Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Du học sinh: đi, ở, về …

Hôm nay đọc được một phân tích thú vị về tình trạng du học sinh tiến sĩ ở Mĩ. Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi là số du học sinh ở lại là bao nhiêu và có thay đổi qua các năm qua hay không, và yếu tố nào làm cho họ ở lại Mĩ. Kết quả cho thấy vài xu hướng đáng chú ý …



Mỗi năm ở Mĩ, National Science Foundation (NSF) có làm một cuộc điều tra để biết số nghiên cứu sinh và du học sinh sau đại học đang theo học tại các trường của Mĩ. Những số liệu đã được khai thác rất nhiều cho các mục tiêu khác nhau, từ chính sách học bổng đến thu hút nhân tài. Mĩ nối tiếng là nơi thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, và những du học sinh đến học tại Mĩ là một nguồn nhân tài lí tưởng. Lí tưởng ở chỗ chính phủ Mĩ vừa thu được tiền học phí từ nước gửi du học sinh, vừa có sản phẩm khoa học (vì bài báo phải kí tên lấy địa chỉ của Mĩ), vừa có người tài, mà họ chẳng tiêu ra đồng nào!

Một trong những câu hỏi mà người ta thường đặt ra là số du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ là bao nhiêu, và tại sao họ ở lại. Câu hỏi này cũng liên quan đến Việt Nam ta, vì chúng ta cũng đang bàn vấn đề chảy máu chất xám. Trong bài báo “International doctorates: trends analysis on their decision to stay in US” của nhóm tác giả D Kim, CA Bankart, và L Isdell (tập san Higher Ed 18/11/2010, bản online) hé lộ cho chúng ta một số xu hướng rất đáng chú ý. Dùng dữ liệu điều tra của NSF, các nhà nghiên cứu phân tích cho thấy tỉ lệ ở lại Mĩ tăng dần theo thời gian, chứ không giảm như nhiều người tưởng! Trong thập niên 1980s, tỉ lệ du học sinh tiến sĩ quyết định ở lại Mĩ là 49.5% (9676 / 19333), đến thập niên 1990s là 57.1% (12792 / 22404), và thập niên 2000 là 66.1% (13421 / 20295).

Tỉ lệ ở lại Mĩ dao động theo ngành khoa học (bảng 1). Xu hướng chung cho thấy tỉ lệ ở lại Mĩ tăng theo thời gian trong tất cả các ngành. Trong thập niên 1980s, nghiên cứu sinh ngành sinh học có tỉ lệ ở lại Mĩ cao nhất (81%), kế đến là các ngành khoa học tự nhiên và vật lí (78%). Những ngành như kĩ thuật, thương mại và ngạc nhiên thay, nhân văn, cũng có tỉ lệ ở lại Mĩ khá cao (gần 70%). Tỉ lệ ở lại của các du học sinh ngành sinh học có thể hiểu được vì ngành này mới phát triển trong đầu thập niên 2000, và Mĩ hiện đang dẫn đầu công nghệ sinh học trên thế giới, và có nhiều cơ hội cho nghiên cứu sinh hơn các ngành khác.

Bảng 1. tỉ lệ du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ phân chia theo ngành khoa học
Ngành
1980s
1990s
2000s
Nông nghiệp, y tế
23
31
46
Sinh học
31
45
81
Kĩ thuật
57
57
68
Vật lí, tự nhiên
58
65
78
KH Xã hội
52
57
56
Nhân văn
58
68
68
Giáo dục
39
57
51
Thương mại
59
63
68

Nước nào có du học sinh ở lại nhiều nhất? Bảng 2 dưới đây cho thấy du học sinh Trung Quốc đứng đầu bảng, với tỉ lệ ở lại Mĩ là 93% (thập niên 2000s), và tỉ lệ này tăng vọt từ thập niên 1980 (74%). Du học sinh Ấn Độ cũng có tỉ lệ ở lại cao (khoảng 90% qua các năm 1980 – 2000s). Riêng Nhật có số du học sinh ở lại ~50%, và tỉ lệ này không dao động lớn trong thời gian 20 năm qua.

Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là du học sinh Thái Lan có tỉ lệ ở lại thấp nhất. Thật vậy, số liệu của thập niên 2000s cho thấy 85% du học sinh Thái Lan về nước. Điều ngạc nhiên thứ hai là Hàn Quốc, một nước có trình độ khoa học phát triển khá cao, cũng có tỉ lệ ở lại tăng theo thời gian: 62% năm 1980s, 69% trong 1990s, và 77% trong thập niên 2000s. Chẳng những Hàn Quốc, mà du học sinh Âu châu nói chung cũng có xu hướng ở lại Mĩ khá cao (trung bình khoảng 70%).

