làm khó về mặt giấy tờ.

''Mới đây nhất công an đến kiểm tra hộ khẩu, thu chứng minh thư của mấy thầy và mời thầy lên xã làm việc,'' ông kể với BBC.

''Từ tháng Sáu đến giờ tu viện vẫn chưa có nước và chưa có điện. Chúng tôi sống như một dân quê rất bình thường. Dùng nước mưa và nước suối. Đêm đến chúng tôi dùng nến. Hiện tại các phật tử họ cũng cúng đường và tiếp thiết thức ăn cho nên sự tồn tại nó cũng được duy trì một phần nào đó.''

'Yếu tố Làng Mai'

Sau chuyến Thượng tọa Thích Nhất Hạnh thuộc Làng Mai (Pháp) về Việt Nam lần đầu năm 2005, nhiều người vui mừng khi thấy sự hợp tác của ông với Thượng Tọa Đức Nghi tại Tu Viện Bát Nhã.
Từ đó đến nay đã có trên dưới 400 Tăng Ni theo học pháp môn Làng Mai tại Tu Viện Bát Nhã.
Nhưng Thượng tọa Thích Đức Nghi, Phó Ban Trị sự Tổng hội Phật giáo Lâm Đồng, không hợp tác nữa mà thậm chí còn bắt đầu có lời 'dèm pha' ban lãnh đạo của Làng Mai.

Các nhân chứng cáo buộc hai thượng toạ Thích Đức Nghi và Thích Đồng Thanh (chủ hộ tu viện) chỉ đạo cho đệ tử cùng những người không hiểu chuyện ức hiếp và đàn áp tu sinh.

Ngày 30/6/2009 sau khi cử một phái đoàn đến thăm tu viện Bát Nhã vài hôm trước đó để tìm hiểu hư thực nhưng đã bị hành hung và một thượng tọa đi cùng bị thương, THPG Lâm Đồng đã ra kiến nghị mong muốn tu viện trở lại sinh hoạt tu học ổn định.

Hồi tháng Tám ông Bùi Hữu Dược, thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, được hãng tin AP trích lời nói rằng các môn đồ đã không tuân thủ theo quy định của địa phương. Ông nói việc chính quyền giám sát các hoạt động của các nhóm tôn giáo trên địa bàn là chuyện bình thường.

Nhưng một cư sĩ của tu viện Bát Nhã nói với BBC: "Nói là đàn áp tôn giáo thì cũng là hơi cường điệu. Chuyện bên trong nội bộ giữa Làng Mai và Bát Nhã đấu đá nhau là có. Nhưng việc thầy Đức Nghi làm là có hậu thuẫn của nhà nước".


Thông tin từ RFA


Nhận định của đại diện Giáo hội Phật giáo VN về vụ Bát Nhã

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA


2009-09-28

Hôm Chủ nhật 27-9, một lực lượng côn đồ và công an hùng hậu đã đến mạnh tay đàn áp, bắt bớ, hành hung, săn đuổi hàng trăm tăng ni, tu sinh tại tu viện Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng.
Sự việc được giới truyền thông quốc tế tường thuật rộng rải với hàng tựa “ Mưa, Máu, Nước Mắt đang chảy tại Bát Nhã, Bảo Lộc”. Trong khi đó, cấp lãnh đạo địa phương cho là “Việc nội bộ của Phật Giáo” không liên can gì đến họ.

Để tìm hiểu phản ứng của phía tăng sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo do Nhà nước quản lý về sự kiện này, Đỗ Hiếu hỏi chuyện với Thượng Toạ Thích Thanh Tân, Phó Ban Trị Sự Thường Trực - Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng.

Tình cảnh rơi nước mắt

Đỗ Hiếu: Thưa Thượng Toạ, chúng tôi là Đài Á Châu Tự Do từ Washington (Hoa Kỳ) được tin cho hay là tu Viện Bát Nhã (Lâm Đồng) bị tấn công, xin Thượng Toạ cho quý thính giả đang nghe chương trình hôm nay được biết thêm về tình hình nơi đây hiện giờ.

TT Thích Thanh Tân : Vừa rồi tình hình Bát Nhã thì, hôm qua đó, không biết sao họ lại không cho ở hết cho nên một số tu sinh của tăng thân Bát Nhã phải đội mưa đội gió, đội mưa vì hôm qua Bảo Lộc mưa lớn ghê lắm, rồi họ đến tại chùa Phước Huệ của Thượng Toạ Thích Thái Thuận đó, rồi TT Thái Thuận cũng cưu mang cho họ tá túc tại đó.

Rồi sáng nay chúng tôi cũng xuống thay mặt Ban Trị Sự xuống thăm, cũng có tiếp xúc với TT Thái Thuận. Trước hết TT Thái Thuận có điện lên, điện lên để mời xuống thăm để nắm bắt tình hình.
Chúng tôi cũng xuống thăm và thấy, thì cũng trước hết cảm ơn tấm lòng tốt cuả TT Thái Thuận đã cưu mang cho một số tăng ni sinh, tu sinh Bát Nhã, và cũng xin động viên, cũng khuyến khích các vị đó thì cũng nên cố gắng nhẫn nhục để mà nương nhờ thần lực Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, rồi sau này cũng chờ Thường Trực Giáo Hội các vị hoà thượng về Hà Nội dự cái đại hội Mặt Trận trở về rồi mới giải quyết được. Vấn đề đó (tôi) nắm bắt sơ sơ đó, báo cho quý Đài biết rứa đó.

Đỗ Hiếu: Thưa Thượng Toạ, theo như báo chí và giới truyền thông nói thì đây là kế hoạch chủ trương đàn áp do ông tướng công an Trần Tư chỉ đạo, thì Thượng Toạ có thể cho biết thêm những chi tiết về chiến dịch đàn áp đã kéo dài trong thời gian qua khiến cho việc tu học của 400 tăng ni tăng sinh ở Bát Nhã bị ảnh hưởng đó, thưa Thượng Toạ?

TT Thích Thanh Tân : À, cái số đó, thì cái sự đàn áp không biết chỉ đạo ở đâu trên, thì tôi không được nắm rõ lắm, nhưng mà đương nhiên có cái sự chỉ đạo làm sao người ta mới dám làm mạnh đó, chớ không có sự đó thì không ai dám làm mạnh mà đuổi cả tăng ni sinh ra mưa gió ướt thì thấy cũng tội đó.

Mình xuống thấy thì cũng rơi nước mắt, thấy tăng sinh thì cũng cảm động quá. Một số họ nhẫn nhục họ ra. Chớ còn sự chỉ đạo đó thì vấn đề đó ở trên thì tôi không nắm rõ được lắm. Thành thật nói rứa. Thưa với quý Đài rứa.

Đều là huynh đệ…

Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, rồi tình hình hiện thời, sinh hoạt của 400 tăng sinh như thế nào, như là chuyện ẩm thực, sức khoẻ thì ra sao, cái nguyện vọng của các hàng tăng sinh đó như thế nào?

TT Thích Thanh Tân : Hiện nay tôi nắm bắt thì tăng sinh họ tạm thời ổn định chỗ ở trong Bảo Lộc đó, nhưng mà thật sự thấy cũng tội. Một số áo quần của họ bị ướt hết cho nên bây giờ không có để thay đó, tội lắm! Không có để thay, để mặc, vì hiện nay Bảo Lộc, Đà Lạt đang bão nữa.

Thành ra tôi thấy ổn định cũng tạm ổn định đó. Tạm ổn định! Và chỗ ăn chỗ uống tá túc thì vấn đề đó ẩm thực đầy đủ. Tôi thấy đầy đủ, (chùa) Phước Huệ lo đầy đủ. Nhưng mà họ chung quanh chùa thì chùa chiền chỗ đó thì phòng ốc cũng rộng, không đến nỗi gì. Mà tội là một số áo quần của họ bị mưa dầm quá họ ướt, họ lạnh.

Mình nắm bắt cái vấn đề đó, nhìn thấy rứa. Còn sức khoẻ thì cũng thấy tốt, cũng khoẻ mạnh, không đến đỗi gì, không đau ốm gì nhưng mà có điều mưa gió ướt quần áo không đủ thay, thấy cũng tội đó. Lúc này thì cơn bão lớn quá. mưa tầm tả. Báo cáo với quý vị rứa.

Đỗ Hiếu : Thưa Thầy, rồi Ban Trị Sự Tu Viện Bát Nhã có cử đại diện để mà gặp về phái chính quyền địa phương để đạo đạt nguyện vọng và họ có giải quyết hay trả lời như thế nào không, thưa Thượng Toạ?

TT Thích Thanh Tân : Vừa rồi chúng tôi xuống đó thì cũng dưới sự chỉ đạo của Hoà Thượng Trưởng Ban để xuống nắm bắt, thăm tình hình đó, còn gặp lại thì sẽ chờ Hoà Thượng Thường Trực vô mới gặp chính quyền để trao đổi đối với họ. Bây giờ đây thì cũng chưa trao đổi gì với phía chính quyền, mà trước hết cũng khuyến khích tăng sinh ở đó đã rồi tình hình thế nào Giáo Hội sẽ có cuộc họp triển khai.

Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, rồi bà con đồng bào quanh vùng đó có suy nghĩ gì về việc Tu Viện Bát Nhã đang gặp khó khăn đó, thưa Thượng Toạ?

TT Thích Thanh Tân : Thì cũng nắm bắt chung tình hình thì họ cũng cảm động bức xúc lắm. Nhưng mà khi sáng tôi xuống đó thì khi sáng nay thì cũng thấy ba bốn chục người dân, không biết ngày hôm qua có đông không, khi sáng nay thì cũng ba bốn chục người dân họ vô chùa đó họ chỉ lo phục vụ cho cái ẩm thực, dọn dẹp chỗ ở cho quý tăng ni sinh ở thôi.

Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, rồi bây giờ lực lượng an ninh có còn bao vây quanh Tu Viện Bát Nhã hay là họ đã rút đi rồi, thưa thầy?

TT Thích Thanh Tân : À, cái đó thì một số tôi nắm bắt, một số thì hồi đầu tôi vô họ cản không cho xe vô chùa Bảo Lộc, tôi mới nói quý thầy đi vô chùa, thông cảm cho. Mà họ mặc "civil" thôi, không biết có phải công an không, họ mặc đồ thường phục nhiều lắm, mình thấy họ mặc thường phục đứng quanh quanh rứa thôi, chớ còn họ mặc đồ cán bộ công an thì họ không mặc đồ của họ, họ chỉ mặc thường phục rứa thôi, đi lanh quanh chùa.

