Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

5 mẹo trang trí phòng khách

Bạn có muốn trang trí phòng khách một cách hiệu quả?
 Bạn muốn đặt một nỗ lực và hoàn toàn được chú ý?
Khi bạn muốn trang trí, suy nghĩ về thực tế là môi trường sống của bạn ảnh hưởng đến cách bạn bố trí vật dụng trong nhà
Nếu bạn có trang trí đẹp, điều này có thể nâng tâm trạng của bạn và giúp thư giãn các vị khách của bạn, , bạn bè của bạn và những người thân yêu thực sự sẽ đánh giá cao nó.
Dưới đây là 5 lời khuyên để chúng ta cùng xem xét:
1. Sử dụng sản phẩm nghệ thuật chẳng hạn như thảm trang trí tường để tạo ra một hiệu ứng tuyệt vời.
tấm thảm là một cách duy nhất để trang trí và sẽ ngạc nhiên nhiều người trong các cách mà nó có một tác động duy nhất trên một căn phòng. Các hình thức khác của nghệ thuật thường có thể được bỏ qua, nhưng tấm thảm với các nếp gấp tự nhiên và vẻ đẹp có một tác động rất lớn.
2. Sử dụng không gian sạch để mời mọi người.
Việc sử dụng không gian trong một phòng là quan trọng. Khi một không gian cảm thấy thoáng mát và không gian, mọi người sẽ tự nhiên cảm thấy được mời đến và thư giãn. Điều này có nghĩa là một chiếc ghế dài hoặc ghế sofa với không gian để ngồi,
3 . Ánh sáng.
Để tạo ra ánh sáng mềm mại, nên  sử dụng ánh sáng lung linh của đèn. Đây là một cách ấm cúng và thân mật để tạo nên ánh sáng phòng ,khi cần lãng mạn hay chỉ đơn giản là thư giãn. Khi bạn muốn nhiều ánh sáng, sử dụng đèn chiếu sáng phía trên và halogen.
4. Một lựa chọn của các cá nhân.
Mỗi phòng trong nhà sẽ nói điều gì đó về chúng tôi. Bạn có thể có một vài bài hiển thị như tạp chí, âm nhạc, mục sở thích, các ảnh đóng khung hoặc các mặt hàng khác mà bạn yêu thích và được bố trí xung quanh. Khách hàng của bạn sẽ thưởng thức chúng và sẽ cung cấp một điểm khởi đầu của cuộc hội thoại.
5. Hoa tươi thắm.
Nếu bạn đang tổ chức  một dịp đặc biệt , sau đó hoa tươi t có thể  cung cấp vẻ đẹp và hương thơm . làm sống động năng lượng trong một phòng và làm cho nó có vẻ giống như một dịp đặc biệt.
Vì vậy, hãy xem những lời khuyên này và áp dụng chúng khi trang trí phòng khách.

Đặt bếp thế nào cho hợp Phong Thủy và khoa học?


 
Chọn được hướng bếp hợp lý không chỉ đem lại sự thuận tiện cho gia chủ trong việc nấu ăn hàng ngày mà còn có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt bền vững về sau của các thành viên trong gia đình.
Đặt ở hướng nào?
Theo quan niệm dân gian, nguyên tắc đầu tiên cần phải tính đến khi chọn hướng cho bếp là tọa hung, hướng cát (đứng trên cái dữ, hướng về cái lành). Như vậy bếp vừa trấn áp được hung thần vừa hút được khí lành. Trước kia hỏa môn (cửa bếp) là nơi đốt lửa nhưng ngày nay sử dụng bếp điện, bếp gas thì núm điều chỉnh lửa chính là hỏa môn, đặt quay về hướng lành là được.
Nhiều người vẫn có quan niệm đặt bếp ở gần cửa sổ cho sáng và thuận tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, điều này lại không hợp lý. Gió mưa, bụi bặm từ bên ngoài dễ làm bẩn đồ ăn, thức uống khi đang đun nấu. Vì thế, cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió. Nếu muốn nhà bếp thông thoáng thì phương án dùng quạt hút và máy hút mùi là hợp lý hơn cả.