Bảng 2. tỉ lệ du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ phân chia theo nước gửi du học sinh
Quốc gia
1980s
1990s
2000s
Trung Quốc
74
92
93
Ấn Độ
87
87
90
Nhật
58
51
54
Hàn Quốc
62
69
77
Đài Loan
55
53
56
Thái Lan
22
20
15
Thổ Nhĩ Kì
64
43
50
Canada
44
54
62
Mexico
32
27
39
Brazil
14
26
40
Âu châu
63
67
74
Á châu
40
42
49
Châu Mĩ Latin
36
45
54
Châu Phi
38
49
61

Yếu tố nào làm cho du học sinh ở lại Mĩ? Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu dùng kĩ thuật phân tích “logistic regression” để phân tích dữ liệu. Kết quả hơi phức tạp, nhưng có thể tóm lược sau đây: độ tuổi, giới tính, nơi tốt nghiệp cử nhân, và nơi học tiến sĩ. Độ tuổi không có ảnh hưởng lớn đến việc ở lại, tuy nhiên du học sinh cao tuổi có xu hướng về nước hơn là ở lại Mĩ (so với du học sinh trẻ tuổi). Nữ du học sinh có xu hướng ở lại cao hơn nam, với odds ở lại tăng khoảng 35%. Những du học sinh lấy bằng cử nhân từ đại học Mĩ có xu hướng ở lại cao gấp 2 lần so với những người có bằng cử nhân từ bên nước nhà. Du học sinh học tiến sĩ ở những viện nổi tiếng và có nhiều nghiên cứu cũng có xu hướng ở lại cao hơn du học sinh từ các trường “làng nhàng”. Ngoài ra, còn một số kết quả khác như ngành học và quốc gia cũng có ảnh hưởng đến xu hướng ở lại Mĩ.

Phân tích này không thấy nói đến du học sinh Việt Nam. Có lẽ vì số du học sinh tiến sĩ từ VN còn thấp, nên được gộp chung vào nhóm “Á châu”. Do đó, chúng ta không có dữ liệu gì để phát biểu xu hướng ở / về của du học sinh Việt Nam. Nếu Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những “kinh nghiệm”, tôi đoán rằng số nghiên cứu sinh cấp tiến sĩ của VN ở lại Mĩ có lẽ cũng trên 70%. Nhưng những phân tích trên đây cũng mang tính gợi ý cho các nhà quản lí giáo dục Việt Nam nên thực hiện một nghiên cứu tương tự để có thêm thông tin về xu hướng ở / về của nghiên cứu sinh VN.

TB. Nói chuyện bên Mĩ làm tôi chợt nhớ chuyện bên tôi (Úc). Hôm trước, tôi có nói đến một nghiên cứu sinh của tôi, nhưng tôi chưa “tiết lộ” rằng nghiên cứu sinh du học tự túc này cũng ở lại Úc. Chẳng những ở lại Úc, mà còn thành hôn và bảo lãnh người yêu bên VN sang Úc, và thế là VN mất thêm 2 người có tài. :-) Nói đùa thế thôi, chứ tất cả những nghiên cứu sinh người Việt của tôi dù ở lại đây nhưng vẫn thường hay về VN giúp đỡ chuyên môn. Do đó, nói là “ở lại”, nhưng sự thật thì vẫn là người của Việt Nam. 

Chúc mừng nghiên cứu sinh!

Lâu lâu mới có dịp viết vài dòng để chúc mừng nghiên cứu sinh. Hôm nay là một dịp lí tưởng để viết vài dòng chúc mừng một nghiên cứu sinh của tôi mới được chấp nhận học vị tiến sĩ.



Nghiên cứu sinh được vinh dự đó là Trần Hoàng Ngọc Bích, đã theo học trong nhóm của tôi cũng khoảng 4 năm qua. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, Bích đã hoàn tất luận án về di truyền trong loãng xương, với đặc biệt nghiên cứu gien FTO, COLIA1 và LRP5. Bốn công trình đã công bố trên các tập san hàng đầu trong ngành, 3 công trình đang hay sắp nộp. Luận án >300 trang bao gồm 10 chương (1 chương tổng quan, 1 chương phương pháp, 7 chương kết quả và 1 chương kết luận) được examiners đánh giá là “impressive”. Sau 3 tháng bình duyệt, 3 examiners đưa ra một loạt nhận xét và phê bình. Examiner 1 là một giáo sư về di truyền học ở Queensland quá hài lòng với luận án và chẳng bắt bẽ gì, ngoài trừ một loạt lỗi … chính tả. Examiner 2 là một giáo sư Thụy Sĩ rất “đình đám” trong ngành di truyền về xương cũng rất ấn tượng với luận án, toàn khen, chỉ chê hai chỗ chưa rõ ràng. Examiner 3 là một giáo sư di truyền loãng xương rất nổi tiếng ở Anh thì khó khăn hơn, trong 3 trang bình luận và nhận xét ông ấy than phiền có vài chỗ ông ấy không hiểu (về gene-gene interactions), bắt phải giải thích thêm và thậm chí phân tích thêm cho ông ấy thấy mới tin. Nhưng tất cả examiner đều đồng ý rằng luận án “impressive”. Thế là thêm 2 tuần trả lời những phê bình và nhận xét đó. Và, hội đồng khoa bảng của UNSW mới họp xong, và sau cùng đã thông qua và chấp nhận. Sáng nay, Khoa trưởng Khoa sau đại học của UNSW gửi lá thư thông bào đến Bích và cho tôi. Lá thư viết vỏn vẹn như sau:

Dear student,

Congratulations! The University has approved your admission to the degree of Ph.D..