Đỗ Hiếu : Thưa Thượng Toạ, xin Thượng Toạ vui lòng tự giới thiệu pháp danh, vị trí của Thầy, cũng như là những nguyện vọng của Thầy?

TT Thích Thanh Tân: Mô Phật! Tôi thì pháp danh là Thích Thanh Tân, Phó Ban Trị Sự của Tỉnh Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, và trụ trì tại Chùa Linh Quang ở thành phố Đà Lạt.

Đỗ Hiếu : Thưa Thầy, như vậy Thầy có thuộc hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt không, Thầy?

TT Thích Thanh Tân : Dạ không. Tôi thuộc giáo hội hiện tại thôi. Tôi sinh hoạt trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay thôi. Mô Phật! Mô Phật!

Đỗ Hiếu : Thầy thấy cái việc mà đối xử với tu Viện Bát Nhã như vậy thì thầy có cái đề xuất hay nguyện vọng gì không, thưa Thầy?

TT Thích Thanh Tân : Trong nguyện vọng, dù sao mình thấy lớp trẻ mà tu hành thì mình luôn luôn mình mừng, vui vẻ thôi. Tu là quý rồi. Cũng đầu tròn ô vuông hết, cũng là Thích tử hết, coi như là con Đức Bổn Sư, tâm nguyện là con một cha hoa một chùm, đều là huynh đệ thôi. Cho nên mình muốn quý vị tu tâm hiền, mình tán thán và quý mến quý vị dưới đó lắm.

Họ tu hành tinh tấn, siêng năng, chứ họ không có làm gì cả. Họ không vi phạm pháp luật, họ không có làm tổn thương đến Giáo Hội, tổn thương đến nhà nước gì cả. Cho nên nguyện vọng của tôi là làm sao nhà nước cũng như giáo hội cũng tìm cách cho họ yên trí tập trung tu hành thôi. Nguyện vọng riêng cá nhân tôi như vậy.

Đỗ Hiếu : Chúng tôi xin cảm ơn Thượng Toạ Thích Thanh Tân từ Lâm Đồng, Đà Lạt.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Ăn chay và loãng xương

Hôm nay, tôi nhận được một tin vui vui liên quan đến phân tích về ăn chay và xương của chúng tôi. “Chúng tôi” ở đây là Bs Hồ Phạm Thục Lan (Đại học Y Phạm Ngọc Thạch), Ts Nguyễn Đình Nguyên, và tôi. Tháng 7 vừa qua, tập san American Journal of Clinical Nutrition (AJCN) có lẽ là tập san số 1 trên thế giới về dinh dưỡng học công bố một công trình nghiên cứu của chúng tôi về ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến mật độ xương (bone mineral density, hay BMD). Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy tuy người ăn chay nói chung có BMD thấp hơn người ăn mặn, nhưng mức độ khác biệt rất thấp, không có ý nghĩa lâm sàng.

Công trình này nhận được rất nhiều quan tâm của giới truyền thông đại chúng. Hầu hết các báo lớn và đài truyền hình khắp 5 châu (ngoại trừ … Việt Nam) đều đưa tin. Hôm nay, Tập san AJCN báo cho chúng tôi biết rằng vì ý nghĩa và tầm quan trọng của bài báo, họ đã ủy nhiệm một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề này (Gs Susan A Lanham-New thuộc Đại học Surrey, Anh) viết bài xã luận (editorial). Tôi còn nhớ trong đơn xin đề bạt chức danh giáo sư, hội đồng xét duyệt có hỏi là trong số những công trình tôi công bố có bao nhiêu công trình được đồng nghiệp viết xã luận. Do đó, được công bố bài báo quan trọng trên tập san danh tiếng như AJCN là một vinh hạnh, nhưng được chính ban biên tập đánh giá cao và có cả xã luận kèm theo thì phải nói là một vinh dự.

Tôi đã đọc qua bài xã luận (tôi post nguyên văn dưới đây), và thấy Gs Lanham-New khen chúng tôi cũng nhiều, mà cũng có chỗ bà mong muốn làm thêm (nhưng chúng tôi không/chưa có dữ liệu). Dù sao đi nữa thì bài xã luận này cũng cho chúng tôi một vài định hướng để theo đuổi đề tài ăn chay và loãng xương trong tương lai.

Tập san AJCN còn cho tôi biết rằng ngày 1/10 tới đây (tức ngày mốt) họ sẽ ra thông cáo báo chí (Press Release) về công trình nghiên cứu của chúng tôi. Đó là một tin vui đối với chúng tôi vì kết quả công trình này sẽ được lan truyền rộng lớn hơn. Ngoài ra, chúng tôi vui mừng vì “tên tuổi” của Đại học Phạm Ngọc Thạch sẽ được nhiều người biết đến qua thông cáo báo chí này. Thật ra thì qua hai công trình trước, chúng tôi đã gây được một tiếng vang cho trường (chỉ cần google là thấy ngay), nhưng lần này thì tiếng vang đó sẽ được nhắc lại và nhân rộng hơn.

Sẵn đây tôi phải đính chính một điều gây hiểu lầm trong thời gian qua mà nhiều trang blog ngoại quốc “cáo buộc rằng chúng tôi nhận tài trợ từ kĩ nghệ chế biến thịt và sữa. Sự thật là chúng tôi không hề nhận một tài trợ nào từ bất cứ nguồn nào, và càng không có dính dáng gì đến tập đoàn AMBER của Malaysia mà nhiều người cáo buộc chúng tôi. Ts Nguyễn Đình Nguyên được tổ chức AMBeR (Australian Medical Bioinformatics Resources) tài trợ chứ không phải do tập đoàn AMBER của Mã Lai tài trợ. Cũng cần nói thêm rằng công trình này bắt đầu từ khi Bs Thục Lan thực hiện công trình nghiên cứu về chế độ ăn chay và BMD đầu tiên ở VN. Khi điểm qua y văn, chúng tôi mới phát hiện chưa ai làm một phân tích tổng hợp về vấn đề này, và thế là ý tưởng được hình thành. Bài báo là một “phó sản”, nhưng lại trở thành một “ngôi sao” trong lĩnh vực ăn chay và xương.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đính chính về những bản tin mà báo chí ngoại quốc đưa tin rằng chúng tôi kết luận ăn chay có hại đến xương. Không, chúng tôi không hề kết luận như thế. Chúng tôi kết luận rằng mức độ khác biệt về mật độ xương giữa nhóm ăn chay và ăn mặn không có ý nghĩa lâm sàng và không ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm cho rằng ăn chay không ảnh hưởng gì đến loãng xương; ngược lại, có bằng chứng cho thấy ăn chay giảm nguy cơ gãy xương. Ăn chay còn có lợi ích giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, và giảm nguy cơ tử vong. Qua công trình này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích ăn chay, hay ít ra là tăng cường rau quả và thực vật trong bữa ăn, ở nước ta và trên thế giới.

NVT

TB: Đây là bài xã luận của Gs Lanham-New trên tập san AJCN 2009; 90(4):910-911.

Is "vegetarianism" a serious risk factor for osteoporotic fracture? (1,2)

Susan A Lanham-New

1 From the Nutritional Sciences Division, Faculty of Health and Medical Sciences, University of Surrey, Guildford Surrey, United Kingdom.
2 Address correspondence to S Lanham-New, Nutritional Sciences Division, Faculty of Health and Medical Sciences, University of Surrey, Guildford, Surrey GU2 7XH, United Kingdom.

In the West, there are now appreciable numbers of individuals who are classified as "vegetarian" (those who exclude meat, fish, and poultry) or "vegan" (those who exclude all foods of animal origin). A recent 2009 survey suggests that 3.2% of US adults adhere to a vegetarian-based diet and 0.5% of US adults consume no animal products at all (1). Similar 2009 figures have also been published for the United Kingdom ( 3% are completely vegetarian) (2). Concomitantly, there has been considerable interest as to the health benefits and health-adverse effects of following such a dietary pattern. We have many more questions than answers, and certainly the debate as to whether "vegetarianism" increases an individual's risk of osteoporosis over the long term has been raging for well over a quarter of a century (3).

From a public health nutrition perspective, it is critical to address whether adhering to particular dietary habits puts an individual at an increased or decreased risk of disease outcome. Given that we are now in an epidemic of osteoporosis, with >10 million Americans affected and with estimated costs in the United States and Europe rising above $17.9 billion and 13.9 billion annually, respectively, we need conclusive evidence on how exogenous (modifiable) factors can significantly improve (or harm) bone health at the population level (4).

In this issue of the Journal, Ho-Pham et al (5) report the findings of a Bayesian meta-analysis that examines the effect of vegetarian diets on bone mineral density. This is a most timely and important piece of work. Results included 2749 individuals (ratio of females to males: 2:1) and showed that, overall, bone density was lower in those subjects who adhered to a vegetarian/vegan diet than in those who consumed an omnivorous one but at a level that is unlikely to be clinically relevant.

The particular strengths of this study are the careful selection of studies for inclusion in the analysis and the rigorous methodology of Bayesian-type meta-analysis. In particular, Bayesian analysis considers the probability of the hypothesis of treatment effect and is not reliant on P values but instead allows the reporting of direct probability statements that are of interest and of importance. That said, this study does not provide the "conclusive" evidence that pubic health specialists require. The numbers of subjects are relatively small given the number of vegetarians worldwide; the study design of all but one of the studies is cross-sectional rather than longitudinal/prospective; and although the quality of the studies selected is in one way a strength, this meta-analysis is not fully representative of the many studies published in this area.

The results point to a significant (albeit very small) difference in bone density in those who adhere to a vegetarian/vegan lifestyle compared with those who adhere to a mixed, omnivorous one, but it is important to note that the results do not fully adjust for key confounding factors, such as for differences in 1) body weight, 2) physical activity levels, and 3) smoking, as well as for differences in the considerable genetic-ethnic backgrounds in the population studied (Asian compared with white). Indeed, several of the studies on vegetarianism and bone health published before 1984 (not included in this meta-analysis) were based on Seventh Day Adventists who had a significantly different lifestyle compared with those who follow an omnivorous diet (6). In this Bayesian meta-analysis, in >50% of the articles included, body weight was significantly lower in the vegetarian group compared with the omnivorous group, and it is well established that body weight is a key determinant of bone mineral density. It is also important to point out that, in the article by Ellis et al (1972), which is quoted in the study but not included in the analysis, there was a fundamental error in the interpretation of the photographic density measurements, and their conclusions should have been the opposite to what they claimed (710).