Trong một số trường hợp, do hạn chế về diện tích, khu vực đun nấu thường được bố trí ở gần ban công. Nếu nhà bạn có bếp rơi vào trường hợp này thì cần che chắn bớt ban công cho kín đáo “ông táo”!
Có kiêng có lành
Nhiều người cho rằng bếp là không gian phụ, không cần thiết nên không cần quá tươm tất. Thế nhưng, dân gian có câu: “Ăn nhiều, ở bao nhiêu”, đã phần nào cho thấy sự hoạt động miệt mài của bếp trong cuộc sống của gia chủ.
Muốn đặt bếp sao cho đúng bạn nên chú ý những “bí quyết” sau:
  • Không nên đặt bếp ở hướng Tây vì theo quan niệm dân gian, hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc Hỏa. Hơn nữa, mặt trời lặn về hướng Tây, khi chiều nặng với ánh nắng gay gắt sẽ làm thức ăn dễ ôi thiu và việc nấu nướng cũng khá bất tiện. Bếp cũng không nên đặt ở hướng Nam vì hỏa khí của hướng Nam rất mạnh. Nếu đặt ở hướng Nam thì hai hỏa gặp nhau sẽ hết sức nóng, không có lợi cho gia chủ. (Tương tự cho việc dùng màu sắc nhạt, không dùng màu quá nóng ở khu vực bếp).
  • Không nên đặt bếp ở nơi quá ẩm – thấp, tối tăm, không có không khí lưu thông.
  • Không nên đặt bếp thẳng với cửa chính vì nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào bếp sẽ không có lợi. Hơn nữa, bếp là nơi có nhiều đồ lỉnh kỉnh cần tránh đặt nơi quá lộ liễu làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
  • Vị trí của bếp còn phải tránh gió lùa, tránh những nơi thường đi ngang. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân.
  • Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh. Đây là điều mà những ngôi nhà phố có diện tích hạn chế hay mắc phải. Nhà vệ sinh có nhiều thứ bẩn và vi trùng có hại rất dễ ảnh hưởng đến bếp, lây bệnh cho người qua đường ăn uống.
  • Bếp là nơi nấu nướng, thường xuyên sinh nhiệt nên rất nóng bức. Trong khi đun nấu, bếp còn sinh ra khói dầu mỡ có hại. Chính vì thế, cần tránh đặt bếp cạnh hoặc đối diện với cửa phòng ngủ vốn là nơi để gia chủ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
  • Cần tránh đặt bếp phía trên đường ống cấp, thoát nước trong nhà. Bếp thuộc hỏa vốn kỵ thủy là nước. Hơn nữa, nếu đường ống nước gặp sự cố thì việc sửa chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • Tương tự như vậy bếp cũng không được đặt kề với chậu rửa bát. Đặc biệt cần tránh đặt bếp kẹp giữa 2 nguồn nước (ví dụ một bên là chậu rửa một bên là máy giặt).
  • Dân gian cho rằng góc tường hoặc góc nhọn mang hình mũi tên độc, rất có hại. Cho nên, ngoài trường hợp bất khả kháng, bạn cần tránh đặt bếp ở nơi có góc tường chiếu thẳng vào.
  • Nếu cần thiết đặt bàn thờ Táo thần thì nên đặt đối diện hướng Nam hoặc đặt vào hướng hạp tuổi với gia chủ.
Theo Phong Thủy Trung Quốc

Thiết kế âm thanh cho phòng chiếu phim, nghe nhạc, karaoke…


Tạp âm, kích thước phòng, cách bố trí thiết bị và vật liệu cách âm… tất cả có thể là nguyên nhân làm cho hệ thống âm thanh của bạn nghe chưa được ưng ý mặc dù hệ thống âm thanh đó có giá trị rất cao. 