A letter confirming this will be sent to you soon. You will also be sent details of your graduation ceremony when the date has been scheduled. Please ensure that you have submitted the bound library copy and the electronic copy of your thesis have been submitted two weeks before your ceremony date. The University requires that both of these are lodged before your testamur can be presented to you.

Please note that this email has been copied to your Supervisor and an administrator within your School for their information.

Yours sincerely

Dean of Graduate Research

Hồi xưa, họ không có lá thư này, mà chỉ có lá thư chính thức. Nay thì họ có qui trình mới mà tôi nghĩ là tốt hơn trước. Theo qui trình này, nghiên cứu sinh phải nộp luận án bản draft (tức chưa đóng bìa) để gửi đi cho các examiner nhận xét, rồi sau đó phải sửa theo nhận xét (vì không có luận án nào được chấp nhận mà không sửa!) mới đóng thành tập và nộp cho trường làm hồ sơ.

Bích là một trong những nghiên cứu thành công nhất của nhóm tôi. Trong thời gian theo học và nghiên cứu, Bích chẳng những công bố nhiều công trình nghiên cứu, mà còn đoạt 2 giải thưởng quan trọng là Young Investigator Award của Hội nghiên cứu loãng xương Hoa Kì (ASBMR), và giải thưởng Christine and T J Martin Award của Hội Loãng xương Úc và Hội loãng xương Quốc tế (IBMS). Hai giải này rất danh giá. Giải của ASBMR chỉ có 500 USD nhưng có giá trị còn cao hơn giải của IBMS có giá trị 15,000 USD. Ngoài ra, chị ta còn chiếm một loạt gần 10 giải thưởng cho đi dự hội nghị và làm việc trong các lab từ Âu châu, Úc châu đến Mĩ. Có thể nói Bích là một trong những niềm tự hào của nhóm tôi và cá nhân tôi (người khác là Bs Nguyễn Đình Nguyên, chiếm một loạt 3 giải thưởng quốc tế).

Tôi không nhớ rõ bối cảnh Bích xin vào học, nhưng chỉ nhớ nói chuyện qua điện thoại và tôi hơi ngại. Ngại một phần là không biết chị này “làm ăn” ra sao vì tiếng Anh cũng còn hạn chế lắm (lúc đó Bích sang Úc được vài năm gì đó và mới học xong masters từ UNSW) mà tiền thì chẳng có một xu nào. Tôi bàn với HDC của Garvan, thì họ nói “Phải nói thẳng cho cô ấy biết là nếu không có scholarship thì Garvan không có cho đồng nào đâu”. Họ còn nói học masters đơn thuần thì chưa thể chấp nhận cho học PhD được. (Thật vậy, Bích phải tiêu ra gần 1 năm trời để chứng minh khả năng có thể theo đuổi học PhD rồi sau đó mới chính thức trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ). Tôi hỏi đi hỏi lại là có ok không, học PhD là cực lắm chứ chẳng chơi, và không có chuyện đi làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập (vì không bao giờ có thì giờ làm chuyện đó). Điều tôi nhớ là khi tôi nói gì chị ta cứ “dạ” mà chẳng có bàn gì cả, càng làm tôi hồi hộp, không biết mai mốt sẽ làm ăn như thế nào để sống sót trong môi trường cạnh tranh khoa học như thế này. Nhưng thấy Bích có quyết tâm, nên tôi bàn với co-supervisor là “nhắm mắt” nhận đi. Hóa ra cái quyết định nhắm mắt đó lại là một quyết định sáng suốt! Thế là Bích theo học trong trường St Vincent's Clinical School của chúng tôi. Là nghiên cứu sinh ham học, chịu khó làm việc, Bích phân tích cả chục gen trên hàng ngàn bệnh nhân, rồi còn phải học thêm về bone density, gene sequence và bioinformatics. Chúng tôi rất hài lòng với những thành tựu của Bích.

Nay thì Trần Hoàng Ngọc Bích đã chính thức được gọi là “Doctor”. Tôi viết những dòng này một mặt là chúc mừng học trò mà có khi tôi xem như con cháu (vì cỡ tuổi cháu gái tôi), mặt khác cũng là một vài chia sẻ vài thông tin về cách học PhD bên này mà các bạn đang có ý định theo học trong nhóm của tôi tại Garvan chắc cũng cần biết.

NVT

Thông báo: Workshop về ứng dụng thống kê trong nghiên cứu khoa học

Cuối năm nay tôi đi sẽ công tác bên nhà và rất bận rộn. Trong thời gian này tôi có giảng tại 5 nơi (3 ở Hà Nội và 2 ở TPHCM) về nhiều đề tài, từ y khoa đến chuyện “bếp núc” như một workshop về cách thức công bố bài báo khoa học do Bộ GDĐT tổ chức. Riêng phần ở TPHCM tôi giảng về ứng dụng thống kê học trong việc phân tích và diễn giải dữ liệu khoa học. Các bạn bên Đại học Bách khoa nhờ tôi post chi tiết khóa học lên đây để thông báo xa gần. Lớp học chỉ giới hạn trong vòng 70 học viên, nên các bạn nếu muốn theo học thì phải ghi danh trước và hình như ban tổ chức sẽ chọn học viên thích hợp.
NVT 

 
====

Thông báo

Workshop Ứng dụng Thống kê trong nghiên cứu khoa học

Chúng tôi hân hạnh thông báo một workshop về Ứng dụng Thống kê trong nghiên cứu khoa học sẽ được tổ chức tại Đại học Bách khoa TPHCM từ ngày 17 đến 27/12/2010. Workshop này nằm trong chương trình “Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học” tại ĐHQG TP Hồ Chí Minh (TRIG2).