The effect of a vegetarian diet is hugely complex (a point noted by the authors) and includes differences in 1) the nutrient components of the diet, 2) lifestyle factors, 3) serum concentrations of estrogen, and 4) problems with the methods that are available for researchers to accurately assess the food-nutrient consumption patterns in the population groups, to name but a few key factors. This meta-analysis of course does not provide us with any information on mechanisms of action. Historically, the fundamental theories linking vegetarianism to the skeleton were focused on there being a link between acid-base homeostasis and the skeleton and on the assumption that the long-term ingestion of a vegetable-based diet would provide an alkali (ash) and hence be beneficial to bone health. Theoretical considerations of the role played by alkaline bone minerals in the defense of the organism against acidosis date back as far as the late 19th century, and the pioneering work of Lemann, Barzel, and Sebastian over the past 30 y have shown the effects of "acid" from the diet on bone in humans and animals (11). Novel work by Arnett and Dempster (12) and Bushinsky et al (13) shows the detrimental effects of acid on bone mineral in vitro. It is impossible in this Bayesian meta-analysis to fully address how important dietary intake is to the findings because 2 of the studies did not report in detail the dietary intakes of subjects. In particular, it would be useful to examine the ratio of protein to potassium intake fully in vegetarian/omnivorous groups; this would give us an idea of the net endogenous noncarbonic acid production (NEAP), which is important because of the growing awareness of the link between high NEAP (ie, high dietary acidity) and poorer indexes of bone health (14). It would also be very useful to have information on the effect of other dietary constituents that are likely to be different in the groups, including phytoestrogen content and vitamin K concentrations as well as the extent of vitamin D insufficiency (15).

On the basis of the results of this Bayesian meta-analysis as well as the findings of the 5-y prospective study of changes in radial bone density in elderly white American women (which showed no differences in bone loss rates between vegetarians and omnivores) (16), it can be concluded that vegetarianism is not a serious risk factor for osteoporotic fracture. Future research should focus attention on whether there are any particular components of a vegetarian/vegan diet (eg, higher intake of fruit and vegetables) that would yield specific benefits to the skeleton, including the determination of the specific concentrations that would be required for optimum bone health, and what are the underlying mechanisms that affect overall bone health.

ACKNOWLEDGMENTS
I thank Hannah Upton (University of Newcastle/British Nutrition Foundation) and Sean Delaney (Nottingham Trent University/London Metropolitan University) for their help in the technical preparation of this editorial.

The author was Subcontractor on a grant funded by the UK Foods Standards Agency looking at dietary alkali/fruit and vegetable effects on bone health (2002–2008) and the principal grant holder on a grant from GlaxoSmithKline to look at the alkali load of one of their products on dietary alkali estimates (2003–2008).

REFERENCES
1. "Vegetarianism in America" study. Vegetarian Times 2009. Available from: www.vegetariantimes.com (cited 2 August 2009)..
2. UK Food Standards Agency. Public attitudes to Food Survey 2009. Available from: www.foodgov.co.uk (cited 2 August 2009)..
3. New, SA. Do vegetarians have a normal bone mass? Osteoporos Int 2004;15:679–88..[Medline]
4. World Health Organization. Study Group on Assessment of Fracture Risk and Its Application to Screening and Postmenopausal Osteoporosis. Report of a WHO Study Group. World Health Organ Tech Rep Ser 1994..
5. Ho-Pham, LT, Nguyen, ND & Nguyen, TV. Effect of vegetarian diets on bone mineral density: a Bayesian meta-analysis. Am J Clin Nutr 2009;90:943–50..[Abstract/Free Full Text]
6. Marsh, AG, Sanchez, TV, Chaffee, FL, Mayor, GH & Michelsen, O. Bone mineral mass in adult lactoovovegetarian and omnivorous males. Am J Clin Nutr 1983;83:155–62..
7. Ellis, FR, Holesh, S & Sanders, TA. Osteoporosis in British vegetarians and omnivores. Am J Clin Nutr 1974;24:769–70..
8. Meema, HE. Photographic density versus bone density. Am J Clin Nutr 1973;26:687 (letter)..[Medline]
9. Meema, HE. What's good for the heart is not good for the bones? J Bone Miner Res 1996;11:704 (letter)..[Medline]
10. Barzel, US. Ne'ertheless, an acidogenic diet may impair bone. J Bone Miner Res 1996;11:704 (letter)..[Medline]
11. New, SA. The role of the skeleton in acid-base homeostasis. The 2001 Nutrition Society Medal Lecture. Proc Nutr Soc 2002;61:151–64..[CrossRef][Medline]
12. Arnett, TR & Dempster, DW. Effect of pH on bone resorption by rat osteoclasts in vitro. Endocrinology 1986;119:119–24..[Abstract/Free Full Text]
13. Bushinsky, DA, Lam, BC, Nespeca, R, Sessler, NE & Grynpas, MD. Decreased bone carbonate content in response to metabolic, but not respiratory, acidosis. Am J Physiol Renal Fluid Electrolyte Physiol. 1993;265:F530–6..[Abstract/Free Full Text]
14. Frassetto, L, Todd, K, Morris, RC, Jr & Sebastian, A. Estimation of net endogenous noncarbonic acid production in humans from dietary protein and potassium contents. Am J Clin Nutr 1998;68:576–83..[Abstract]
15. Outila, TA, Karkkainen, MUM, Seppaene, RH & Lamberg-Allardt, CJE. Dietary intake of vitamin D in premenopausal, healthy vegans was insufficient to maintain concentrations of serum 25-hydroxyvitamin D and intact parathyroid hormone within normal ranges during the winter in Finland. J Am Diet Assoc 2000;100:434–41..[CrossRef][Medline]
16. Reed, JA, Anderson, JBB, Tylavsky, FA & Gallagher, PN, Jr. Comparative changes in radial bone density of elderly female lactoovovegetarians and omnivores. Am J Clin Nutr 1994;59:1197S–202S..[Medline]

Hà lội ra ngõ gặp tiến sĩ

Tiếp theo những thảo luận chung quanh “chuyện sĩ sư” liên quan đến đề án tiến sĩ hóa cán bộ thành ủy Hà Nội, tôi thấy có bài này rất vui. Tác giả là bạn tôi, nên tôi chôm về đây làm chứng từ. Tôi không biết bức hình này là có thật hay là anh ta photoshop, nhưng nó vẫn nói lên thực trạng. Ở một nơi “ngàn năm văn vật” mà người ta còn treo biển quảng cáo phá thai bên cạnh biển quảng cáo viết thuê luận án tiến sĩ, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ôi Hà Lội!

NVT

===

http://www.diendan.org/BanDocVaZD/thu-ban-111oc-ha-loi-ra-ngo-gap-tien-si/

Hà lội ra ngõ gặp tiến sĩ

Nghe tin năm 2020 cán bộ do Thành uỷ Hà Nội quản lý đều có trình độ tiến sĩ, tôi vô cùng hết sức phấn khởi, tự hào. Thủ đô nước ta lúc đó sẽ là thủ đô rộng nhất thế giới, và khắp phố phường ngõ ngách, từ chợ Bắc Qua (ngày xưa nổi tiếng là lắm thợ chôm, hầu như gì cũng chôm, trừ các mảnh bằng tiến sĩ) đến phủ Quốc Oai (nay cũng là đất thủ đô, mới ngày nào cụ Huấn Cao còn ngồi đó "một thày, một cô, một chó cái", ngờ đâu đám môn sinh sau này sẽ "nửa người + nửa ngợm = 1 tiến sĩ"), ra ngõ là gặp tiến sĩ.

Những phần tử bấp bênh, dao động có thể sẽ thắc mắc : nhiều tiến sĩ như vậy thì lấy đâu ra đủ bia để khắc tên, mà có khắc đủ thì lấy đâu ra chỗ ở Văn Miếu mà bày mấy còn rùa ? Để quần chúng -- trong hoàn cảnh dân trí còn thấp -- không bị các thế lực thù nghịch lung lạc, sách động, tôi xin đề nghị dựng ngay những tấm bia thật hoành tráng. Văn Miếu nước ta sẽ được ghi vào cuốn kỉ lục Ghi-nét là quán bia bự nhất thế giới, trở thành điểm hẹn của du khách toàn cầu, và những tấm bưu thiếp như thế này sẽ được họ gửi đi khắp năm châu bốn biển :

Du khách đi trên đường phố Hà Nội hay bơi lội khi "Hà Nội mùa này phố đã thành sông" thường ngạc nhiên thấy trên các cột đèn, gốc cây, hay trên các bức tường, có in những dòng chữ KCATBTONG, dưới đó là những con số 0931.... Con số thì có thể đoán ra là số điện thoại di động. Dòng chữ kia, chả mấy ai biết là quảng cáo Khoan, cắt bê tông, một dịch vụ phát triển thi đua với các dự án PMU18, PMU35, PMU69... Chỗ nào cũng chỉ thấy KCATBTONG thi hơi đơn điệu, người nào không hiểu đặc tính dân tộc vốn đậm đà của chúng ta có thể hiểu nhầm là nước ta vô chính phủ, quảng cáo lung tung, ra ngoài chỗ quy đinh. Từ nay, các bức tường Hà Nội sẽ trở thành những tấm bích hoạ đa dạng, văn hoá, không thủ đô nào sánh kịp, như tấm hình mà tôi vừa tìm thấy trên mạng www.google.vn (chụp bằng vệ tinh VINASAT) :



Hà Nội bây giờ mới thực sự là thủ đô của lương tâm nhân loại, là niềm tin và hi vọng.
Tiến sĩ Giấy Dó, Ph(otoshop)D

Tiếng Anh bài 4. Tiếng Anh kiểu Mĩ và kiểu Anh

Loạt bài tiếng Anh đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Có người đề nghị tôi nên tập trung vào kĩ năng viết bài báo khoa học hơn là tiếng Anh vì các “đại gia” tiếng Anh trong nước đã xuất bản hàng trăm sách về chuyện này. Tuy nhiên, như tôi nói ngay từ đầu, đây là không phải là loạt bài mang tính giáo khoa, mà chỉ là những mẹo, kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ với các bạn thôi. Tôi không có ý cạnh tranh với các thầy giáo tiếng Anh. Có bạn đọc đặt câu hỏi, xin cố vấn. Trong số thư gửi đến, có 2 thư mà tôi nghĩ có thể đem ra đây bàn thảo. Hai thư này liên quan đến những khác biệt giữa tiếng Anh kiểu Mĩ và tiếng Anh kiểu … người Anh.

1. Dấu phẩy và and

Thư thứ nhất hỏi tôi về cách sử dụng dấu phẩy (,). Bạn đọc hỏi tôi rằng anh viết “They studied history, mathematics and chemistry” thay vì “They studied history, mathematics, and chemistry”, như vậy câu nào chuẩn hơn. Tôi trả lời ngay rằng cả 2 câu đều chuẩn. Người Mĩ hay dùng dấu phẩy trước and, còn người Anh thì bỏ dấu phẩy.