Tạp âm có thể xuất phát từ bên ngoài, từ máy điều hoà, từ chính hệ thống âm thanh và thậm chí của chính phòng nghe tạo ra. Để biết được tạp âm xuất phát từ đâu, hãy nghe nhạc từ phía sau của loa.
Để có được phòng nghe tốt, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
A. Kích thước phòng
Phòng quá nhỏ, hẹp sẽ không thể nghe được những âm thanh tần số quá thấp cho dù thiết bị vẫn phát dải tần số đó. Để nghe được tần số 20 hz, cần phòng nghe có đường chéo tối thiểu 8,53 mét. Tức là, phòng càng nhỏ, càng mất bass. Đây là lợi thế thuộc về những người có “nhà cao cửa rộng” khi nghe âm trầm.
Tuy nhiên, đa số dân nghe nhạc chấp nhận mức âm thanh có dải tần thấp tới 50Hz. Nghĩa là chỉ cần phòng nghe có đường chéo tối thiểu 3,41 mét. Nếu bạn có điều kiện thiết kế một phòng nghe ngay khi dựng nhà, hãy áp dụng phương pháp tỷ lệ về kích thước phòng như sau: cao x rộng x dài = 0,618 x 1 x 1,618. Đây là tỷ lệ rút ra được khi đo thực nghiệm các công trình xây dựng của người Hy Lạp cổ đại.
B. Vật liệu cách âm và hút âm
Vải có tác dụng hút 70% âm bổng (treble) và phản hồi gần 100% âm trầm (bass), nếu sử dụng vải làm vật liệu cách âm thì ta sẽ nghe tiếng bass lớn hơn tiếng treble.
Âm thanh trong phòng kín được tạo từ âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi (phản xạ âm), âm thanh trực tiếp được phát ra gần với loa còn âm thanh phản hồi sẽ vang xa. Khi sử dụng vải làm vật liệu cách âm, âm thanh phản hồi sẽ bị hấp thụ, giúp bạn nghe âm thanh mượt mà hơn.
Tại các phòng chiếu phim, phòng karaoke, người ta thường sử dụng vải nhung làm thiết bị cách âm.
Ngoài ra còn có một số vật liệu cách âm và hút âm khác như: vải thủy tinh, bông thủy tinh, giấy bạc, bông khoáng Rockwool (len đá), xốp đệm, lăn gai tường, thảm, thanh gỗ ghép…
Lưu ý: tối kỵ treo quá nhiều tranh ảnh, các vật liệu cứng trong phòng nghe âm, phòng thu âm vì chúng sẽ làm bạn có cảm giác âm thanh không được trung thực (có nhiều tạp âm).

C. Tiêu tán âm
Trong một phòng nghe, thường xảy ra hiện tượng phản xạ sóng âm (tạo tiếng vang, âm thanh phản hồi). Sóng phản xạ này thường sai pha so sóng tới phát ra từ loa tạo nên cộng hưởng âm hoặc triệt tiêu âm ở các vị trí khác nhau trong phòng khiến âm thanh không còn trung thực.
Cách tốt nhất để triệt tiêu hiện tượng này là… đập hết tường. Nhưng tất nhiên ít ai làm như vậy, giải pháp là bài trí các vật liệu tiêu tán âm phổ biến như trong phần cách âm đã nêu.
Người ta đặc biệt chú ý đặt vật hút âm ở những góc của phòng nghe, vì sóng âm đi đến những khu vực này thường tạo thành những phản xạ âm học rất phức tạp. Cách khắc phục đơn giản, phổ biến là dựng những cột vải tròn ở những góc này.
Ngoài ra, trong phòng nghe thường xảy ra hiện tượng cộng hưởng sóng âm. Hậu quả của nó là mức âm lượng nghe được sẽ khác nhau ở các vị trí khác nhau trong phòng nghe (như tiếng bass thường mạnh hơn khi bạn ngồi ở góc phòng, sát tường, hay khi bạn ngồi dưới đất). Cách khắc phục là thực nghiệm dịch chuyển vị trí loa đến khi có được âm thanh ưng ý tại vị trí nghe.
