Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Vai trò của ánh sáng trong phong thủy

Ánh sáng và phong thủy luôn gắn liền với nhau bởi không có gì nâng cao sinh khí tốt hơn năng lượng Hỏa và đèn chiếu sáng đại diện cho đều đó.
Bất cứ khi nào bạn sử dụng đèn chiếu sáng, bạn đã kích hoạt khu vực đó với khí dương. Tất cả những điều bạn cần biết là cách xác định khu vực cần tăng cường và cách chiếu sáng thích hợp với mục đích sử dụng. Sau đây là sáu bí quyết đơn giản để xử lý ánh sáng trong nhà và tạo nên dòng khí tốt lành.

1. Xác định khu vực cần nâng cao sinh khí

Phong thủy phần lớn dựa trên Bát Quái và tám hướng trong Bát Quái. Có bốn hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc) và bốn hướng thứ cấp (Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc). Mỗi hướng đại diện cho một khát vọng khác nhau trong cuộc sống. Bằng cách kích hoạt một hướng cụ thể trong nhà với ánh sáng mạnh, thực tế là bạn đang mở ra sự may mắn mà hướng đó mang lại.
Hướng Bắc đại diện cho sự nghiệp may mắn. Hướng Nam đem đến danh tiếng và sự công nhận. Hướng Đông mang lại sức khỏe cường tráng. Hướng Tây đại diện cho con cháu sum vầy. Đông Bắc dành cho giáo dục. Tây Bắc đại diện cho việc kết giao bằng hữu và người cố vấn thông thái. Đông Nam mang đến sự giàu sang phú quý. Và phía Tây Nam dành cho tình ái. Bởi vậy, nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu, hãy đặt đèn sáng tại khu vực phía Tây Nam trong nhà ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội lãng mạn và thu hút bạn tâm giao đến với cuộc đời bạn.

2. Làm việc với màu sắc

Khi tìm thấy khu vực cần tăng cường năng lượng, bạn cần biết sử dụng loại ánh sáng thích hợp. Loại đèn truyền thống nhất là không màu hoặc ánh sáng trắng. Đó là hiện thân của toàn bộ quang phổ màu sắc dồn làm một, tổng hợp năng lượng của ngũ hành. Tuy nhiên, nếu muốn thiết kế giàu tưởng tượng hơn hoặc muốn tập trung vào sự kích hoạt, bạn nên chọn một màu sắc hài hòa với năng lượng trong khu vực
Các nguồn năng lượng đặc trưng bởi ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hỏa luôn là màu đỏ và có liên hệ với hướng Nam. Màu vàng đại diện cho hành Thổ và gắn liền với hướng Tây Nam, Đông Bắc và trung tâm. Kim màu trắng, liên kết với hướng Tây và Tây Bắc. Thủy màu xanh dương và có liên hệ với hướng Bắc. Màu xanh lá đặc trưng cho hành Mộc, liên kết với hướng Đông và Đông Nam.

3. Ánh sáng cứng và mềm

Ngoài ra còn có ánh sáng cứng và mềm. Nói chung, ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng huỳnh quanh được coi là cứng, trong khi ánh sáng gián tiếp và ánh sáng vàng có tính mềm. Ánh sáng cứng phù hợp với văn phòng hay góc làm việc, học tập trong nhà. Hành lang, cầu thang và cổng vòm cũng tốt nhất khi được chiếu sáng mạnh. Tuy nhiên, với các khu vực phòng ngủ và phần còn lại của ngôi nhà, sử dụng đèn quá sáng sẽ tạo nên quá nhiều năng lượng khắc nghiệt, khó có thể thư giãn.
Khi chọn ánh sáng cho ngôi nhà, điều quan trọng là sự phân biệt giữa hai hiệu ứng ánh sáng khác nhau có thể mang lại cảm nhận khác biệt cho cùng một không gian. Nếu bạn đang kích hoạt một góc trong phòng, tốt nhất nên sử dụng ánh sáng mềm với chụp đèn hoặc đèn dung nham. Đèn sáng mạnh chỉ dành cho các khu vực sinh hoạt chung, hoặc để mở rộng không gian như hành lang hẹp.

4. Vật khí và biểu tượng

Có nhiều biểu tượng và vật khí có thể làm yếu tố hỗ trợ phong thủy. Khi kết hợp với đèn chiếu sáng, vật phẩm phong thủy sau đó tỏa ra nhiều sinh khí và năng lượng hơn để thu hút may mắn tới cuộc sống của bạn. Có những vật khí mang tính bí truyền như Tỳ Hưu, Long Quy và Thiềm Thừ hay thông dụng hơn như biểu tượng chim, ngựa, voi và pha lê.
Danh sách các vật khí với ý nghĩa phong thủy thực sự khá dài nhưng bạn chỉ cần lưu ý tránh các tác phầm điêu khắc sắc nhọn, hay các bức họa có hình động vật hoang dã dữ dằn. Nhưng cũng không nên vì thế mà mất đi sự tự do sáng tạo và kết hợp các vật phẩm phong thủy cùng với đèn chiếu sáng.

5. Điều tiết ánh sáng

Sử dụng đèn chiếu sáng thông minh là một cách tốt để cải thiện phong thủy, vậy nên bạn cần điều tiết ánh sáng trong ngôi nhà. Những khu vực không cần tới ánh sáng quá chói bao gồm phòng vệ sinh, phòng tắm, kho chứa đồ và nhà bếp. Khi không sử dụng, bạn nên đóng cửa lại để tránh vận khí không tốt. Bạn không nên làm cho các khu vực này nổi bật hơn so với khu vực phòng khách, phòng ăn hay phòng sinh hoạt gia đình.