Khoa học thống kê đóng vai trò cực kì quan trọng trong qui trình khám phá tri thức khoa học. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc tìm một mô hình nghiên cứu tối ưu, phân tích và diễn giải dữ liệu khoa học. Tuy nhiên, ở nước ta, bộ môn khoa học thống kê chưa được phát triển và quan tâm đúng mức. Khóa học này được tổ chức nhằm góp một phần vào việc nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học và sự phát triển khoa học của nước ta.

Mục tiêu
  • Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp khoa học (scientific methods) và mối liên hệ với khoa học thống kê (statistical science);
  • Giới thiệu một số phương pháp phân tích đơn biến và mô hình đa biến có thể áp dụng cho phân tích dữ liệu nghiên cứu khoa học;
  • Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề và tính toán thống kê bằng máy tính qua ngôn ngữ thống kê R.
Đối tượng
  • Nghiên cứu sinh sau đại học;
  • Các nhà khoa học thực nghiệm như y sinh học, nông nghiệp, môi trường, kĩ thuật;
  • Các nhà khoa học xã hội có nhu cầu sử dụng phương pháp phân tích thống kê.
Workshop được thiết kế cho các học viên đã có kiến cơ bản về thống kê hoặc chút ít kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Nếu có kinh nghiệm sử dụng các ngôn ngữ máy tính thì càng tốt nhưng không quan trọng.

Chương trình

Chương trình học bao gồm 25 bài giảng, từ cơ bản đến phức tạp, tập trung vào các chủ đề như phương pháp khoa học và khoa học thống kê, các phương pháp phân tích khác biệt giữa 2 nhóm và hơn 2 nhóm, mô hình phân tích tương quan, mô hình phân tích các dữ liệu theo thời gian, mô hình phân tích đa biến, giới thiệu một số phương pháp “mới” (như trường phái Bayes và kĩ thuật bootstrap). Đi kèm với giảng (buổi sáng) là bài tập thực hành trên máy tính và thảo luận (buổi chiều). Bài giảng soạn bằng tiếng Anh (để học viên làm quen với thuật ngữ) nhưng giảng bằng tiếng Việt. Ngoài ra, còn có một seminar về ứng dụng mô hình đa biến trong môi trường học

Giảng viên

Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Australia. 

Nguyễn Đức Hiệp (phần seminar về môi trường học), Senior Scientist, Cục Bảo vệ môi trường bang New South Wales, Australia (Environmental Protection Agency). 

Một số giảng viên của Đại học Bách khoa TPHCM. 

Địa điểm

ĐH Bách khoa TPHCM, đường Lý Thường Kiệt, Q.11. Địa điểm cụ thể sẽ được thông báo sau hay qua liên lạc với ban tổ chức (địa chỉ dưới đây).

Học phí

Học phí là 2 triệu đồng cho học viên có việc làm, cho nghiên cứu sinh và học viên cao học là 700 ngàn đồng. Học phí bao gồm giáo trình, trà nước giải lao. Học viên tự lo ăn trưa. 

Liên lạc

Chi tiết về workshop: TS Nguyễn Văn Minh Mẫn, email: mnguyen@cse.hcmut.edu.vn
 Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Đăng kí: TS Lê Trung Chơn, Email: ltchon@hcmut.edu.vn

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Bài thuốc "bí truyền" chữa đau răng


Bài thuốc bí truyền chữa đau răng

Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào. Bài thuốc đơn giản và hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng. 


Không tự nhiên mà đau Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng. Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu)  bao xung quanh, vì một lý do nào đó vùng lợi này sưng tấy hoặc viêm nhiễm cũng khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn.Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng hay chế độ ăn uống không khoa học.Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng:- Sâu răng- Sưng phồng hay viêm nhiễm nướu (lợi)- Do việc uống quá nhiều các loại nước giải khát có đường- Do sự phá hủy của cacbonhydrat và đường- Ăn uống không khoa học- Do viêm nhiễm răng - Do sự nứt hay vỡ răngCách điều trị đơn giản- Ngâm một nhánh tỏi trong một chén nước muối, sau đó dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau.- Lấy một nhánh hành sống, giã nhuyễn đặt vào trong miệng chỗ bị đau.- Lấy lá cam, sao khô tán nhuyễn rịt vào vùng răng bị đau.- Dùng lá của cây lúa mì ép lấy nước và súc miệng.
- Nhai vỏ của cây đinh hương và rịt vào chỗ răng đau, thậm chí bạn có thể dùng dầu của cây đinh hương cũng có thể cải thiện tình hình.
(Phần tin trên là do sưu tầm từ trang Tin24/7) 