Nhiều người thừa nhận: “Âm thanh hay, là âm thanh có qua ít nhất một lần phản xạ”. Do vậy, người ta không tìm cách tiêu âm hoàn toàn, mà có thể bố trí những vật dụng phản xạ âm ở phía sau thùng loa, và hai bên phòng nghe.
Vật dụng tán âm đơn giản là những thanh gỗ ghép tạo khe tán âm. Tất nhiên, tiêu tán âm càng lớn thì hiệu suất của hệ thống âm thanh sẽ càng nhỏ (điều không mong muốn). Nhưng tiêu tán đến mức độ nào, tiêu tán âm ở dải tần số nào còn tuỳ thuộc vào sở thích của người nghe. Những người thích âm thanh có biên độ lớn thường không bố trí quá nhiều những vật dụng hút âm.
D. Chọn loa
Trên thị trường có vô số loa với giá và chất lượng khác nhau. Thông thường, giữa giá, thương hiệu và chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng có quan hệ thuận chiều. Vậy, khi bắt đầu mua loa, bạn hãy tham khảo các tạp chí viết về các sản phẩm nghe nhìn, nơi có những bài viết khá khách quan về chất lượng của các hệ thống âm thanh trong đó có loa. Kế đến, tham khảo bạn bè có hiểu biết và kinh nghiệm về âm thanh. Sau đó, lập danh sách các sản phẩm dựa theo mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bạn. Giờ đây, danh sách các “ứng viên” sẽ ngày càng ngắn gọn hơn, giúp bạn chọn lựa nhanh chóng và dễ dàng.
Xin giới thiệu vài tiêu chí chọn sản phẩm loa:
1. Kích thước, kiểu dáng tương thích với phòng nghe
Một số người muốn kích thước loa phải hài hòa với nội thất trong phòng. Ngược lại, có người lại muốn hệ thống âm thanh trở thành bộ phận trung tâm trong phòng nghe và họ không quan tâm đến kích thước to hay nhỏ của loa. Kiểu dáng của loa cũng là yếu tố cần quan tâm. Một thùng loa xấu xí ắt hẳn sẽ gây phản cảm khi nó đứng bên cạnh những bộ đồ gỗ quan trọng. Nhiều cặp loa hi-end có kết cấu rất đẹp đã tôn thêm nét sang trọng trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, những bộ loa đó thường khá đắt. Khái niệm loa “book-shelf” chỉ dùng cho các cặp loa nhỏ, nhưng loa “giá sách” sẽ không thể hiện được hết vẻ đẹp âm thanh vốn có khi bị đặt trên giá sách. Nên đặt chúng trên kệ loa, bởi vị trí này giúp loa tạo âm hình đẹp và trong trẻo hơn.
2. Tương thích giữa loa và hệ thống âm thanh
Đầu tiên là độ nhạy của loa, tạm hiểu là độ lớn âm thanh mà loa có thể đưa ra với một mức công suất ampli nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1 m khi loa được cấp công suất 1 W. Độ nhạy là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của loa ở mức công suất ampli nhất định. Một yếu tố khác về điện tử mà bạn cần lưu ý là trở kháng loa. Nếu trở kháng loa càng thấp thì yêu cầu đặt ra là bộ khuếch đại âm tần (Audio amplifier) phải có trở kháng ra cũng thấp tương tự. Nếu bạn chọn loa trở kháng thấp, phải chọn Amplifier có trở kháng ra nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng của loa. Về nhạc tính, bạn nên chọn những loa có âm thanh càng tự nhiên càng tốt.
3. Sở thích nghe nhạc
Loa hoàn hảo là loa đáp ứng được các thể loại nhạc, từ thính phòng giao hưởng đến nhạc rock (đáp ứng được cả dải tần số audio). Nhưng thực tế các loa như thế thường thì rất đắt tiền mà công suất thường không lớn, do đó tùy mục đích sử dụng (cho thể loại nhạc) mà ta chọn loại loa thích hợp.