Cá nhân tôi thấy tiếng Anh kiểu Mĩ thực tế hơn, đơn giản hơn, mà lại nhẹ nhàng hơn tiếng Anh kiểu Hoàng hậu (Queen’s English). Do đó, tôi quen với cách viết của Mĩ, và điều này đã gây bực bội cho vài đồng nghiệp ở Úc vì Úc theo Anh.

Bạn đọc đó cũng hỏi có nên viết History, Mathematics, Chemistry (thay vì history, mathematics, chemistry). Tôi nghĩ mấy danh từ là danh từ chung, nên không có lí do gì viết hoa mẫu tự đầu cả. Thật vậy, nhiều tập san khoa học bây giờ đòi hỏi tác giả không nên viết hoa; họ không chịu “Study Design and Methods” mà bắt buộc phải viết “Study design and methods”.

2. Story và storey

Một bạn đọc khác hỏi tôi rằng: “Báo Saigon Times Weekly (bản tiếng Anh) số ra ngày 12/9/09, ở trang 35 có dòng chữ quảng cáo:

37 Story Luxury Condominiums

Tôi nghĩ chắc họ muốn nói storey (tầng) chứ không phải story. Thầy có ý kiến gì không?”

Tôi không nghĩ họ lầm. Thật vậy, Saigon Times viết đúng – đúng theo tiếng Anh kiểu Mĩ. Trong tiếng Anh kiểu Mĩ, người ta có thể viết story để vừa chỉ tầng vừa chỉ câu chuyện, tùy theo văn cảnh. Còn tiếng Anh kiểu Anh thì phân biệt rành rọt giữa storey story.

Ở đây, tôi chỉ muốn bàn thêm 2 điểm:

Thứ nhất là chuyện số nhiều và số ít. Trong tiếng Anh, những danh từ gốc Latin như datum (dữ liệu), condominium (căn hộ), addendum (phụ chú), v.v… có số nhiều là data, condominia, addenda, v.v… Nhưng người Mĩ thì bất cần qui tắc của tiếng Anh của người Anh, nên họ viết số nhiều là condominiums.

Số nhiều của storey hay story stories. Do đó, nếu muốn nói 37 tầng thì viết đúng là 37 stories. Nhưng nếu viết 37-story (chú ý không có số nhiều) thì chữ này thành mệnh đề tính từ, và phải kèm theo sau một danh từ, chẳng hạn như “37-story building” có nghĩa là building có 37 tầng.

Quay trở lại câu quảng cáo “37 Story Luxury Condominiums”, tôi nghĩ đáng lẽ phải có dấu gạch nối thì chuẩn hơn: 37-Story Luxury Condominiums.

===

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Tiếng Anh bài 3: Song song và cân đối

Trong một câu văn, 2 hay nhiều ý tưởng có cùng đặc tính được gọi là “parallel” (song song). Để câu văn có hiệu quả tốt, chúng ta cần phải viết (hay nói) những ý tưởng song song theo công thức sau đây: danh từ đi với danh từ, vô định với vô định (infinitive), mệnh đề phụ với mệnh đề phụ, v.v…

1. Danh từ song song

They studied history, mathematics, and chemistry.

Nhưng câu sau đây thì không chuẩn: They studied about the past, mathematics, and how matter is constituted.

2. Infinitive

He learned to swim, to play tennis, and to ride a horse.

Chứ không phải: He learned to play tennis, swimming, and the art of horseback riding.

3. Mệnh đề

In her praises of the summer camp, she mentioned that the food was good, that the climate was perfect, and that the equipment was superb.

Không nên viết: In her praises of the summer camp, she mentioned that the food good, that the climate was perfect, and what superb equipment they had.

Nên: The old house was battered by the rain and bleached by the sun.

Không nên: The old house was battered by the rain and there was no color left because it was standing in the open sunlight.

3. Cố gắng viết những câu văn song song sao cho số từ tương đương nhau

Không nên: He was a good scientist, but was very poor in keeping books.

Sửa lại cho chỉnh hơn: He was a good scientist, but a poor bookkeeper.

Câu này cũng không chuẩn mấy: He believed in democracy for the upper classes, but felt that the common people should be ruled by their superiors,

và nên sửa lại như: He believed in democracy for the upper classes, but autocracy for the masses.

===

Lại bàn về ngộ nhận học vị tiến sĩ

Một bạn đọc góp ý bài viết “Những ngộ nhận về học vị tiến sĩ” của tôi, vì bạn này nghi ngờ rằng chính tôi cũng bị ngộ nhận về những gì mình phát biểu. Xin trả lời ngay rằng: tôi không bao giờ ngộ nhận những gì mình viết, vì tôi biết rất rõ mình viết cái gì. Có vài điểm tôi thấy không có gì để nói thêm hay không liên quan đến những gì tôi phát biểu, cho nên ở đây tôi chỉ phản hồi những điểm mà tôi hoặc chưa nói rõ trong bài trước, hoặc tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả:

Về nhu cầu khẳng định bản thân qua bằng tiến sĩ: “Một sinh viên giỏi, được giữ lại trường Đại học. Anh ta có nhu cầu bắt buộc phải học phải nghiên cứu để khẳng định, để có thể đứng vững trên bục giảng. Rõ ràng ở trường ĐH, ý kiến của một Tiến sĩ đưa ra những luận cứ khoa học xác đáng thì phải được tôn trọng hơn là một giảng viên, không cập nhật những kiến thức mới, không nghiên cứu khoa học.”

Ở đây có vấn đề về giả định. Không nhất thiết phải là tiến sĩ mới có những “luận cứ khoa học xác đáng”. Phương pháp khoa học và phương pháp luận đã được huấn luyện ngay từ bậc cử nhân (thậm chí trung học), chứ đâu cần gì đến tiến sĩ mới biết những phương pháp cơ bản này. Bất cứ ai, dù không có bằng cấp đại học, vẫn có thể đưa ra những ý tưởng và phương pháp đáng chú ý. Một trong những người thầy dạy tôi hay nhất là một bác sĩ chưa bao giờ học tiến sĩ, và ông cũng là một giáo sư nổi tiếng thế giới về lĩnh vực chuyển hóa chất béo. Trong thực tế, không ít trường hợp nghiên cứu sinh chính là người tự học tiến sĩ, tự tìm đề tài, tự phát triển phương pháp, tự làm thí nghiệm, chứ người hướng dẫn chỉ đóng vai trò nâng đỡ. Do đó, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ mới tự khẳng định mình. Bất cứ ai, chứ không riêng gì tiến sĩ, mới tiếp nhận được kiến thức. Do đó, cho rằng ý kiến của tiến sĩ phải được tôn trọng là cực kì sai lầm.

Về mối tương quan giữa uy tín khoa học và tiến sĩ: “ […] Ở một trường ĐH, việc một giảng viên có học vị TS là cần thiết: để hiểu biết, nắm bắt về phương pháp nghiên cứu khoa học, để có một kiến thức chuyên sâu về ngành mình giảng dạy. Vậy một người Trưởng khoa không có chuyên môn giỏi, không bảo vệ được luận văn TS, liệu có đủ uy tín trước đồng nghiệp để hướng dẫn, tổ chức cho đội ngũ giảng viên dưới quyền mình NCKH được không? Và nếu vị Trưởng khoa ấy, có sự hiểu biết về tâm lý, biết động viên nhân viên làm việc, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ cao hơn. Không nên đánh bùn sang ao. Không nên đi từ thái cực này đến thái cực khác.”

Để trở thành giảng viên đại học, nhất là trong tình hình ở Việt Nam, không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ. Ngay cả ở những nước tiên tiến như Anh, Canada, Úc, v.v… nhiều giảng viên không có bằng tiến sĩ, nhưng họ vẫn là những giảng viên giỏi. Họ giỏi là vì họ biết giảng dạy (có nhiều tiến sĩ không biết giảng dạy), cũng tham gia nghiên cứu, và cũng cập nhật hóa thông tin như bất cứ ai. Tuy nhiên, người ta khuyến khích (chứ không bắt buộc) giảng viên nên có bằng tiến sĩ, vì nó vừa là “danh chính ngôn thuận”, vừa là một cách tự nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho giảng viên. Ở Việt Nam, trong điều kiện thiếu giảng viên, việc đặt ra tiêu chuẩn tiến sĩ cho giảng viên là một yếu tố có thể dẫn đến lạm dụng học vị tiến sĩ. Trong thực tế, không ít người chạy chọt cho được một bằng tiến sĩ để hợp thức hóa chức vụ của mình. Lỗi không hẳn ở những người chạy chọt, mà chính là cơ chế làm cho họ phải chạy chọt.

Không nên đặt điều kiện cứng nhắc rằng phải có tiến sĩ mới được làm khoa trưởng, mà phải tùy thuộc vào bối cảnh và ngành học. Trong các trường y nổi tiếng trên thế giới, nhiều khoa trưởng có bằng MD (bác sĩ) chứ không có học vị tiến sĩ. Trưởng khoa không hẳn phải là người có chuyên môn giỏi, bởi vì chức vụ này có tính cách hành chính. Trong nhiều đại học phương Tây, các giáo sư không muốn làm trưởng khoa. Vì họ không muốn làm trưởng khoa, nên nhà trường bắt buộc các giáo sư, hay phó giáo sư, hay giảng viên phải luân phiên nhau làm trưởng khoa. Quan điểm cho rằng trưởng khoa phải là người có chuyên môn giỏi nhất là hết sức sai lầm.

Về cái mới trong luận án tiến sĩ: “Một trong những yêu cầu của một người bảo vệ luận văn TS là phải đưa ra một điểm khám phá mới để đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại. Vậy nếu không có tư duy tìm tòi phát hiện thì làm sao bảo vệ được luận văn TS? Nói không phải tất cả mọi phát kiến đều bắt nguồn từ Tiến sĩ là đúng, nhưng đừng nên vì những gian dối của một số cá nhân mà cho rằng phần lớn chỉ có những người không có Tiến sĩ mới có khả năng đột phá.”

Không ai nói “phần lớn chỉ có những người không có Tiến sĩ mới có khả năng đột phá.” Nói như thế là nhét chữ vào miệng người khác -- một lỗi lầm mang tính ngụy biện. Ở đây, lại có sai lầm về giả định. Một công trình nghiên cứu cấp tiến sĩ không nhất thiết phải có “khám phá mới”. Cái mới trong luận án tiến sĩ không phải chỉ là “khám phá” (vì có rất ít khám phá trên thế giới ngày nay), mà là mới về nội dung, về phương pháp, về cách diễn giải. Ở đây không phải là nơi bàn về tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ, vì tôi đã bàn về vấn đề này trong vài bài trước đây trên tạp chí Tia Sáng hay xem ở đây.