Chia sẽ một kinh nghiệm của tôi khi trị đau răng do sâu răng: Trước đây tình cờ đọc được tờ tạp chí Thuốc và sức khỏe tại TV ĐHSPKT nó chỉ như sau: Lấy vò xoài tươi trắc ngậm với muối, ngày ngậm nhiều lần, sau khi lành hằn thì tới BV Nha khoa để khám lại và bịt lại các lỗ bị sâu đục răng. Bài này cũng khá hiệu ngiệm đó bạn. Nhưng từ bài thuốc này tôi phát triển thành bài thuốc trị sâu răng, đau răng hiệu quả và dễ làm hơn: 


Bài thuốc: 
   -   Bạn pha một ấm trà thật đặc, hoặc chè xanh om thật đặc
   -  Bạn lấy nước trà đặc ngậm với một ít muối
   -  Ngày ngậm nhiều lần nhé !


 Sau khi ngậm được một chút bạn sẽ thấy trong miệng nôn nôn, nhột nhột vì lúc đó chất chát trong chè và chất mặn của muối phát huy tác dụng, nước chè đặc và muối tạo thành một dung môi thẩm thấu sâu răng ra khỏi chân răng và bị chết do chất chát, mặn.

Nếu bạn thục sự bị sâu răng thì hay thử liền đi, mua trà hay chè thi mua loại ngon ngon để có đủ chất chát (tanin). Hãy chỉ cho mọi người với vì thấy họ đau răng thật tội nghiệp. Cẩn thẩn khi điều trị xong là nghiện nước trà đó nha!

Một cánh học photoshop qua mạng intenet khá hay

Một cánh học photoshop qua mạng intenet khá hay bạn nha!
          Bạn vào trang http://www.youtube.com/  bạn gõ từ khóa "Học Photoshop" hoặc " Photoshop" bạn sẽ thấy một loạt video về photoshop hiện ra, sau đó bàn tìm và download các Video hướng dẫn, Video giáo trình về nghiên cứu nhé! Ngoài ra bạn co thể Download các giáo trình hay Ebook về photoshop rất nhiều trên mạng qua tìm kiếm GooGle
Để Download nhanh bạn nên cài chương trình hổ trợ tải về máy như: Orbit....

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Thông báo chuyển nhà

Gần đây, như các bạn đã biết, trang web cá nhân nguyenvantuan.net bị tấn công vài lần. Lần sau cùng có vẻ nặng nhất vì toàn bộ bài viết bị xóa sạch. May mắn thay, do có back-up nên đại đa số bài đều có thể upload lại. Ba hôm nay, trang web đột nhiên trở nên rất chậm, chậm đến nổi tôi không vào được để upload bài vở. Nhìn vào số truy cập thì vẫn khoảng 6000 / ngày, hoàn toàn không có gì tăng đột biến. Chẳng hiểu tại sao trang web quá chậm. Một người am hiểu về mạng cho biết có thể trang web bị tấn công bằng robot, tức chỉ cần 1 người máy truy cập và nhân lên hàng ngàn truy cập, có thể làm nghẽn trang web dễ dàng. Dĩ nhiên, đó chỉ là giả thuyết và một cách giải thích, chứ chưa biết đúng hay sai. Tuy nhiên, có một thực tế là có người không muốn thấy trang web đó tồn tại. Cho nên, từ nay tôi sẽ cố gắng cập nhật trang web (khi có thể) nhưng đồng thời cũng quay về với tuan's blog.

NVT

Để nhớ đến một người bạn chưa về đến quê

Thiền sư Vạn Hạnh từng viết “thân như điện ảnh, hữu hoàn vô / vạn mộc xuân vinh thu hựu khô” (Thân như điện chớp, có thành không / cỏ cây xuân thắm, thu héo tong) để nói đến sự mong manh của một đời người. Mới thấy đó, rồi chỉ một vài giây phút sau thì mất. Đó cũng chính là tình cảnh của anh bạn tôi: sáng nay anh đã ra đi vĩnh viễn sau một cơn đột quị.

Anh bạn tôi, gọi theo cách gọi của miền Nam, là anh Hai T, cùng tuổi với tôi, tức là không trẻ mà cũng chưa có vinh dự được gọi “người cao tuổi”. Anh Hai T là người chúng tôi gọi đùa là “khỏe như trâu”, thân người to lớn, hơi thấp (và do đó được xếp vào nhóm obese, một risk factor của đột quị) nhưng da ngâm đen (không sợ thiếu vitamin D), chưa bao giờ vào bệnh viện, chưa bao giờ mắc bệnh gì nghiêm trọng (ngoài những cảm cúm theo mùa). Ấy thế mà chỉ một cơn đột quị đã đánh gục anh ngay lúc đang làm việc trong hãng sửa xe của chính anh tạo nên. Vào bệnh viện, nằm phòng cấp cứu, phải thở bằng máy, nhưng chỉ 8 giờ sau thì bác sĩ đề nghị gia đình cho phép rút ống để anh ra đi thanh thản. Chưa một lần vào bệnh viện, nhưng lần nhập viện đầu tiên cũng là lần nhập viện sau cùng của anh.