6. Thay đổi hàng năm

Phong thủy cũng theo quy luật tuần hoàn của thời gian. Hàng năm, bạn cần biết khu vực nào là căn nguyên phiền nào để tránh việc tăng cường năng lượng. Năm 2005, sao Ngũ Hoàng, mang đến nhiều tai họa, đã bay về Tây Bắc. Vì vậy, bạn nên tránh đặt đèn sáng cường độ lớn ở phía Tây Bắc trong nhà. Một cách khác để kiểm soát Ngũ Hoàng là đặt cột đèn đá phong thủy ở khu vực này.
Tai ương khác cần tránh là các ngôi sao xấu mang đến bệnh tật ở phía Đông trong năm nay, cũng được đánh thức bởi ánh sáng. Mối lo này cũng được giải quyết bởi tiếng kim loại kêu vang – tăng cường năng lượng hành Kim, nhưng bạn cũng nên tránh ánh sáng chói ở khu vực này, để bảo vệ gia đình khỏi ngã bệnh.
Bích Ngọc

Hướng dẫn làm Blogspot

Phần 1.Đăng Ký

Mọi kiến thức về blogspot không có gì quá cao siêu, chỉ cần bạn biết sử dụng hoặc biết qua về ngôn ngữ HTML một chút là được. Nếu bạn có yêu cầu hoặc thắc mắc về blogspot muốn trao đổi, hãy gửi email đến tôi hoặc viết vào phần nhận xét sau mỗi bài viết để cùng thảo luận.Sau đây tôi xin hướng dẫn các bạn cách tạo blogspot.

1. Khởi đầu. Blogspot là tên gọi của dịch vụ Blog của Google tại địa chỉ https://www.blogger.com/. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí và hiện nay đã hỗ trợ Tiếng Việt nên quá trình sử dụng cũng không gặp nhiều trở ngại. Để sử dụng dịch vụ blogspot, bạn đăng kí một tài khoản Google mới hoặc có thể sử dụng tài khoản GMail cũ của bạn. Một lời khuyên là bạn nên dùng một tài khoản Google chung cho tất cả các dịch vụ khác nhau của Google như: GMail, Blog, Google Analytics, Google Adsense,... để có thể quản lý một cách dễ dàng và có tính tương thích cao. Lần đầu tiên để đăng nhập vào blogspot, bạn truy cập địa chỉ: https://www.blogger.com/, điền vào tên truy nhập, mật khẩu và đăng nhập. Bạn sẽ trải qua 3 bước:
  • Đăng kí blogger.
  • Đặt tên cho blog.
  • Chọn mẫu (template).
Ở đây bạn lưu ý đến 2 vấn đề: đặt tên cho blog và chọn mẫu. Việc đặt tên có ý nghĩa quan trọng, tuỳ theo chủ đề nội dung bạn sẽ viết trong blog mà bạn sẽ đặt một cái tên cho phù hợp và về lâu về dài thì đó có thể coi đó là một thương hiệu của riêng bạn. Bạn hãy chọn một tiêu đề và một địa chỉ URL thích hợp cho blog của bạn. Về việc chọn mẫu cho blog: Google chỉ cung cấp sẵn cho bạn một số mẫu blog nhất định, do đó nếu bạn chọn những mẫu này thì có khả năng blog của bạn không nổi bật vì nó sẽ giống với nhiều blog khác và có thể nói là tính chuyên nghiệp không cao. Trong một blog thì nội dung là quan trọng nhất song hình thức của blog cũng quan trọng không kém bởi đó là bộ mặt của blog. Trước mắt, bạn hãy chọn một mẫu cho blog. Sau này bạn có thể thay đổi mẫu cho blog bất kỳ lúc nào, và quan trọng hơn là bạn tự thiết kế hoặc tìm một mẫu khác theo ý bạn, thể hiện cá tính riêng cũng như phù hợp với nội dung của blog. Sẽ có một bài viết riêng về vấn đề mẫu cho blog (thiết kế, tìm, thay mẫu, ...), bạn hãy nhớ đón xem. Đến đây, coi như bạn đã hoàn thành khâu tạo một blog và có thể đăng tải bài viết. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên từ từ, hãy đọc hết các bài viết trong loạt bài viết Hướng dẫn tạo Blogspot này. Sau đó bạn bắt đầu cũng chưa muộn. Những lần sau, để đăng nhập vào bảng điều khiển, bạn hãy truy cập địa chỉ http://www.blogger.com/home, bạn cũng nên thêm địa chỉ này vào favorites để tiện cho những lần đăng nhập sau.

Phần 2.Cài Đặt Blog
Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt blog.


Sau khi khởi tạo xong Blog, việc thứ hai mà bạn nên làm là cài đặt các thiết lập cho blog. Bài viết thứ hai này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt các thiết lập này. Có một chú ý đó là trong các bài hướng dẫn đều sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt làm mặc định, đôi khi trong một vài trường hợp có thể sẽ dùng từ tiếng Anh nhưng chủ trương của tôi là: người VN thì cố gắng dùng tiếng Việt, hạn chế được việc sử dụng Tiếng Anh phần nào tốt phần đấy, mặc dù có thể tiếng Anh dùng sẽ hay hơn (ví dụ như từ mẫu (khuôn mẫu) và Template thì rõ ràng là Template hay hơn rồi).
Trước tiên bạn đăng nhập vào bảng điều khiển của blog. Một lời khuyên là bạn nên sử dụng trình duyệt Firefox hoặc IE7 để có thể hiển thị tiếng Việt tốt nhất.

Bảng điều khiển
Bảng điều khiển là nơi quản lý (các) blog của bạn. Tại đây bạn có thể tạo thêm blog mới (Google không hạn chế số blog có trong một tài khoản, tức là bạn có thể tạo vô số các blog một cách không hạn chế chỉ với một tài khoản Google. Tuy nhiên bạn nên tập trung vào một blog mà thôi, có như thế mới nâng cao chất lượng được bài viết về chủ đề mà mình quan tâm, tránh việc lập nhiều blog nhưng không kham nổi.), đăng bài mới, quản lý bài đăng (xoá, chỉnh sửa bài đã đăng), cài đặt và mẫu.

Để cài đặt các thiết lập cho blog, bạn hãy bấm chọn Cài đặt. Trong trang cài đặt, bao gồm các thiết lập về định dạng, lưu trữ, nhận xét,... được bố trí dưới dạng thẻ (xem hình dưới).