Về công bố quốc tế và khả năng ứng dụng: “Nhưng vấn đề quan trọng là, từ những phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, logic, chính xác, mang tính khoa học cao, người nghiên cứu phải vận dụng được vào nước ta để phát triển những vấn đề xã hội, kinh tế và khoa học ở nước ta. Đó mới là điều chúng ta cần suy nghĩ, cần hướng tới. Còn nếu có đăng một ngàn bài báo ở nước ngoài mà chỉ là những vấn đề của nước ngoài quan tâm, không phục vụ lại cho đất nước chúng ta, thì liệu một ngàn bài báo đó có ý nghĩa thiết thực như thế nào?”

Nhiều nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học cơ bản, chỉ để sáng tạo ra tri thức mới, chứ không nhắm đến ứng dụng trong thực tế trong tương lai gần. Nghiên cứu về insulin phải chờ đến 30 năm sau mới có ứng dụng cho lâm sàng. Không phải 1000 bài báo, mà có khi 10.000 bài báo mới dẫn đến một khám phá có khả năng ứng dụng trong thực tế. Có người viện dẫn lí do này để biện minh rằng không cần công bố quốc tế, nhưng tôi e rằng đây là một dạng ngụy biện mà nhiều người đã chỉ ra.

Không phải nghiên cứu nào cũng hướng đến “phát triển những vấn đề xã hội, kinh tế và khoa học ở nước ta”, bởi vì khoa học mang tính quốc tế. Tôi đã bàn về vấn đề này trên Tia Sáng ở đâyở đây, nên không muốn nhắc lại chi tiết ở đây. Tôi chỉ muốn nói rằng nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm hay các bệnh nhiệt đới không phải chỉ là riêng cho Việt Nam, mà còn là cho cả thế giới. Nếu chúng ta khăng khăng nhân danh “tình hình Việt Nam” để theo đuổi những đề tài mà thế giới chẳng ai quan tâm thì chúng ta tự cô lập mình.

Nói tóm lại, qua bài “góp ý”, tôi càng thấy những ngộ nhận về học vị tiến sĩ rất phổ biến ở Việt Nam. Những ngộ nhận này dẫn đến những lạm dụng học vị tiến sĩ. Ở Mĩ và các nước phương Tây, 35% tiến sĩ làm việc trong khoa học và phát triển, 40% giảng dạy đại học, 10% làm trong các cơ sở nghiên cứu tư nhân, và khoảng 15% làm về quản lí và hành chính. Còn ở nước ta, chỉ có 35% giáo sư tiến sĩ làm giảng dạy, số còn lại là quan chức hành chính. Đó là một sự “lạ đời”. Sự lạ đời này một phần bắt nguồn từ hiểu lầm về học vị tiến sĩ như là một chứng chỉ để thăng quan tiến chức trong hệ thống hành chính. Ấy thế mà trong một cuộc khảo sát về hiệu quả của bộ máy hành chính, Việt Nam đứng vào hàng các nước có hiệu quả thấp nhất, sau cả Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, và sau cả Nam Dương!

Chẳng riêng gì người Việt, dân tộc nào cũng ham học, khát khao kiến thức. Tuy nhiên, tôi nghĩ ở người Việt, ngoài tính ham học, chúng ta còn có tính ham bằng cấp, và chính tính ham bằng cấp là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng thua kém về khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Đã đến lúc chúng ta thẳng thắn nhìn nhận thói ham bằng cấp này để dần dần đưa khoa học Việt Nam hội nhập quốc tế.

NVT

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

Họa Mi

Như có lần thổ lộ, tôi là một fan của Họa Mi (tên thật là Trương Thị Mỹ). Tôi thích tiếng hát của chị từ những ngày trước 1975. Hồi đó, Họa Mi thường hát nhạc của Hoàng Thi Thơ, và bài nổi tiếng chị trình diễn (tôi vẫn còn nhớ) là bài “Đưa em xuống thuyền”. Trong số những ca sĩ nổi tiếng cùng thời như Phương Dung, Hoàng Oanh, Sơn Ca, Lệ Thu, Connie Kim, Carol Kim, v.v… tôi chỉ thích Họa Mi và Lệ Thu.

Họa Mi có chất giọng ấm áp, trong trẻo, mà tình cảm. Nghe Họa Mi trình bày ca khúc “Tóc Mây” (Phạm Thế Mỹ) thì sẽ thấy nhận xét đó đúng. Chị còn là một trong số ít ca sĩ được đào tạo có bài bản, tốt nghiệp từ trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn cũ. Sau này, tôi đọc tin trên báo mới biết là chị sang Pháp định cư. Tôi vẫn còn giữ một tape nhạc thời thập niên 1980, trong đó Họa Mi ca bài “Em đi rồi” của Lam Phương. Nghe nói bài này Lam Phương viết cho Họa Mi, nhưng chẳng biết hư thực ra sao. Hôm nay đọc tin trên báo tôi mới biết chị về Việt Nam trình diễn và phát hành album nhạc. Hôm nào về Việt Nam, tôi phải mua một CD để làm kỉ niệm mới được.

Khác với tác giả bài dưới đây “Bên cạnh Họa Mi thì một trong những ca sĩ tôi cũng rất mong trở lại mà chưa thấy, đó là Thanh Lan”, tôi thì không bao giờ nghe Thanh Lan ca (ngoại trừ bị nghe), không thích nhìn Thanh Lan trình diễn, và càng không thích nghe Thanh Lan nói chuyện. (Có lần Thanh Lan kể trong một show nhạc DVD rằng sau 1975 cô ta và Nhật Trường hát lén ở một khu ruộng ngoại thành Sài Gòn với hơn 5000 người tham dự -- vào lúc hừng sáng!). Tôi thấy Họa Mi thành thật và chân chất hơn nhiều ca sĩ khác.

Entry này chỉ để chia sẻ với sự trở lại của Họa Mi và mong rằng chị sẽ cho ra mắt nhiều tác phẩm hơn nữa vì tôi nghĩ ở Việt Nam, nhất là người miền Nam, vẫn còn nhớ một Họa Mi thưở nào.

NVT

===

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=172765&ChannelID=7
Thứ Bảy, 26/09/2009, 07:52

Họa Mi - nhan sắc một thời lại hót

"Tuyên truyền" và người Việt ở nước ngoài

Đọc bản tin TTXVN “Tăng tuyên truyền tới người Việt ở nước ngoài” tôi có cảm giác … tởm lợm. Tởm lợm vì chữ “tuyên truyền” (propaganda). Có lẽ tôi sống ở ngoài này khá lâu, mà ngoài này thì công chúng nhìn propaganda với một cái nhìn tiêu cực. Tuyên truyền là một thủ thuật cung cấp thông tin nhắm vào việc tác động đến thái độ của một cộng đồng đề nhằm phục vụ cho một chương trình nghị sự hay chiêu bài chính trị. Thủ thuật chính của tuyên truyền là sử dụng các thông điệp nặng cảm tính hơn là những thông tin mang tính lí lẽ. Khác với cách đưa tin khách quan, tuyên truyền cung cấp thông tin một cách có lựa chọn, và do đó là một cách nói dối. Do đó, nghe đến hai chữ “tuyên truyền” tôi thấy tởm.

Người Việt ở nước ngoài có nhiều thông tin hơn người Việt ở trong nước. Ngay cả những thông tin về Việt Nam, người Việt ở ngoài này cũng có nhiều hơn đồng hương trong nước. Đó là sự thật. Báo chí trong nước (nhất là thông tấn xã VN) chỉ đưa tin theo quan điểm và cái nhìn của Nhà nước, của Đảng; họ đâu có đưa tin mà người Việt quan tâm. Vài ví dụ về những thông tin mà người Việt quan tâm là: sự có mặt và hoạt động của người Trung Quốc ở Việt Nam, vụ lộn xộn ở chùa Bát Nhã, vụ bắt bớ và trấn áp phóng viên, vụ IDS, v.v… Do đó, tôi nghĩ những tuyên truyền của TTXVN vừa thừa, mà cũng vừa thiếu. Những gì họ đưa tin, bà con ở nước ngoài chẳng quan tâm (như xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo, các vị lãnh đạo thăm ai), nhưng những gì bà con quan tâm thì họ không đưa tin.

Do đó, nói “tăng tuyên truyền đến người Việt ở nước ngoài” là một cách xem thường đồng hương ngoài này, xem họ như là một đám cừu ngây thơ để tha hồ nhồi nhét thông tin một chiều. Tôi nghĩ cái sai lầm cơ bản của các quan chức trong nước là họ giả định rằng chúng tôi ở ngoài này thiếu thông tin. Xuất phát từ giả định sai, họ đi đến sai lầm trong việc làm, trong chiến lược, và làm trò cười cho người Việt ở nước ngoài.

Tôi nghĩ một cách để lấy lại lòng tin của bà con ngoài này là bỏ đi thói quen “tuyên truyền”, bỏ đi thói quen đưa tin một chiều, bỏ đi cách đưa tin cảm tính (như thương nhớ quê nhà muốn rơi nước mắt). Thay vào đó, TTXVN nên cung cấp nhiều thông tin mang tính thời sự gần gũi với cuộc sống của người dân (không phải quan chức và lãnh đạo) và thông tin phản biện các chính sách của Nhà nước, của Đảng. Không thể xích lại gần bà con ngoài này bằng giọng cao ngạo tuyên truyền được. Thật ra, tôi nghĩ vứt đi hai chữ “tuyên truyền” là động thái cần thiết nhất và thực tế nhất khi nói chuyện với người Việt ở nước ngoài.

NVT

PS. Ai muốn đọc bài "tăng tuyên truyền" thì đây là đường dẫn:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tang-tuyen-truyen-toi-nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/20099/18519.vnplus

Vaccine phòng chống HIV hiệu quả đến đâu ?

Trong 30 năm qua, kể từ ca AIDS đầu tiên được phát hiện, các nhà khoa học đã tiêu nhiều tiền và thời gian để tìm một vaccine hi vọng phòng chống HIV (HIV được xem là virus dẫn đến bệnh AIDS), nhưng hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác, kết quả đều âm tính, thất bại.