Bạn bè nghe tin anh ra đi đột ngột ai cũng sốc. Mới ngày hôm kia (thứ Bảy), anh còn tụ tập với đám bạn bè trong cái hãng sửa xe của một người bạn khác, lai rai vài lon bia, và hát karaoke rân trời. Hôm đó tôi phải đưa mấy anh bạn đồng nghiệp ở Trường Y Hải Phòng đi chơi trước khi mấy anh ấy lên đường về Việt Nam, nên tôi tham dự buổi họp mặt hơi trễ. Thấy tôi đến, anh Hai T kéo ghế cho tôi ngồi rồi vỗ vai nói “Ê, nảy giờ tôi nhắc ông hoài, ghế này vẫn dành cho ông đó”. Nói xong, anh gắp một miếng thịt vịt bỏ vào chén và bảo “ăn đi”. Anh rất quí tôi, có miếng ăn gì ngon cũng để dành cho tôi, anh thích loại rượu vang đỏ, và có chai nào ngon cũng nhất định để dành một li cho tôi thử. Anh thường nói “ông là tấm gương cho đám nhỏ nó noi theo”. “Đám nhỏ” ở đây là con của anh ấy. Thật ra, anh chỉ nói thế thôi, chứ chúng nó đã thành công trước khi biết đến tôi. Hôm đó, anh còn khoe với tôi là mới mua vé về Việt Nam vào dịp Tết, và hỏi tôi có “về ăn Tết ở bển cho vui không”. Anh còn nói mới khám phá ra một quán bán thịt bò ở Củ Chi rất ngon, và quyết chí sẽ đến đó “ăn cho biết”.

Nhưng chưa kịp về đến quê thì anh đã ra đi vĩnh viễn. Sự ra đi đột ngột của anh để lại biết bao thương tiếc trong nhóm bạn bè. Tôi định chiều nay sẽ ghé qua bệnh viện để thăm anh, nhưng sáng nay mới vào office đã nghe hung tin: sẽ rút máy thở để anh ra đi thanh thản. Thế là tôi chưa kịp bắt tay anh, chưa nhìn anh lần cuối, thì anh đã ra người thiên cổ!

Tôi có một nhóm bạn quen nhau từ những ngày mới sang Úc định cư 30 năm về trước. Tôi quen gọi đây là những “bội thu” của Úc. Dù đã định cư ở đây trên 30 năm, nhưng chưa một ai ăn một đồng tiền nào từ tài trợ xã hội của Úc; ngược lại, họ đóng góp công sức của mình vào sự phồn thịnh của Úc. Những người bạn tôi sang đây với hai bàn tay trắng, có người lên bờ chỉ cái quần đùi và áo thun, nhưng sau hơn 20 năm cần cù và miệt mài làm việc họ đã tạo cho mình một cuộc sống ổn định, dư dả, đủ “tiếp sức” cho thân nhân bên Việt Nam. Những người bạn của tôi làm “việc tay chân”, người thì sửa xe ôtô, kẻ thợ điện, người làm đồng và sơn xe, người làm làm sắt, v.v… Anh Hai T là một trong những người như thế. Anh Hai T khi mới sang Úc cũng làm đủ thứ nghề, mãi đến khoảng 10 năm trước anh mới kì cóp đủ để mở một cái hãng nhỏ chuyên sơn xe làm đồng xe. Hãng của anh tuy nhỏ nhưng rất đắc khách, một phần vì anh rất khéo tay và làm rất uy tín, một phần khác nhờ bạn bè trong nghề giới thiệu. Tuy mang tiếng là làm chủ, nhưng anh có khi làm còn hơn cả công nhân. Anh là một người Việt tị nạn tiêu biểu, đã đóng góp sức mình cho xứ sở này ngay từ những ngày đặt chân đến Úc.

Thế hệ của anh và tôi là thế hệ làm cật lực cho con cháu. Người trong nước có câu hay hơn: “hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Câu này quả thật thích hợp cho anh Hai T và những người bạn của tôi. Thật vậy, tôi quen một anh bạn khi sang đây với 5 đứa con nheo nhóc, đen đúa, còn anh thì chỉ biết đọc biết viết, nhưng sau 20 năm tất cả 5 đứa đều tốt nghiệp đại học, có đứa thành danh trong xã hội. Có lần tôi hỏi mấy đứa nhỏ tụi nó học gì và học ở trường nào, hai vợ chồng cười nói với tôi hết sức dễ thương: “biết chết liền”. Hai người không biết con mình học cái gì và học trường nào! Mấy đứa nhỏ chỉ báo cho ba má chúng đi dự lễ tốt nghiệp, và thế là xong. (Thật ra thì tôi có hỏi chuyện tụi nhỏ nên biết được chúng nó là kiến trúc sư, kĩ sư, thầy giáo, kế toán, và thương mại). Nhưng anh Hai T thì “khá” hơn, anh biết con mình học gì và làm gì. Những lúc ngà ngà, anh Hai T thường hay tâm sự với tôi và bạn bè rằng anh xuất thân từ một gia đình nổi tiếng với nghề làm nước mắm ở Biên Hòa, hồi nhỏ anh là người lêu lỏng, ít học (dù anh chị em ai cũng học đại học và trở nên giàu có), nhưng mấy đứa con của anh đứa nào cũng tốt nghiệp hay đang học đại học, đứa thì đang học nha sĩ, đứa ra trường dược sĩ, đứa thành kĩ sư, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp “làm xe” của anh cả. Nói xong anh cười khà khà, như là bày tỏ sự mãn nguyện cho sự hi sinh của mình.