Về cơ bản mà nói, ở mỗi thẻ, mỗi mục đều có hướng dẫn bằng Tiếng Việt (để hiển thị tốt những hướng dẫn bằng tiếng Việt này, bạn nên sử dụng IE7 hoặc Firefox), nên việc thay đổi các thiệt lập này cũng không quá khó. Tuy nhiên có một vài chỗ, việc giải thích, hướng dẫn còn chưa rõ ràng (nguyên nhân do việc chuyển ngữ từ tiếng Anh sang Tiếng Việt, tuy nhiên những thiết lập này không quan trọng lắm) cho nên nếu bạn không biết hoặc không chắc về một thiết lập nào đó thì bạn đừng sửa đổi, hãy cứ giữ nguyên mặc định thiết lập đó. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt các thiết lập cơ bản và chủ yếu nhất:
1. Thẻ Cơ bản:
- Tiêu đề: Tiêu đề của blog, tiêu đề này phải làm nổi bật blog, nó giống như một câu slogan vậy.
- Mô tả: Mô tả về blog của bạn, chủ đề của blog, blog viết về cái gì,... Mô tả phải ngắn gọn, súc tích, liên quan đến nội dung của blog.
- Bổ sung Blog của bạn vào danh sách của chúng tôi?: chọn .
Phần Cài đặt chung, tại mục Hiển thị nút chuyển chữ cho bài đăng của bạn?: chọn Không.
2. Thẻ Đang công bố:
Đây là nơi để bạn thiết lập việc chuyển blog của bạn sang một host và tên miền của riêng bạn. Khi bạn đăng kí và khởi tạo blog tại blogspot, Google cung cấp cho bạn một tên miền miễn phí dạng http://abcxyz.blogspot.com, và đồng thời lưu trữ toàn bộ blog của bạn trên máy chủ của Google. Như vậy bạn không hề tốn một đồng phí nào để duy trì blog mà dung lượng lưu trữ thì...không giới hạn. Tuy nhiên nếu muốn thì bạn vẫn có thể chuyển blog của bạn sang tên miền và host riêng mà bạn đã mua. Chỉ lưu ý với các bạn rằng phí duy trì host và tên miền dù đã rẻ nhưng còn rất nhiều vấn đề xung quanh nó.
3. Thẻ Đang định dạng:
- Hiển thị: hiển thị số bài viết đăng trên một trang. Nên chọn là 5.
- Mẫu Bài đăng: bạn có thấy phần cảm ơn cuối mỗi bài viết trên blog này không? Chính là thiết lập tại phần Mẫu bài đăng. Hơn nữa phần Mẫu bài đăng này cũng được sử dụng để thêm mục "Đọc tiếp bài viết này" như bạn đã thấy trên DI4VN. Cách làm để có mục "Đọc tiếp bài viết này" này sẽ được giới thiệu trong một bài viết khác.
4. Thẻ Nhận xét:
- Nhận xét: cho phép hiển thị hoặc không hiển thị các nhận xét trên blog.
- Ai có thể nhận xét?: Cho phép ai được đăng các nhận xét trên blog của bạn.
- Hiển thị nhận xét trong một cửa sổ bật lên?: nên chọn Không vì nhiều người dùng thường bật tính năng chặn popup.
- Bật điều tiết nhận xét?: Nếu chọn , mỗi nhận xét trên blog phải qua sự kiểm duyệt và cho phép của bạn mới được phép xuất hiện trên blog. Ngược lại nếu chọn Không thì nhận xét sẽ được đăng tải và xuất hiện ngay lập tức khi khách thăm blog đăng nhận xét.
- Hiển thị xác minh từ cho các nhận xét?: Chức năng này nếu chọn sẽ hiển thị một chuỗi từ và yêu cầu khách đăng nhận xét phải nhập vào đúng chuỗi từ đó.
- Địa chỉ Thông báo Nhận xét: Bạn nhập vào một địa chỉ email vào để theo dõi nhận xét. Mỗi khi có nhận xét mới đăng trên blog, một email sẽ được gửi về địa chỉ email mà bạn đã đăng kí.
5. Thẻ Đang lưu trữ:
- Tần xuất Lưu trữ: Bạn chọn dạng tần suất lưu trữ bài viết theo ngày, tuần, tháng. Ban đầu bạn nên chọn dạng lưu trữ theo tuần, sau này khi số lượng bài viết đã nhiều bạn có thể chọn dạng lưu trữ theo tháng.
6. Thẻ Nguồn cấp trang Web:
Đây chính là mục cung cấp tin RSS (Feed). Vấn đề liên quan đến tin RSS (Feeds) sẽ được đề cập đến trong một bài viết khác.
7. Thẻ Các quyền:
- Các Tác giả Blog: bạn có thể mời thêm bạn bè viết chung blog với bạn bằng cách bấm vào Thêm tác giả rồi điền địa chỉ email của người bạn muốn mời.
- Người đọc Blog: cho phép ai được đọc blog của bạn.
Sau mỗi một thay đổi bạn hãy bấm Lưu Cài đặt để lưu lại các thay đổi đó.

Phần 3.Style -Template


Sau 2 phần trước, chắc bạn đang nóng lòng muốn đăng tải bài viết đầu tiên lên blog của mình. Nhưng trước hết, hãy đọc hết bài viết thứ 3 này đã nhé. Phần 3 này tiếp tục hướng dẫn bạn các thao tác với khuôn mẫu của Blog. Các thao tác với khuôn mẫu của blog sẽ làm thay đổi bố cục, cách trình bày (hiển thị) của blog. Tôi tin là vấn đề này rất thú vị và sẽ có nhiều bạn quan tâm.
class="fullpost">
Với bất kỳ một website hay blog nào, việc thiết kế giao diện mang khá nhiều ý nghĩa. Bạn cần quan tâm tới bố cục, màu sắc, trang trí, ... nhưng cũng nên quan tâm tới tốc độ tải và thời gian trung bình để mở blog của bạn. Một lời khuyên là đối với các blog có chủ đề về Computer, Internet, Thủ thuật và mẹo máy tính, ... (như Di4VN - Ý tưởng số cho cuộc sống số này chẳng hạn) thì nên chọn gam màu nhẹ, không cần màu mè (như thay đổi biểu tượng con trỏ chuột, hoa lá bay,...).
Để bắt đầu các thao tác với khuôn mẫu, từ Bảng điều khiển bạn nhấn chọn Trình bày. Trang Mẫu sẽ được mở ra (xem hình dưới).