Hôm qua, một bản tin truyền đi từ Thái Lan cho biết lần đầu tiên sau 30 năm, một vaccine thử nghiệm cho thấy có thể giảm nguy cơ AIDS. Báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin rằng vaccine giảm 1/3 nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên đọc kĩ kết quả nghiên cứu này, tôi lại hiểu khác: tôi cho rằng còn quá sớm để tuyên bố vaccine có hiệu quả, và kết quả giảm 1/3 nguy cơ nhiễm HIV có thể là do yếu tố ngẫu nhiên chứ chưa chắc là vaccine có hiệu quả sinh học thật sự.

Vaccine mang kí danh “RV 144” là kết hợp hai loại vaccine được sản xuất bằng kĩ thuật di truyền. Nghiên cứu trước đây cho thấy cả hai vaccine này đều không có hiệu quả ở con người.

Công trình nghiên cứu do quân y Mĩ tài trợ và thực hiện qua sự hợp tác của các chuyên gia Thái Lan. Năm 2006, nhóm nghiên cứu tuyển 16,395 đối tượng từ cộng đồng (không phải nhóm có nguy cơ cao), tuổi từ 18 đến 30, theo các tiêu chuẩn định sẵn từ 2 tỉnh của Thái Lan. Tất cả những người này đều không bị nhiễm HIV lúc tham gia công trình nghiên cứu; họ được chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên: 8197 người được tiêm 6 liều vaccine RV144, 8198 người dùng giả dược (tức placebo). Sau 3 năm theo dõi, kết quả như sau:




Kết quả nghiên cứu vaccine RV144

• Nhóm vaccine có 51 người nhiễm HIV, tỉ lệ 0.62%(hay 6 trên 1000 người);
• Nhóm giả dược có 74 người nhiễm HIV, tỉ lệ 0.90% (9 trên 1000 người);

Như vậy con số 31% đến từ đâu? Tôi nghĩ các nhà nghiên cứu tính theo nguy cơ tương đối (relative risk), tức là lấy 0.62 chia cho 0.90 và kết quả là 0.69. Nói cách khác, xác suất nhiễm HIV trong nhóm vaccine thấp hơn nhóm giả dược 31%. Đây chính là con số mà giới báo chí được các nhà nghiên cứu cung cấp và chuyển tải đến công chúng trên thế giới.

Nhưng cách tính và cách phát biểu đó có thể gây hiểu lầm. Con số giảm 31% mà giới báo chí rầm rộ đưa tin không có nghĩa là giảm 31% ca nhiễm HIV, mà giảm 31% nguy cơ nhiễm HIV. Chú ý, ca nhiễm HIV khác với nguy cơ nhiễm HIV. Một cá nhân hoặc là nhiễm hoặc là không nhiễm HIV; do đó, con số ca nhiễm là những ca cụ thể. Nguy cơ là xác suất phản ảnh tính bất định của tình trạng nhiễm HIV, dao động từ 0 đến 1. Một cá nhân có thể có nguy cơ nhiễm cao (hay thấp), nhưng điều đó không có nghĩa là cá nhân bị nhiễm HIV.

Vậy thì chúng ta phải diễn giải kết quả trên như thế nào? Chúng ta phải quay lại với số liệu trên: nếu tính bằng nguy cơ tuyệt đối (absolute risk), vaccine chỉ giảm 0.28% (lấy 0.90% trừ cho 0.62%) mà thôi. Nói cách khác, trong 3 năm, cứ 1000 người được tiêm chủng thì vaccine giảm khoảng 3 người so với nhóm không tiêm vaccine. Đây chính là kết quả thật của công trình nghiên cứu.

Với một hiệu quả quá khiêm tốn như thế, người hoạch định chiến lược y tế cộng đồng phải đặt câu hỏi: có đáng đồng tiền bỏ ra hay không? Giả dụ 6 liều vaccine tốn 300 USD, kết quả trên có nghĩa là xã hội phải chi ra 300,000 USD chỉ để giảm 3 ca nhiễm HIV! (Nên nhớ rằng người được tiêm chủng vaccine cũng bị nhiễm HIV, chứ không phải hoàn toàn miễn nhiễm).

Câu hỏi kế tiếp là kết quả trên có phải do ngẫu nhiên hay ảnh thưởng sinh học? Khó có câu trả lời cho câu hỏi này, bởi vì ngay cả nhóm làm nghiên cứu cũng không tiên lượng được. Thật ra, công trình nghiên cứu là một chủ đề tranh cãi ngay từ lúc bắt đầu. Các nhà khoa học Mĩ, kể cả Robert Gallo (người có công khám phá HIV), kí tên trong một tuyên bố trên tập san Science cáo buộc rằng chính phủ Mĩ đã phung phí 119 triệu USD cho một thử nghiệm, vì họ cho rằng vaccine sẽ không có hiệu quả. Như tôi đề cập trên, vaccine sử dụng trong thử nghiệm này được sản xuất từ 2 vaccine (ALVAC của công ti sanofi-aventis và AIDSVAX của VaxGen), và cả hai vaccine thành tố này trước đây đều không có hiệu quả ở người, vậy thì tại sao khi 2 vaccine kết hợp nhau lại có hiệu quả? Không (hay chưa) có câu trả lời.

Trong khi chưa có câu trả lời mang tính sinh học, chúng ta phải đặt câu hỏi: có phải kết quả là do yếu tố ngẫu nhiên? Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này. Cách đơn giản nhất là ước tính trị số P, và trong trường hợp này (với các số liệu trên), P = 0.048. Nói cách khác, nếu vaccine không có hiệu quả, thì xác suất mà chúng ta có kết quả trên là khoảng 5%. Như vậy, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục để tuyên bố rằng vaccine thật sự có hiệu quả, bởi vì kết quả có thể chỉ là tình cờ. Nếu các nhà nghiên cứu lặp lại thử nghiệm, chưa chắc họ đã có kết quả trên.

Nhưng trong thực tế chắc chắn chẳng ai lại tiêu ra 119 triệu USD chỉ để lặp lại nghiên cứu trên! Do đó, một cách lí giải khác nhanh hơn là sử dụng lí thuyết Bayes. Gọi D là dữ liệu mà công trình nghiên cứu vừa thu thập được, H0 là giả thuyết vaccine không có hiệu quả, H1 là giả thuyết vaccine có hiệu quả. Chúng ta tính hai xác suất có điều kiện: P(D H0) là xác suất dữ liệu quan sát được nếu giả thuyết H0 đúng; và P(D H1) là xác suất dữ liệu quan sát được nếu giả thuyết H1 đúng. Tỉ số của 2 xác suất này được gọi là Bayes Factor (BF): BF = P(D H1) / P(D H0).

Bởi vì dữ liệu D là bằng chứng, cho nên BF chính là một đo lường bằng chứng nghiêng về giả thuyết nào. Nhìn qua công thức trên chúng ta có thể thấy: Nếu BF = 1, bằng chứng không nghiêng về một giả thuyết nào cả (hai giả thuyết có xác suất như nhau); nếu BF > 1, bằng chứng nghiêng về (yểm trợ) giả thuyết H1 hơn là H0; và nếu BF < style="font-style: italic;">BF trên 30 thì bằng chứng mới có tính thuyết phục. Trong trường hợp y tế công cộng (liên quan và ảnh hưởng đến nhiều người), BF phải trên 100.

Với những dữ liệu trên, tôi ước tính BF khoảng 2.5. Do đó, có thể nói rằng bằng chứng về hiệu quả của vaccine phòng chống HIV vẫn chưa thuyết phục. Rất có thể kết quả mà các nhà nghiên cứu công bố chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên. Con đường đi đến một vaccine phòng chống HIV vẫn còn xa.

NVT

Tiếng Anh bài 2. Sai sót trong so sánh

Khi đọc bản thảo của các nghiên cứu sinh Á châu, tôi phát hiện một sai sót rất phổ biến trong những câu văn có nội dung so sánh. Chính tôi trước đây cũng từng phạm phải những sai sót này. Trong tiếng Việt, chúng ta có thể nói “Ông A được xếp hạng cao hơn ông B”, và câu văn đó hoàn toàn đúng. Nhưng trong tiếng Anh thì câu văn đó chưa đủ. Trong tiếng Anh, khi viết về so sánh chúng ta cần để ý đến động từ đi kèm theo đối tượng được so sánh.

Câu văn so sánh thường có chủ thể (subject) và đối tượng so sánh (evaluator). Trong câu trên, ông A là chủ thể, và ông B là đối tượng so sánh.

Sai: Trang ranks Michael Jackson higher than Janet Jackson. (Trong câu này, Janet Jackson là đối tượng so sánh, và câu văn này chưa đầy đủ).

Đúng: Trang ranks Michael Jackson higher than she ranks Janet Jackson.

1. So sánh phải cụ thể

Trong tiếng Anh, nhất là tiếng Anh cho khoa học, so sánh phải cụ thể, chứ không nên chung chung. Chẳng hạn như câu sau đây:

The mountains in Vietnam are lower and greener than Cambodia

là so sánh kiểu chung chung vì chúng ta không biết so sánh với cái gì ở Cambodia (tiếng Việt ta thì ok vì có thể nói những rặng núi ở Việt Nam cao hơn và xanh hơn Cambodia nhưng trong tiếng Anh thì không được nói như thế). Câu này nên được sửa lại là:

The mountains in Vietnam are lower and greener than the mountains in Cambodia

Hay “văn hoa” hơn một chút bằng sách sử dụng those:

The mountains in Vietnam are lower and greener than those in Cambodia

2. Có thể bỏ as trong so sánh kép

Cả hai as than thường được sử dụng trong các câu văn so sánh:

In vietnam, the spread of infectious diseases is as ferocious as, if not more ferocious than, in Europe

Cấu trúc câu này khá “nặng nề” (nhưng không sai). Chúng ta có thể bỏ as mà câu văn vẫn đúng (chú ý cách dùng dấu phẩy):

In vietnam, the spread of infectious diseases is as ferocious, if not more ferocious, than in Europe

Nhưng thật ra, câu trên, theo tôi có thể viết gọn gàng hơn:

In vietnam, the spread of infectious diseases is at least as ferocious as in Europe

3. Comparative và superlative

Qui luật là thế này: câu văn so sánh (comparative) bao gồm 2 đối tượng, còn cấp so sánh (superlative) thì có nhiều đối tượng. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, chúng ta có thể nói

She was the tallest of the twins

thì chấp nhận được, nhưng trong văn viết thì câu đó chưa chỉnh. Phải viết:

She was the taller of the twins

hay tương tự:

I am the oldest of three brothers (chứ không phải I am the older of three brothers).