Anh là một người có cá tính rất … Nam bộ. Anh hút thuốc lá, nhưng không chịu hút thuốc lá có đầu lọc, mà anh mua thuốc về, tự tay vấn thành từng điếu, rồi bỏ trong cái hộp thuốc làm bằng thiết có hiệu
555 ở phía ngoài hộp. Bạn bè quen gọi “thuốc là 555 của Hai T”. Anh chẳng bao giờ làm phật lòng ai, nhưng cũng thỉnh thoảng nổi nóng và chửi thề. Cách chửi của anh cũng đặc biệt: chỉ một tiếng Mẹ. Có lần anh kể lại một vụ đuổi khách hàng của anh: “Mẹ! Tôi ghét nhất mấy người khách lại trả giá từng đồng. Hồi chiều có thằng Ấn Độ đến nó kì kèo, thấy ghét. Tôi muốn đuổi nó đi, nên ra giá cao gấp 10 lần, mà ông biết không, nó đồng ý mới kẹt mình chớ. Mà tôi đâu nở lòng lấy giá đó, nên tôi nói ‘tao hết nước sơn rồi’ để nó đi chỗ khác. Mẹ! Ghét nhất mấy thằng bần tiện”. Anh đúng là hào hiệp, có khi làm xe cho khách không lấy tiền vì anh nói “chuyện nhỏ mà”.

Anh làm quần quật suốt 7 ngày, và chỉ có niềm vui vào ngày cuối tuần. Tôi nghĩ ngoại trừ những ngày về Việt Nam, anh không có ngày gọi là “week end”. Ngày cuối tuần, bạn bè tụ tập nhau uống bia, nhậu nhẹt, và hát karaoke. Ngoài nghề chính, anh còn rất giỏi nấu ăn nhanh và ngon. Có khi tôi thấy anh nấu một món súp với ba sườn và rau gì đó mà chỉ đúng 10 phút là có ăn, và ai cũng khen ngon. Ngon thật, chứ không khen để lấy lòng. Anh cười khà khà hỏi: “nấu vậy mở nhà hàng được chưa?” Trước đây tôi không biết hát karaoke, nhưng vì sức ép của Hai T mà tôi bây giờ cũng hát tàm tạm. Anh thích hát những bài “nhạc sến”, những bài nổi tiếng trước 1975. Chỉ có tôi chọn bài anh mới thích, vì anh nghĩ tôi biết tâm lí anh. Anh rất thích bài Hát nữa đi em của Phố Thu. Mới 2 hôm trước, anh còn say sưa với Hát nữa đi em, lỡ ngày kia sông cạn đá mòn / Hát nữa đi em, cuộc tình ta chưa hết đoạn đường / Hát nữa đi em, khơi bếp hồng đốt lửa đêm đen / Chuyện ngày xưa nhắc chi thêm buồn / Đời ai không có những tâm sự buồn. Nghe anh xuống giọng câu Đời ai không có những tâm sự buồn tôi có cảm tưởng như anh có tâm sự gì buồn, nhưng cũng phải công nhận anh có chất giọng rất tốt. Có khi nhìn anh nghêu ngao những lời ca như Đêm đêm ngửi mùi hương / mùi hoa sứ nhà nàng / Hương nồng hoa tình ái / đậm đà đây đó gọi tên / Nhà nàng cách gần bên / giàn hoa sứ quanh tường / Nhìn sang trộm nhớ thương thầm / mơ ngày mai lứa đôi, tôi thấy anh như thả hồn vào ca khúc. Nghe riết những bài anh hát tôi cũng … thuộc lòng luôn.

Nay thì anh Hai T đã đi xa, mai mốt đây nghe lại những bài hát đó tôi sẽ nhớ đến câu Đời ai không có những tâm sự buồn. Đối với tôi đó là bài hát có kỉ niệm buồn. Buồn vì một người bạn đột ngột bỏ cuộc vui. Vắng một người thế giới trở nên hoang vu. Vắng một người bạn quen biết bấy lâu nay tôi cảm thấy như mình bị hụt hẫng. Nhưng có lẽ tôi nên mừng cho anh bạn tôi đã chuyển nghiệp.

NVT

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Ngôi nhà thể hiện phong cách của bạn

Diện mạo mặt tiền của ngôi nhà chính là cái mà người qua đường nhìn thấy đầu tiên và từ đó người ta có thể đoán biết được phần nào phong cách, sở thích của gia chủ là sự thành công của các KTS trong vai trò thiết kế. Và đó cũng chính là cách các gia chủ phô ra cái “chất” của mình một cách ý nhị.