Trang khuôn Mẫu
Như trong Phần 1 đã nói, trong quá trình khởi tạo blog, bạn đã tạm chọn một mẫu mà Google cung cấp sẵn. Các mẫu này (mẫu do Google cung cấp sẵn) chỉ có 2 cột, và có thể nói là hơi thô. Nếu bạn biết cách, từ mẫu này bạn có thể chèn thêm 1 cột và bạn sẽ có mẫu dạng 3 cột. Nhưng theo cảm quan của riêng tôi, thì dạng mẫu 3 cột mà bạn sẽ tạo ra này nhìn cũng không đẹp lắm và có nhiều hạn chế. Nhìn vào hình trên bạn thấy rằng ứng với dạng mẫu mà Google cho sẵn thì blogspot cung cấp cho bạn một giao diện trực quan giúp bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, thêm bớt các thành phần cho blog. Việc chỉnh sửa này giống như là các thao tác trong Google Page Creator vậy. Bạn sử dụng thao tác kéo thả, thêm các thành phần, di chuyển các thành phần tới các vị trí tuỳ ý. Đối với những bạn không thạo HTML thì có thể nói cách sử dụng này rất thuận tiện. Bạn dễ dạng thao tác mà không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên mục tiêu mà tôi muốn hướng dẫn các bạn là sử dụng các mẫu khác (không dùng các mẫu mà Google cung cấp sẵn) nên tôi không đi sâu vào hướng dẫn việc sử dụng này. Bạn có thể tự tìm hiểu thêm nếu muốn.

Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sao lưu, thay đổi mẫu (khuôn mẫu - Template),... cho blog. Trước khi bắt đầu tôi xin giải thích:
- Mẫu mà bạn chọn khi khởi tạo blog (mẫu do Google cung cấp) được gọi là dạng LayOut, hay còn gọi là Tempalte Blogger Beta (mặc dù Blogger.com đã hết giai đoạn Beta), thường có dạng XML.
- Mẫu mà từ nay trở về sau tôi đề cập đến là dạng Classic Template (mẫu cổ điển), có dạng HTML. Đây cũng là dạng mẫu mà tôi khuyên mọi người nên dùng bởi nó có thể dễ dàng tuỳ biến, chỉnh sửa theo ý muốn của riêng bạn. Mọi chỉnh sửa về sau đều thực hiện trên mẫu này. Mặc định mẫu blog của bạn đang ở dạng LayOut, bạn phải chuyển sang mẫu cổ điển để tiện cho các thao tác về sau. Để chuyển sang dạng mẫu cổ điển, bạn bấm chọn thẻ Chỉnh sửa HTML, bấm chọn tiếp Trở lại Mẫu Cổ điển, bấm OK. Một lưu ý là khi chuyển sang mẫu cổ điển, sẽ không còn khung để chỉnh sửa kiểu kéo thả trực quan như ở dạng LayOut bên trên. Muốn thêm, bớt cái gì,bắt buộc bạn phải thao tác với mã HTML.
1. Sao lưu Mẫu:
Việc quan trọng đầu tiên trước khi thực hiện các thay đổi với mẫu là bạn phải sao lưu mẫu. Việc sao lưu rất đơn giản, bạn copy tất cả mã HTML trong khung tại phần Chỉnh sửa HTML, mở Notepad và paste vào đó, Save lại vào nơi an toàn.
2. Khôi phục mẫu:
Trong quá trình chỉnh sửa, có thể việc chỉnh sửa không được như ý,... bạn sẽ phải khôi phục lại mẫu cũ. Bạn thao tác ngược lại với quá trình sao lưu bên trên, mở file Notepad có chứa mã HTML đã sao lưu ở trên, copy và paste vào khung chứa mà HTML tại phần Chỉnh sửa HTML. Bấm Lưu thay đổi Mẫu để lưu lại các thay đổi, bấm Xem trước nếu muốn xem những thay đổi với blog trước khi bấm lưu lại.

Hãy thử di bạn nhé, có gì giúp đỡ được thì tôi giúp
(Sưu tầm)

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Sáng tạo trong thiết kế nội thất

Sau đây là những cách tận dụng thông minh những đồ nội thất đã cũ kỹ bằng những ý tưởng táo bạo để biến chúng thành vật dụng có ích và đẹp mắt

1. Sáng tạo với chiếc bàn kính

Chiếc bàn kính sang trọng này được cấu tạo vô cùng đơn giản: một tấm kính dày và hai chiếc chân ngựa gỗ. Thế nhưng hiệu năng và tính trang trí thì không thể phủ nhận.

2. Chiếc cầu thang cũ

Khi chiếc cầu thang bị bong tróc lớp sơn cũ thì bạn có hẳn vài ba phương án. Việc loại bỏ lớp sơn đó và đưa nó về với trạng thái tự nhiên khiến chiếc cầu thang như có được hẳn một diện mạo mới.

3. Chiếc ngăn kéo bỏ đi

Hãy đừng vội vứt đi những chiếc ngăn kéo cũ, có thể sơn lại và biến chúng thành những chiếc hộp đựng đồ xinh xắn như thế này.

4. Chiếc bàn gỗ mộc

Để làm đẹp chiếc bàn gỗ mộc cũ kỹ này bạn chỉ cần bổ sung một vài chi tiết đồng bộ khác như giá rượu vang, lọ xay hạt tiêu, …

5. Lồng chim trang trí

Bạn là người yêu thích sinh vật cảnh thì không có lý gì lại không sử dụng những chiếc lồng chim xinh xắn như thế này để làm vật trang trí cho một góc nhà. Chỉ cần lưu ý đến màu sơn của chiếc lồng để phù hợp với không gian xung quanh.
Theo baoxaydung

Chuyển bản vẽ CAD sang ảnh hay chuyển bản vẽ CAD sang pdf



Nhiều khi chúng ta cần phải chuyển một bản vẽ AutoCAD sang dạng ảnh. Cách đơn giản nhất là in ra giấy rồi scan vào. Như thế mất nhiều thời gian và lôi thôi nữa.. Có một cách đơn giản hơn là in trực tiếp file CAD ra file ảnh, hay in ra file pdf
Hảy ấn Ctrl + P và chọn máy in ở chế độ hình ảnh ( Chọn đuôi : JPG hoặc PNG) hay pdf ( chọn đuôi PDF)
 Hoặc bạn cài một chương trình máy in ảo dạng PDF như: Nitro PDF . Bạn tải về rồi khi in thì chọn máy in Nitro PDF

Bạn nên nhớ nó ứng dụng rất nhiều đó nha.
Đây là một sản phẩm nhỏ từ cad in ra file hình ảnh:
Còn đây là sản phẩm trung gian đã qua Photoshop







Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Nội thất họa tiết sáng tạo của Clarence House