4. Lạm dụng other

Câu văn so sánh dưới hình thức tính từ thường có một đối tượng được lấy làm chủ thể để so sánh với các đối tượng khác trong nhóm. Có thể sử dụng other trong câu văn viết, nhưng coi chừng sai! Hãy xem ví dụ sau đây:

Ho Chi Minh City is larger than any city in Vietnam
(Câu này có thể hiểu là thành phố Hồ Chí Minh không thuộc nước Việt Nam!)

Nên sửa lại cho rõ ràng hơn:

Ho Chi Minh City is larger than any other city in Vietnam

Câu sau đây có thể khó hiểu:

Hoang is older than any boy in the class
(Hoang là nam hay nữ?)

Sửa lại:

Hoang is older than any other boy in the class

Nhưng câu văn sau đây thì thể hiện sự lạm dùng other:

Hoang is the oldest of all the other boys in the class.
(All ở đây bao gồm Hoang; other thì lại loại bỏ Hoang!)

Do đó, cần sửa lại như sau (bỏ other):

Hoang is the oldest of all the boys in the class.

===

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Công lí khác thường

Thế là ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận án 3 năm tù giam vì tội ““Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Chắc chắc kết quả xét xử này sẽ để lại nhiều “dư âm” trong công chúng, với nhiều lời bàn ra tán vào. Tôi đoán rằng các bác lái xe ôm, các chị buôn bán lẽ đọc xong bản tin ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận án 3 năm tù thế nào cũng nói: “nhẹ vậy sao”?

Thật ra, khó mà nói mức phạt như thế là nhẹ hay nặng. Một cách để so sánh là chúng ta thử nhìn sang bên Nhật xem họ (tòa án) xử những người đưa tiền hối lộ ra sao. Theo tin vào cuối tháng 2/2009, Tòa án Tokyo phạt 3 cựu giám đốc công ti PCI (Pacific Consultants International) người thì 2 năm tù giam + 3 năm án treo, người thì 20 tháng tù giam + 3 năm án treo, và người thì 18 tháng tù giam + 3 năm án treo.

So sánh trên cho thấy mức độ phạt trong vụ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ (người nhận tiền) là tương đối nhẹ so với phía Nhật (người cho tiền), nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang hô hào chống tham nhũng. Tòa án VN nói rằng ông Sỹ có "nhân thân tốt". Tôi không rõ "nhân thân" ở đây là gì, có thể là thành tích trong quá khứ và lí lịch tốt chăng? Nhưng tại sao có yếu tố "nhân thân" để quyết định mức phạt? Có lẽ tòa án nhầm lẫn giữa tình và lí chăng? Tôi thấy ở ngoài này, cho dù là cựu bộ trưởng có tài đi nữa, mà phạm tội hối lộ thì tòa vẫn xử theo bằng chứng và mức độ hối lộ chứ không xét thành tích quá khứ của ông ấy. Đúng là VN mình vẫn còn nhập nhằng giữa tình và lí.

Một điều đáng chú ý là phiên tòa ở Tokyo diễn ra cả tuần, còn phiên tòa TPHCM thì không đến 1 ngày! Tôi ở Úc mấy chục năm nay, chưa bao giờ thấy một phiên tòa về tham nhũng nào mà được xử nhanh như thế. Vụ xử cảnh sát New South Wales ăn hối lộ cũng kéo dài cả tháng trời và thời gian điều tra thì hơn 1 năm. Ngay cả một phiên tòa xử ông cựu chánh án say xỉn lái xe đụng vào xe khác cũng kéo dài vài tuần. Ấy thế mà ở nước ta, một vụ án được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi lại diễn ra chỉ vài giờ đồng hồ! Công lí Việt Nam thật là độc đáo!

Tuy nhiên, có thể cách xử xét ở nước ta khác với nước ngoài, bởi vì vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ do đích thân “Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo”. Không biết có ai chỉ đạo vụ xét xử? Tín hiệu từ báo chí thì có đấy (xem bài dưới đây trên blog Everywhereland). Như vậy thì sự minh bạch và công minh của tòa án Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lơ lửng.

NVT

TB. Blog của Everywhereland có vài thông tin rất thú vị như sau:

http://everywhereland.blogspot.com/2009/09/tuong-si-tuong.html

Tướng Sĩ Tượng


Tòa án TP HCM đuổi người dự phiên xử, trong đó có cả các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, ra ngoài với lý do “không làm ảnh hưởng đến Hội đồng xét xử”. Nhưng cũng chính chủ tọa phiên tòa lại thừa nhận rằng trước khi xử ông ta đã “đã nhận được rất nhiều đơn từ, công văn của các ban ngành, tập thể "tha thiết" đề nghị tòa công minh xem xét giữa công và tội, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.” Và một phần nhờ đó mà án phạt ông Sĩ chỉ còn là 3 năm tù giam, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt 10-20 năm tù giam theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.

Thật buồn cười. Ông Tòa đuổi người dự xử một phiên tòa công khai vì sợ ảnh hưởng tới Hội đồng xét xử. Nhưng ông lại gián tiếp thừa nhận rằng Hội đồng xét xử đã chịu ảnh hưởng của những “công văn của các ban ngành, tập thể” (?)… đề nghị tòa “giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo”. Đó là điều buồn cười thứ nhất.

Cơ quan tư pháp không độc lập, xét xử căn cứ vào tội trạng và bằng chứng mà lại thừa nhận ảnh hưởng của các ban ngành, tập thể trong quyết định xét xử. Đó là điều buồn cười thứ hai.

Bị cáo Sĩ bị phía Nhật cáo buộc là nhận 820.000 USD tiền hối lộ nhưng như những gì báo chí tường thuật về phiên tòa thì sự việc này không hề được Viện kiểm sát nhắc đến. Từ vụ án 820.000 USD xuống còn vụ án 52 triệu VND (là số tiền ông Sĩ nhận từ những người thuê nhà hữu hảo). Đó là điều buồn cười thứ ba.

Phiên tòa “gửi giấy triệu tập tới 87 người có liên quan trong vụ án nhưng chỉ có hơn chục người có mặt”. Và việc vắng mặt tới 60-70 người liên quan đó cũng chẳng hề ảnh hưởng gì tới việc xét xử chóng vánh trong 2 ngày của phiên tòa. Đó là điều buồn cười thứ tư.

Một vụ án được đích thân “Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo”, với sự tham gia hợp tác của cơ quant ư pháp hai nước mà hậu quả của nó khiến Nhật Bản tạm ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam mà cuối cùng thành ra một thứ đầu voi đuôi chuột, liên quan vỏn vẹn tới số tiền hơn 1 tỷ đồng cho thuê nhà sai nguyên tắc. Đó là điều buồn cười thứ năm.

Bị cáo Sĩ chắc hẳn sẽ chỉ phải ngồi tù chừng 1 năm, rồi sẽ được “đặc xá” sớm còn kịp đi ăn cưới con gái (bị hoãn do vụ án). Cũng là sui gia nhưng sui gia Tổng thống Indonesia thật xui xẻo, đường đường là sui gia Tổng thống đương nhiệm mà bị bốn năm rưỡi tù vì tội “tham nhũng”. Đúng là một quốc gia không có tình. Ở Việt Nam “đất nước tình yêu” chúng ta thì chỉ là sui gia (dù chưa chính thức) của ai đó thì tòa án đã có thể nhận được rất nhiều đơn từ, công văn (sao không thấy ông Tòa nhắc tới thư tay hay điện thoại) xin giảm tội rồi. Và theo đó mức án cũng giảm chóng mặt, từ 10-20 năm tù (khung hình phạt) xuống còn 5-6 năm tù (đề nghị của VKS) xuống nữa còn 3 năm tù (án tuyên) và chắc sẽ xuống nữa còn…xxx (đặc xá).

Giá các lô-cốt đang gây tắc nghẽn, kẹt xe, lãng phí không biết bao nhiêu của cải, tài nguyên ở TP HCM cũng giảm đi với cùng tốc độ!.

Tiếng Anh bài 1. Sử dụng giới tự

Như đã hứa ngày hôm qua, hôm nay ngày cuối tuần tôi viết bài đầu tiên về tiếng Anh. Bài này liên quan đến việc sử dụng giới từ và liên từ. Có lẽ hơi sơ đẳng, nhưng tôi lại nghĩ cần phải bắt đầu bằng những kiến thức sơ đẳng.

Giới từ (preposition) và liên từ (subordinating conjunction) giông giống nhau và có khi khó phân biệt, nhưng có một mẹo dễ phân biệt chúng: đó là nhìn vào từ theo sau chúng.

1. Giới từ thường theo sau bằng một danh tự (nominal):

Because of the bad weather. (Danh từ weather là đối tượng của giới từ because of).

Before leaving home. (Đây là mệnh đề gerund: leaving home là đối tượng của giới từ before).

After what we had done. (Mệnh đề danh từ [noun clause] what we had done là đối tượng của giới từ after).

2. Liên từ thì theo sau bằng một cấu trúc chủ ngữ - động từ mà không có một mối liên hệ nào khác dính dáng vào.

Because of the weather was bad. (Because là liên từ có chức năng giới thiệu một mệnh đề phụ).

Before we left home. (Before là liên từ giới thiệu một mệnh đề phụ).

Before, after, since, as, until có thể có chức năng vừa là giới từ vừa là liên từ, tùy vào cái gì theo sau chúng: Since this morning; since you went away.


3. If, when, while, although và một số liên từ khác có thể có cấu trúc chủ ngữ - động từ bị hoán chuyển để có chức năng như là một mệnh đề giới từ.

When you were mopping the floor
When mopping the floor

If it is at all possible
If at all possible

Although he was very upset
Although very upset

Trong các câu trên “when mopping the floor”, “if at all possible”“although very upset” là những mệnh đề giới từ, và đều đúng văn phạm.

4. Liên từ nối hai câu văn thường là and, but, or, nor, for, yet. Những liên từ này có thể nối 2 từ, 2 câu văn, thậm chí giới thiệu một câu văn mới:

He said he would do it. And he did.

She had not planned to attend the meeting. Yet she did.

5. Nối kết câu văn. Khi hai câu văn độc lập nhau, nên sử dụng dấu chấm phẩy. Khi hai câu văn có liên quan nhau, dùng dấu chấm câu:

We watched his folly develop; in fact, we nurtured it.

Thanh was a fantastically successful scientist. However, he did not emerge from his great career a rich man.

Nhưng dấu phẩy cũng thỉnh thoảng được sử dụng:

She was not pleased by his technique. She was delighted, however, by his self-control.