1. Ngôi nhà mang nét truyền thống

Đôi khi xen lẫn những ngôi nhà hiện đại ta bắt gặp một kiến trúc rất truyền thống từ kiểu dáng đến vật liệu sử dụng, đơn giản là vì chúng được thiết kế dựa trên sở thích của gia chủ. Sự mộc mạc, giản dị từ tự nhiên khiến cho không gian bớt đi cảm giác xô bồ, náo nhiệt, giống như nhịp sống gấp gáp nơi thành thị nhường chỗ cho sự thanh bình, thư thái.
Bởi vậy, rất nhiều gia chủ không hề ngần ngại khi lựa chọn cho mình phong cách truyền thống đối với không gian sinh hoạt riêng của gia đình. Người ngoài có thể cảm nhận được gu nghệ thuật của gia chủ qua hình dáng kiến trúc ngôi nhà cũng như vật liệu chủ đạo trong xây dựng. Bởi nhà theo nét truyền thống có cách thiết kế rất đơn giản, vật liệu chủ yếu là gỗ, mây, tre….từ thiên nhiên kết hợp với một vài chất liệu hiện đại, màu sắc của nhà cũng là màu của bản thân vật liệu.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở

2. Ngôi nhà mang dáng vẻ hiện đại

Những ngôi nhà mang phong cách hiện đại thường thể hiện qua hình dáng, mảng miếng và màu sắc, khác hoàn toàn với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách truyền thống như trên.
Cụ thể, nhà ở hiện đại có đường nét khỏe khoắn nhưng hài hòa, các chi tiết đều sáng tạo làm nên vẻ thanh thoát thể hiện gia chủ là một người khá tinh tế, phóng khoáng và cởi mở. Vật liệu được sử dụng là những vật liệu hiện đại như sắt, inox, kính, thép…Điểm nhấn trong kiến trúc hiện đại thường là các hình khối, mảng miếng nổi hay chìm trên bề mặt, đặc biệt là ở mặt tiền ngôi nhà.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở
Màu sắc ngoại thất theo phong cách hiện đại được phối khá linh hoạt, đa phần là những gam màu tươi mới và được chỉ định đâu là màu chủ đạo, đâu là màu nổi bật.

3. Ngôi nhà mang phong cách sang trọng, bí ẩn

Những ngôi nhà này gia chủ khiến người khác cảm thấy tò mò và muốn khám phá, đôi khi chỉ là những họa tiết không rõ ràng theo một trường phái hay chủ đề nào cả, hình khối lạ mắt, cách sơn màu đơn giản…nhưng hoàn toàn bộc lộ được vẻ sang trọng, hấp dẫn đối với những người xung quanh. Đối với những ngôi nhà này, gia chủ thường là người thích sự bất ngờ, khả năng sáng tạo tốt và am hiểu về nghệ thuật.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở
KTS. Nguyễn Sỹ Triệu
Công ty CP ADkientruc

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Biệt thự mang phong cách hiện đại


Ngôi biệt thự hiện đại này được thiết kế bởi Schmidt Arquitectos Asociados nằm ở đồi Lo Curro, thủ đô Santiago của Chi lê.
Là một thiết kế nhà hiện đại nhưng ấm cúng thể hiện mong muốn của chủ nhà và được các kiến trúc sư thiết kế theo kiến trúc đương đại, như chiếc hộp đặt trên mặt đất, biến gia chủ thành khán giả của thiên nhiên. Một hành lang trung tâm bằng kính được xây dựng mở rộng như là một thiết kế hiện đại trên mặt đất mời mọi người khám phá và tận hưởng nó.
Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại
Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại
Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại
Ý tưởng thiết kế đã nhấn mạnh kết nối ngôi nhà với cảnh quan. Từ một phòng ở bên ngoài, thông qua khu vực chug là các phòng ngủ. Với cách bố trí này, các phòng tận dụng lợi thế của độ dốc đồi và thông qua tình trạng này thiết lập không gian và phân cấp không gian. Để thực hiện việc thiết kế ngôi nhà tiện nghi, các vật liệu xây dựng đặc biệt được ưu tiên với kết cấu tự nhiên như bức tường đá và sàn gỗ. Phần mềm bao gồm phần bao gạch đá được xây dựng trên nhiều tầng bằng loại gỗ bản địa ở Coihue.
Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại

Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại

Biệt thự đẹp theo phong cách hiện đại
Cuối cùng, các kênh đào chạy xung quanh nhà trở nên tích hợp với thiết kế hiện đại và cảnh quan, tạo hồ tầng kèm theo các tour du lịch, hòa mình cùng thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái và độ ẩm cho không khí. Các kênh này đều chảy vào một bể bơi dài 18 mét giống như một ao lớn hơn của hệ thống.
Theo Dothi

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Phòng ăn mang phong cách sang trọng

Ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn ưa chuộng kiểu trang trí phòng ăn theo phong cách quý tộc cổ điển bởi nó mang đến không gian sang trọng, thượng lưu.
Phong cách này thường nhấn mạnh tới sự cầu kỳ và tinh tế của họa tiết đồ đạc cùng cách bài trí lộng lẫy. Tham khảo một số mẫu thiết kế ấn tượng dưới đây.
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Khoong gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
Không gian phòng ăn
Phòng ăn phong cách sang trọng - Archi
(Theo ngoisao)