ElleDecor vốn nổi tiếng là tạp chí chuyên dành cho những ai yêu nhà đẹpnội thất đẹp. Ngôi nhà của giám đốc sáng tạo thuộc thương hiệu dệt may danh tiếng Clarence House – Kazumi Yoshida đã trở thành tiêu điểm của tạp chí này cuối năm trước.
Kazumi Yoshida đã gắn bó với Clarence House 30 năm, chính bởi vậy, biệt thự của ông tại khu phố ngoại ô Tribeca, New York là sự hòa trộn tổng thể nhuần nhuyễn của các mảng họa tiết theo những cách khác biệt bởi “kết hợp chúng cũng như vẽ tranh vậy” – Yoshida cho hay.
Kazumi Yoshida, giám đốc sáng tạo của thương hiệu Clarence House.
Nội thất trong biệt thự này là sự hài hòa giữa quan điểm thẩm mĩ hấp dẫn và yêu cầu sử dụng thực tế. Bộ sưu tập đồ đạc của ông không gò bó theo một trường phái nào. Một chút cổ xưa, một chút ngoại lai, cổ điển, đường nét sắc cạnh, xu hướng tối giản,…
Bàn, ghế và đèn giúp ông gửi gắm quan điểm nghệ thuật của mình. Ông thoải mái kết hợp những chiếc ghế cổ điển những năm 50, ghế dài bằng gỗ hồng với ghế bằng sợi thủy tinh hiện đại. Chiếc bàn sơn mài Nhật Bản đồng điệu với ghế bành bọc nhung họa tiết da ngựa vằn.
Một bức tranh được tạo bởi nhiều mảnh điêu khắc lạ mắt trong khu vực sinh hoạt.
Các tác phẩm treo tường và thảm trải sàn thiết kế bởi chính Yoshida.
Thảm trải sàn họa tiết da ngựa vằn cho không gian làm việc tĩnh lặng.
Khu vực bếp đơn giản và hiện đại với chất liệu gỗ chủ đạo và bàn đá xẻ.
Phòng ngủ cổ điển với chiếc bàn sơn mài Nhật Bản từ những năm 50,
cặp ghế phong cách cổ điển, thảm trải sản Tây Tạng và bộ đôi thư pháp treo trên tường.
Đèn chùm độc đáo nơi phòng ăn và cặp ảnh treo tường của Jan De Cook.
Phòng khách với chiếc giường-sofa tiện dụng,
đèn treo tường cổ điển và đặc biệt là bộ tranh chim bằng thủy tinh màu.
Theo ElleDecor

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Nhà sạch đẹp mà tiết kiệm sức lực

Những đồ đạc nhỏ là nguyên nhân gây nhiều “phiền nhiễu”, khiến cho mỗi căn nhà luôn luôn trong tình trạng bừa bộn. Vì thế chúng tối sẽ chia sẻ với các bạn một vài bí kíp don dẹp nhà và giữ cho ngôi nhà luôn sạch gòn mà không tốn nhiều công sức.

Đối với phòng khách

Để nhà luôn sạch đẹp mà không tốn sức (P2) - Archi
Phòng sinh hoạt chung của gia đình
Phòng khách là bộ mặt của cả ngôi nhà, là nơi có thể lưu lại ấn tượng nhất cho các vị khách. Đừng để khách tới thăm nhà mà nhăn mũi khi thấy căn phòng quá lộn xộn.
1. Tạp chí, báo không được để bừa bãi trên bàn, trên sàn, trên kệ tivi mà nên để trong giỏ hoặc giá.
2. Sắp xếp một không gian giải trí với các thiết bị điện tử, DVD, CD cố định trong phòng.
3. Giảm thiểu tối đa các đồ đạc linh tinh trên bàn uống nước, kệ tủ. Nếu bạn có nhiều khung ảnh lớn nhỏ thì nên treo trên tường chứ không nên để quá nhiều bên kệ bàn.
4. Nếu gia đình có cháu nhỏ, nên có một chiếc giỏ xinh xắn đựng đồ chơi. Không nên để chúng bừa bãi trên sàn nhà.
5. Ngoài phòng khách nên có giá sách để sách, đồ trang trí.

Đối với phòng ngủ của hai bạn

Để nhà luôn sạch đẹp mà không tốn sức (P2) - Archi
Phòng ngủ là nơi thư giãn
1. Không chứa nhiều đồ đạc. Càng nhiều đồ đạc, bạn sẽ càng cảm thấy lộn xộn. Nếu không gian cá nhân của bạn được quan niệm như là nơi nghỉ ngơi thoải mái, riêng tư nhất thì hãy loại bỏ những đồ đạc không cần thiết ra khỏi căn phòng đặc biệt là tivi, máy tính…
2. Loại bỏ những thứ không cần thiết trong tủ quần áo, bàn phấn. Nếu một chiếc áo hay chiếc quần đã 6 tháng không mặc tới thì bạn nên cho đi.
3. Thông thường, chồng bạn hay vứt quần áo bẩn một đống dưới ngăn tủ, nếu bạn góp phần làm cho đống quần áo đó càng dày lên thì nên loại bỏ ngay thói quen không tốt đó. Thứ nhất, quần áo bốc mùi, gây khó chịu trong phòng; thứ 2 là chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi vào cuối tuần vì sẽ phải giặt giủ cả một “núi” quần áo.
4. Đầu giường, trong gầm tủ quần áo, trên ghế, trên bàn phấn không nên để các tờ báo cũ hoặc tạp chí. Nên sử dụng kệ nếu cảm thấy cần thiết. Phấn son, đồ trang sức cần được để trong hộp để tạo cho không gian sự thông thoáng.
5. Thường xuyên hút bụi đèn, quạt, rèm cửa sổ, đầu giường.