===

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Lại United Airlines

Trong chuyến đi công tác bên Mĩ vừa qua tôi lại chọn United Airlines làm phương tiện đi lại. Nói chính xác hơn là tôi khó có lựa chọn nào khác, bởi vì tôi là khách hàng thường xuyên của UA, và họ có những chuyến bay nối tiếp (connecting flights) nội địa tốt hơn các hãng ngoài Mĩ khác. Chuyến bay để lại nhiều kỉ niệm vui buồn lẫn lộn, và tôi muốn ghi lại đây vài kinh nghiệm cá nhân để các bạn lấy làm bài học cho tương lai khi đụng chạm với hãng hàng không khổng lồ này.

Mới vào check-in thì đã suýt bị móc túi. Số là United Airlines mới có một hạng mới mà họ gọi là Economy Plus, với chỗ ngồi rộng hơn và khoản để chân cũng tốt hơn so với hạng Economy phổ thông. Người làm check-in dụ tôi nâng cấp hạng ghế vì cô ta nói tôi là người có “social status”, nhưng cô ta không quên kèm theo cái giá 175 đôla! Tôi nói sao có chuyện đó, tôi là frequent flyer của UA, đáng lẽ mấy người phải ưu tiên nâng cấp cho tôi chứ, sao lại đòi tiền. Cô ta xin lỗi rồi kiểm tra lại thì thấy số frequent flyer của tôi, và cười tươi nói ok, không tốn tiền gì cả. Và, thế là tôi được thoải mái đôi chút trong chuyến bay 14 giờ đồng hồ này.

Khác với các hãng hàng không khác, hành khách đi Mĩ phải trải qua một khâu kiểm tra hành lí trước khi lên máy bay, nhân danh ... an toàn. (Thủ tục này thì có lẽ Úc cũng bắt chước – cái gì Úc cũng bắt chước Mĩ – khi họ bày ra thủ tục kiểm tra hành lí khi lên máy bay đi Úc ở Phi trường Tân Sơn Nhất). Họ thuê một công ti an ninh tư nhân để làm việc kiểm tra hành lí, với qui ước là tất cả những gì nhọn, bén, hay nước đều phải cho vào ... thùng rác. Nhìn thấy các vị hành khách nữ đem theo đồ trang điểm, làm đẹp bị cho vào thùng rác tôi thấy tội nghiệp cho họ làm sao! Sau khâu kiểm tra hành lí, họ lùa khách vào một khu trước khi lên máy bay. Khi vào khu này, hành khách cũng có thể ra ngoài nếu có nhu cầu cá nhân, nhưng khi vào lại thì phải trình giấy ”boarding pass” cho nhân viên bảo vệ. Thật là nhiêu khê!

Chuyến bay UA870 từ Sydney đi San Francisco gặp trở ngại ngay từ đầu. Theo chương trình thì máy bay cất cánh vào lúc 2:45 pm. Thế nhưng khi chúng tôi lên máy bay cả 1 giờ đồng hồ mà máy bay chẳng thấy nhúc nhích gì. Cũng chẳng có ai thông báo gì. Đây là một điều rất lạ! Tuy nhiên, sau đó thì có tiếp viên đi đến từng khoan hành khách thông báo cho biết hệ thống liên lạc (communication system) của máy bay có trục trặc, nên cơ trưởng không thể nào nói chuyện được với hành khách. Vậy bao giờ thì sự cố kĩ thuật này sẽ được khắc phục? Trả lời: không biết, các kĩ sư đang làm việc.

Chờ khoảng 30 phút nữa cũng chẳng thấy động tịnh gì, và thế là họ quyết định cho hành khách ra khỏi máy bay. Thử tưởng tượng với cả 400 hành khách lũ lượt kéo nhau ra khỏi máy bay tốn nhiều thời gian. Ra đến khu chờ boarding chưa đầy 10 phút thì lại có tin là lên máy bay lại, vì kĩ sư đã sửa chữa xong hệ thống liên lạc. Lại lũ lượt kéo nhau lên máy bay. Mãi đến 5 giờ chiều máy bay mới cất cánh. Cơ trưởng và tiếp viên liên tục xin lỗi. Tôi đếm từ lúc cất cánh đến lúc máy bay hạ cánh xuống sân bay San Francisco, họ xin lỗi 8 lần. Lần nào cũng nói ”chúng tôi thành thật xin lỗi về sự cố vừa qua đã gây bất tiện cho quí khách, và chúng tôi cám ơn quí khách đã kiên nhẫn chờ đợi”.

Máy bay mà hãng United Airlines sử dụng là “con chim sắt” Boeing 747-400 già lắm rồi. Tôi nghĩ mình đã đi với con chim sắt này chắc cả hơn 20 lần trong quá khứ. Do đó, tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy sự lão hóa của con chim sắt này bắt đầu có triệu chứng. Lần sau chắc tôi sẽ không dám bay với hãng UA nữa, nếu họ vẫn sử dụng máy bay này.

Tôi đến San Francisco trễ 2 giờ đồng hồ, và các chuyến bay tiếp nối cũng chịu ảnh hưởng. Đáng lẽ tôi đến SF vào lúc 11:11 am và sẽ bay tiếp vào lúc 12:40 pm, nhưng mãi đến 1 giờ chiều tôi mới đến SF. Qua thủ tục hải quan tuy nhanh chóng, nhưng phải xếp hàng chờ qua check-in nội địa là cả một sự ngao ngán. Họ có hệ thống triage điện tử, mà theo đó, nhân viên UA quét cái máy vào hành lí hành khách, và máy tự động tính toán thời gian cần thiết để chuyển sang chuyến bay kế tiếp. Nếu thời gian ngắn, hành khách đó được ưu tiên check-in sớm; nếu như trường hợp của tôi (tức đã trễ chuyến bay) thì họ cho ... chờ mệt nghỉ. Dù bị cho chờ mệt nghỉ, nhưng tôi phải khâm phục cách làm việc rất hữu hiệu của họ, nhất là cái máy điện tử nhỏ mà nhân viên cầm trên tay để quyết định ai được đi sớm hay trễ.

Chờ một hồi cũng hơn 20 phút tôi bắt đầu mất kiên nhẫn. Tôi đến phàn nàn với anh nhân viên triage là tôi đã trễ chuyến bay mà mấy ông lại cho chờ tiếp kiểu này, tôi không hài lòng chút nào cả. Anh nhân viên rất lịch sự, miệng thì nói xin lỗi rối rít, nhưng anh ta vẫn nói tôi phải chờ. Chờ bao lâu nữa? Khoảng 30 phút nữa. Rồi tôi trễ chuyến bay anh tính sao, tôi lớn tiếng hỏi. Anh ta nói bảo đảm không trễ chuyến bay, rồi lại xin lỗi. Tôi không buông tha và cằn nhằn là mấy ông làm việc kiểu này là một cách gây khó khăn cho hành khách, vấn đề của mấy ông mà chúng tôi phải lãnh đủ. Mấy người hành khách đứng chờ nhìn tôi với ánh mắt ủng hộ, có người còn nói vào: yes, ông ấy nói chính xác quá. Vẫn xin lỗi và ”vũ như cẩn”!

Sau 1 tuần phó hội, tôi đi Dallas/Fort Worth Texas thăm bà con. Tưởng là chuyến bay nội địa thì mình chỉ cần đến trước 1 giờ thì thủ tục sẽ nhanh chóng xong xuôi. Tôi đến trước 90 phút thì đã ngao ngán thấy một dòng người rồng rắn xếp hạng chờ check-in. Tôi hoảng quá, chạy đi hỏi để được check-in sớm vì kiểu này thì lại trễ chuyến bay. Thế nhưng nhân viên UA quả quyết là kịp giờ. Đến lượt mình check-in (bây giờ thì hành khách tự check-in bằng máy), thì cái máy lạnh lùng bảo không kịp giờ, nên nói chuyện với nhân viên check-in! Họ lại dẫn tôi sang một quầy khác, và lại xếp hàng chờ đợi. Đến lượt mình trình bày thì đã trễ giờ bay, và không còn cách nào khác là phải bay chuyến sau. Thế nhưng UA ra 2 điều kiện: thứ nhất tôi đi theo kiểu stand-by (tức nếu có ghế thì tôi được đi) và họ không lấy thêm tiền; thứ hai tôi đi theo dạng confirmed (tức là chắc chắc có ghế) nhưng phải trả thêm tiền, hình như là 100 USD. Tôi sợ người nhà chờ đợi ở phi trường nên đành cắn răng tốn 100 USD. Nhưng tôi xem đây là một cách làm tiền trắng trợn của UA, bởi vì lỗi là ở họ. Tuy nhiên, họ làm việc như là cái máy, nói gì thì họ vẫn chỉ xin lỗi nhưng không thay đổi quyết định.

United Airlines là hãng hàng không có lẽ lớn nhất (hay một trong những hãng lớn nhất) thế giới. Nhưng lớn không có nghĩa là tốt. Máy bay cũ kĩ. Ghế, ngay cả hạng business, thì hẹp. Thức ăn quá tồi. Chương trình giải trí tàm tạm. Ngày nay, có lẽ do chi phí bay càng ngày càng tăng và cạnh tranh giữa các hãng máy bay, các chuyến bay nội địa là những chuyến bay để họ tăng thu nhập. Chẳng hạn như một lon bia hay một bữa ăn (ngày xưa thì hoàn toàn miễn phí) nhưng nay thì mỗi thực phẩm đó được bán với giá 6 USD! Tuy nhiên, cung cách của tiếp viên United thì không chê được. Dù tiếp viên thường là những người “luống tuổi”, nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ hành khách, và cực kì tốt với khách. Theo tôi, điểm phục vụ của United chỉ 4/10.

Thật vậy, nếu so với các hãng khác ở Á châu như Singapore Airlines, Thai Airways, hay Cathay Pacific, thì United kém xa, nhất là khâu phục vụ. Theo đánh giá của SkyTrax thì các hãng Á châu vừa kể có hạng 5 sao, còn United thì chỉ 3 sao.

Thế còn Vietnam Airlines? Theo SkyTrax thì 3 sao. Tuy nhiên, tôi xếp Vietnam Airlines 2 sao, thấp hơn hạng United 1 sao. Tuy cung cách phục vụ của tiếp viên VNA và chương trình giải trí kém xa United, nhưng bù lại thì máy bay của VNA mới và thức ăn thì không đến nỗi tệ. Dù là mấy sao đi nữa, nếu có dịp bay từ Sydney sang Mĩ và nếu có sự hiện diện của VNA, tôi vẫn chọn “gà nhà” như là một động thái ủng hộ phe ta. Có thể bây giờ họ (VNA) chưa tốt mấy nhưng về lâu về dài họ sẽ có cải tiến. Tôi hi vọng vậy.

NVT