Đối với nhà bếp

Để nhà luôn sạch đẹp mà không tốn sức (P1) - ArchiNhà bếp khoa học
1. Người bạn tốt nhất của bạn giúp căn bếp luôn gọn gàng đó là tủ và kệ.
2. Không nên vứt bừa bãi giẻ rửa bát, khăn lau tay, tạp dề bên cạnh bếp mà nên có những móc nhỏ nhỏ xinh xinh dưới bồn rửa để treo những thứ này lên. Để ở đây vẫn dễ lấy ra khi cần.
3. Sắp xếp tủ bếp với các ngăn khác nhau như ngăn để cốc, để ly, chén, để đĩa. Để riêng một bộ bát đĩa thường xuyên cần dùng đến ở một ngăn khác.
4. Khi đặt đóng tủ bếp hoặc khi đi mua nên quan sát bên trong tủ xem có những thiết kế phù hợp để đựng hộp để thực phẩm, dụng cụ làm bếp. Làm thế này, vừa gọn gàng lại tiết kiệm được không gian, bếp trông thoáng hơn là bạn treo đầy rẫy chúng hoặc để chúng lên mặt bàn ăn, bàn nấu.
5. Mọi người có thói quen thường để nhiều thiết bị, đồ dùng bếp trên quầy bàn ăn. Nhiều đồ như vậy, nhìn không thoáng mắt. Bạn nên trữ chúng trong một chiếc tủ bên dưới quầy.

Đối với góc làm việc tại nhà

Để nhà luôn sạch đẹp mà không tốn sức (P1) - ArchiGóc làm việc yên tĩnh
1. Không nên để quá nhiều đồ lên mặt bàn làm việc. Nên trữ chúng trong ngăn kéo được chia thành nhiều ngăn nhỏ. Cần giữ lại cái gì cần thiết, cái gì không cần thiết thì nên bỏ.
2. Mọi người thường có thói quen lưu trữ tài liệu bằng văn bản giấy tờ nhưng thời buổi hiện đại, bạn nên đưa hết các tài liệu đó vào máy tính hoặc trên hòm thư của mình. Chỉ giữ lại những giấy thực sự không thể lưu trữ được trên máy tính mà thôi.
3. Chỉ để những thứ thực sự phải có ngay khi bạn làm việc trên bàn.
Theo archi

Những điều không nên đối với bàn đọc sách

Cũng giống như các không gian khác, phong thủy phòng đọc có những nguyên tắc riêng tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng.
Thông thường khi nhắc đến phong thủy cho một ngôi nhà người ta hay quan tâm đến phòng khách, phòng ngủ và bếp hơn là không gian đọc sách. Thế nhưng nếu có thể tuân theo các nguyên tắc phong thủy cho phòng đọc sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn lý tưởng.
Cũng giống như các không gian khác, phong thủy phòng đọc có những nguyên tắc riêng tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng. Chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc cơ bản độc giả có thể tham khảo và áp dụng dễ dàng như sau:
  • Thứ nhất là cửa phòng đọc không nên hướng về phía cửa phòng vệ sinh và bếp để tránh trường không khí từ các phòng này ảnh hưởng đến làm phân tán tâm trí khi bạn đang học hay làm việc.
  • Bàn đọc không được đối diện với cửa ra vào hoặc cửa sổ làm chói mắt khi ánh sang chiếu trực tiếp vào mặt người ngồi, gây cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên đặt bàn đọc ở giữa phòng vì vị trí này không phù hợp theo Phong Thuỷ, nó ở thế “Bốn phía cô lập”, trước sau trái phải đều không có chỗ để nương tựa. Đây là điều rất kiêng kỵ vì là điềm báo con đường học vấn và công danh của người trong gia đình bị cô lập, không có nền tảng để phát triển.
  • Kỵ đặt bàn dưới xà ngang, gây tâm lý căng thẳng, nặng nề.
  • Phòng đọc sách thuộc Mộc nên những màu sắc thuộc Mộc như xanh lục, xanh nhạt, nâu gỗ… có lợi cho sự tâm tĩnh, sâu sắc. Không nên sơn sắc thâm trầm, u tối như nâu đen, đen sẫm… vì nó dễ làm cho tinh thần con người nặng nề, gây buồn ngủ…hay màu quá chói gây tâm lý nôn nóng.
  • Về phương vị của tủ sách, theo nguyên tắc phong thủy “Thư đài tọa cát, thư quỹ tọa hung” nghĩa là bàn học (thư đài) nên đặt ở phương vị cát lợi; tủ sách (thư quỹ) nên đặt những phương vị không cát lợi để trấn át hung sát. Hiện nay, một số gia đình đặt giá sách lên trên bàn học. Điều này giúp bạn dễ dàng lấy, cất sách và tiết kiệm không gian. Ngoài ra, nó cũng không vi phạm về mặt phong thủy. Tuy nhiên, giá sách không nên quá cao hoặc nặng.
  • Trong phòng đọc sách, nên bố trí một số cây xanh, chậu cảnh hoặc hòn non bộ. Cách bố trí này giúp tăng thêm sinh khí, mang thiên nhiên xanh vào không gian phòng. Những cây xanh như trúc cảnh, trúc phú qu‎ý, cây dạng bonsai, tiểu cảnh nhỏ thích hợp với không gian đặc biệt này. Phòng đọc sách nên kiêng trồng những cây có gai. Ngoài ra, bạn cũng không nên bố trí quá nhiều cây xanh (3-4 chậu cảnh nhỏ là hợp lý).
Theo Archi

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Phong thủy dưới con mắt của Phương Tây

Sau những Yoga, Kung Fu (võ thuật) của phương Đông đã tràn vào phương Tây từ mấy thập kỷ qua, nay đến lượt Feng Shui (Phong Thủy) xuất hiện như một cái mốt mới.
Trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông, phải nhìn nhận Phong Thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất. Người phương Tây có cơ hội tiếp cận Phong Thủy tuy có cho rằng đây là một khoa huyền bí cổ truyền có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp Trung Hoa, nhưng cơ bản nó vẫn là một môn “khoa học môi trường” mang tính thời đại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng nghiêm chỉnh cho xã hội công nghiệp. Ý niệm tác động qua lại giữa “Thiên-Địa-Nhân” (Trời-Đất-Người) của phương Đông không mấy xa lạ với ý niệm về mối quan hệ tương tác giữa “Con người-Xã hội-Thiên nhiên” của phương Tây. Tất cả đều có cùng một mục tiêu là mong muốn tìm kiếm lại sự hài hòa và cân bằng cho cuộc sống của loài người từng bị xâm hại suốt một thế kỷ phát triển công nghiệp vừa qua.
Góc nhìn về Phong thủy ở phương Tây - Archi
Các nhà nghiên cứu phương Tây ý thức được rằng muốn hiểu biết thấu đáo Phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông. Quan niệm về “khí” rất quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó tương đương với cái mà khoa học gọi là “năng lượng” vận chuyển trong vũ trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường phái Phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “hình”), phái Bát Trạch (nặng về “hướng”), phái Mật Tông (nghiên về “ý”) v.v…
Tuy vậy, sở dĩ người phương Tây dễ tiếp thu khoa Phong Thủy là do bộ môn khoa học huyền bí này không giống như các khoa Tử Vi, Tướng Mệnh chẳng hạn (cho rằng mọi vật có số phận riêng, định mệnh đã an bài, khó lòng thay đổi), mà chủ trương rằng con người có thể chủ động can thiệp nhắm thay đổi, sửa chữa lại những cái gì chưa hoàn hảo để làm tốt hơn cho cuộc sống.
Cho nên không ai lấy làm lạ một khi khoa Phong Thủy du nhập vào thế giới phương Tây thì đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật ứng dụng, chủ yếu nhắm sắp đặt, trang trí nhà cửa, sân vườn, văn phòng và cơ sở thương mại. Người ta cố tình loại bỏ phần “Âm phần” (tìm huyệt mộ trong xã hội nông nghiệp phương Đông) rõ ràng là không phù hợp chút nào với xã hội công nghiệp và đô thị hóa kiểu phương Tây.
Ứng dụng cụ thể vào cuộc sống
Với những nguyên tắc đơn giản mà hiệu nghiệm, khoa Phong Thủy có thể thích nghi vào xã hội mới, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, công việc làm ăn khả quan hơn. Do vậy mà người phương Tây, nhất là người Mỹ, không ngại xông xáo tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng môn khoa học môi trường mới đến từ phương Đông này. Họ đã trực tiếp tìm kiếm học hỏi từ các chuyên gia phong thủy ở Trung Quốc cũng như trong cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài để rồi truyền bá nó ra qua sách báo, băng hình, giảng dạy, “talkshow” giải đáp thắc mắc trên truyền hình, trên báo chí…
Ngày càng nhiều những nhà kinh doanh phương Tây quay về từ châu Á cũng đã đem khoa Phong Thủy ra áp dụng vào cơ sở làm ăn, nhà cửa của họ. Người Mỹ ở tầm trung bình cũng hiếu kỳ nghiên cứu Phong Thủy, bắt đầu ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày và họ thừa nhận đã thu đạt kết quả tích cực.
Phong thủy trong cộng đồng gốc châu Á ở phương Tây
Cộng đồng di dân người Hoa rõ ràng là tin tưởng có phần hơi quá đáng vào khoa Phong Thủy cổ truyền của họ, nhiều khi đến mức mê tín dị đoan. Người Việt mình thì ít nhiều cũng tin Phong Thủy khi mua hoặc xây nhà, nhưng không đến nỗi quá đáng như Hoa kiều. Nhiều người mình (gồm cả Việt kiều lớp trẻ) cũng có một số hiểu biết nhất định về Phong Thủy qua nghiên cứu sách báo. Ví như một kỹ sư trẻ tôi quen mua nhà ở California nhất định không chịu chọn kiểu nhà có cầu thang nhìn thẳng ra cửa chính hoặc đã xây sẵn hồ bơi ngay phía sau khối nhà…
Nay công ty địa ốc lớn nhất nước Mỹ là KB Home đã xây dựng “nhà phong thủy” để bán cho cộng đồng người di dân gốc Á và thuê cả nhân viên bán nhà rành về phong thủy tư vấn khách hàng. Năm nay họ khoe là đã bán được một nửa trong tổng số 32.000 căn nhà của họ cho khách hàng gốc châu Á.
Môn Phong Thủy nay đang được giảng dạy tại các khoa Châu Á học tại các đại học và dự kiến sẽ trình bày như chuyên đề khoa học ở các khoa liên quan đến khoa học môi trường và sinh thái, đến các bộ môn thiết kế như quy hoạch đô thị, kiến trúc, trang trí nội thất, cảnh quan…
Riêng tôi không nghĩ rằng Phong Thủy có thể giải quyết được tất cả mọi chuyện của cuộc sống. Tất cả những gì do con người tạo ra đều tương đối, Phong Thủy muốn thành công cần có sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Tuy vậy, tôi cũng nghĩ khoa Phong Thủy cần được người mình quan niệm lại một cách nghiêm chỉnh hơn, không nên xem nó hoàn toàn như một khoa học huyền bí, còn đầy rẫy những điều mê tín dị đoan chưa đáng tin cậy, mà cần xem nó như môn “khoa học môi trường” mang tính cổ truyền đã từng tồn tại trong vốn văn hóa dân tộc. Như vậy thì nó cần được gìn giữ và phát huy theo hướng nhân văn và khoa học, nhắm phục vụ cuộc sống của nhân dân ta bước vào thời đại mới.
KTS Nguyễn Hữu Thái
(Theo Tầm Nhìn)

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Vai trò của phong thủy trong gia đình

Phong thủy đúng có một tầm quan trọng lớn ở trung tâm của nơi bạn sinh sống hay còn được gọi là “Trái tim của ngôi nhà”. Đó là một vị trí năng lượng phong thủy linh thiêng hội tụ từ tất cả các nơi chứa năng lượng khác (được gọi là khu vực bát quái) của ngôi nhà.
Phong thủy cho gia đình hòa hợp - Archi
Việc giữ cho vùng trung tâm đó luôn sạch sẽ, thông thoáng và gọn gàng là điều cần làm cho sự lành mạnh và hài hòa trong mỗi căn nhà.
Theo ngôn ngữ phong thủy, mỗi khu vực của ngôi nhà của bạn có quan hệ với một khía cạnh cụ thể của cuộc sống của bạn. Ví dụ, khu vực phong thủy phía Đông ngôi nhà “chịu trách nhiệm” cho nguồn năng lượng của sức khỏe và gia đình, trong khi khu vực phíaTây Nam có liên quan tới năng lượng của các mối quan hệ tình yêu và hôn nhân.
Để áp dụng thành công nguyên tắc phong thủy trong nhà mình, bạn cần hiểu 8 cung (bát quái) của ngôi nhà. Bát quái, hoặc bản đồ năng lượng phong thủy của nhà bạn, được dùng để tiếp cận các mối quan hệ giữa không gian vật lý và cuộc sống của những người sống trong không gian đó.
Tốt nhất, bạn nên bắt đầu áp dụng các biện pháp phong thủy sau khi giải quyết xong sự lộn xộn trong ngôi nhà. Sống trong một ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp sẽ mang lại sự thông thoáng tuyệt vời và mức năng lượng cao vào cuộc sống của bạn. Một không gian thoáng đãng cũng sẽ có thể thực sự có ích từ những cố gắng bài trí theo phong thủy và nuôi dưỡng năng lượng phong thủy tốt.

Dưới đây là một số lời khuyên phong thủy cơ bản cho một ngôi nhà hài hòa:

- Treo nhiều bức ảnh hạnh phúc của gia đình bạn ở khắp nơi trong ngôi nhà, đặc biệt là trong phòng khách/phòng sinh hoạt chung, bếp, phòng ăn cũng như khu vực phong thủy phía Đông của nhà bạn.
- Áp dụng phong thủy trong phòng ngủ của bạn, cũng như phòng ngủ của các con.
- Cân bằng năng lượng trong nhà theo năm yếu tố phong thủy (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) bằng cách kết hợp các màu sắc hài hòa nhất.
- Quan tâm về mức từ trường trong nhà bạn; lựa chọn để tạo ra một không gian sống có lợi cho sức khỏe.
- Sử dụng các yếu tố lọc năng lượng phong thủy, chẳng hạn như tinh dầu, tinh thể và nến để mang lại sự hài hòa, êm đềm và cân bằng cho ngôi nhà của bạn.
Phong thủy sẽ dễ dàng áp dụng một khi bạn nắm được những nguyên tắc cơ bản, cũng như cố gắng để thực sự gắn kết với ngôi nhà của mình để tìm hiểu những gì nó cần.
(Theo VTV)

Trường phái Hình Thế trong phong thủy

Từ xa xưa đã tồn tại rất nhiều trường phái phong thủy khác nhau. Tất cả đều dựa trên những hiểu biết về vũ trụ, nhưng khác nhau ở cách tiếp cận, kỹ thuật phát hiện và tạo dựng cân bằng khí.
Ba trong số những trường phái được ứng dụng rộng rãi nhất trong phong thủy hiện đại là: phái hình thế, phái bát trạch và phái huyền không phi tinh.

Phái hình thế

Thực hành phong thủy đòi hỏi kiến thức sâu sắc về hình thế. Người ta xem xét các đặc tính của khu đất nơi bạn xây nhà. Đúng như tên gọi của nó, phái hình thế nghiên cứu vị thế và hình dáng của khu đất cũng như ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh tới ngôi nhà.
Trường phái Hình Thế trong phong thủy - ArchiNgôi nhà có phong thủy đẹp.
Tiếp theo, người ta xét đến chất lượng gió thổi tới môi trường kế cận. Cần chọn nơi gió thổi thoang thoảng, tránh nới gió xoáy, gió lùa. Không khí nên thơm mùi cây cỏ; tươi mát thay vì hôi thối; sống động thay vì tù túng.
Sự hiện diện của nước khiến cho phong thủy tốt hơn. Bất cứ thứ gì chuyển động nhanh quá đều gây ra sát khí. Vì vậy, cũng giống như gió, nước phải chảy hiền hòa. Nước chảy siết thì dương quá thịnh, trong khi nước tĩnh lặng thì âm quá thịnh.
Trường phái Hình Thế trong phong thủy - ArchiNước cần chảy nhẹ nhàng nhưng không đến mức tù đọng.
Phái hình thế cũng xem xét độ rộng và dòng chảy của sông, sự nhộn nhịp của đường xá, chiều cao và thế của núi, hình dáng của đồi và những ngôi nhà xung quanh… Tất cả những thực thể này đều mang một lượng khí Dương hoặc Âm nhất định. Sự cân bằng tối ưu của âm dương mang lại phong thủy tốt đẹp cho ngôi nhà và ngược lại. Phong thủy một ngôi nhà có thể trở nên vô cùng xấu vì những kiến trúc hung hãn xung quanh nó, chẳng hạn những ngọn núi hình thù quái dị hoặc những cạnh sắc nhọn của các tòa nhà lân cận đều có thể “đầu độc” khí quanh nhà bạn.
Đánh giá phong thủy theo hình thế mang nặng tính chủ quan. Nó đòi hỏi cái nhìn hết sức tinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những chỉ dẫn cơ bản giúp người học phong thủy có được nhận xét sơ bộ về sự tốt xấu của phong thủy một cảnh quan.

Các tiêu chuẩn lựa chọn ngôi nhà có hình thế tốt:

  • Khoảng đất sau lưng nhà phải vững vàng và cao hơn phần trước nhà. Hình thế “Tọa sơn” hay lưng tựa núi này được coi là mang lại cho bạn chỗ dựa vững chắc.
Trường hợp nhà nằm trên đỉnh đồi, khu đất phía sau lưng dốc thoai thoải, không có điểm tựa thì phong thủy bị coi là xấu, vì bạn hoàn toàn không được bảo vệ và dễ gặp vận rủi. Để khắc phục, người ta có thể trồng một cây cao phía sau để “nâng khí”. Cũng có thể đặt đèn pha sau nhà để kích hoạt năng lượng bảo vệ hoặc xây một bức tường cao để mô phỏng trái núi… Chỉ cần chọn một biện pháp phù hợp nhất với bạn, không cần chọn tất cả các phương án nêu trên.
  • Đất trước nhà không được cao hơn nền nhà và càng không nên có ngọn núi chắn trước mặt, nhất là ngay trước cửa chính. Tốt nhất là có khoảng trống đủ rộng ở mặt tiền (minh đường) để khí tốt tụ lại. Một con sông uốn lượn bao bọc ngôi nhà cũng sẽ mang lại phong thủy tuyệt vời.
  • Đất hai bên hông nhà cao hơn nền, phía trái (nhìn từ trong ra ngoài) cao hơn phía phải.
Trường phái Hình Thế trong phong thủy - ArchiNgôi nhà có địa thế đẹp.
Tóm lại, “Tọa sơn Vọng thủy” được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Cần đặc biệt chú ý để không có núi trước mặt, chắn mất cửa chính. Khoảng đất phía trước nhà phải trống, tầm nhìn rộng, nếu có thêm nước chảy, ví dụ một con sông, thì càng hoàn hảo. Và cuối cùng là thế đất bên trái phải cao hơn bên phải.
Theo ngoisao