Nếu bạn thường nghe nhạc hòa tấu và phòng nghe nhỏ thì chọn loa chọn loại loa book-shelf.
Ngược lại, nếu bạn mê nhạc rock, yêu cầu âm thanh có biên độ lớn, đáp ứng được tần số thấp và tiếng bass lớn, nên chọn loại loa cột, loa lớn;
Nếu sử dụng cho hệ thống âm thanh công suất cực lớn (âm thanh quán bar, âm thanh vũ trường, âm thanh sân khấu…) thì chọn loại loa có hiệu suất cao và loa đáp ứng từng dải tần số riêng biệt như dải tần số cao (high range), dải tần số trung bình (midrange), dải tần số thấp (bass, sub-bass).
Mỗi loại loa có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tìm được loa hợp sở thích nghe nhạc, bạn sẽ được thưởng thức bản nhạc yêu thích một cách tuyệt vời. Khi chọn mua loa, hãy mang theo vài đĩa CD có những thể loại nhạc bạn ưa thích để thử. Cặp loa nào đáp ứng tốt nhất là cặp loa bạn nên chọn mua về.
4. Chọn nơi bán hàng
Chọn những nơi cung cấp thiết bị âm thanh sẵn sàng cho khách hàng nghe thử nhiều loa khác nhau và tư vấn cho bạn những lời khuyên bổ ích trong việc phối ghép cả hệ thống âm thanh, cho bạn biết ưu – nhược điểm của từng loại loa. Bạn có thể liên hệ Trung tâm nghiên cứu Âm thanh để tư vấn cụ thể.
E. Dây loa và amplifier
Về nguyên tắc, ta nên đặt amplifier càng gần vị trí đặt loa càng tốt, như thế sẽ giảm được tổn hao công suất trên dây loa. Ngoài ra, chất lượng của dây loa ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh, có những bộ dây lên tới hàng trăm USD.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhãn hiệu dây loa “hi end” nổi tiếng như: Van Den Hui, Transparent, Synergitic, Purist Audio. Chất lượng của dây loa phụ thuộc nhiều vào chất liệu chế tạo nên chúng như vàng, bạc, đồng, bạch kim hay hợp kim…, phụ thuộc vào công nghệ chế tạo, tiết diện của dây (cũng chính là thương hiệu của nhà sản xuất), phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Tiết diện của dây phải tỷ lệ thuận với độ dài mới có thể đảm bảo được chất lượng của âm thanh. Nếu dây có chiều dài 5 m trở xuống thì tiết diện của dây phải vào khoảng 1,5 mm2; trên 5 m thì có tiết diện là 2,5 mm2.
F. Cách bố trí loa
Theo các tài liệu, kinh nghiệm thu thập, phòng nghe có thể quyết định từ 30 – 40% chất lượng âm thanh.
Các nhà âm học đã tìm ra phương pháp đặt loa tối ưu dựa trên chiều rộng phòng nghe như sau: Khoảng cách giữa hai loa và khoảng cách từ loa tới tường chắn phía sau loa bằng 44,7% chiều rộng phòng nghe. Ví dụ, phòng nghe có chiều rộng 4 mét thì khoảng cách giữa 2 loa và khoảng cách từ loa đến tường chắn phía sau loa là 1,778 mét.
Tuy nhiên, ít ai có điều kiện thiết kế phòng nghe nhạc trước khi xây nhà, thông thường, các thiết bị âm thanh được đưa vào một căn phòng xây sẵn. Do vậy, trong các gia đình, phòng nghe nhạc thường có hình chữ nhật. Theo tiêu chuẩn, nó phải có kích thước từ 15m2 trở lên, với diện tích này mới đủ để đặt các loa cách nhau ít nhất từ 3 m, và cách người ngồi khoảng 3,5 m và cách tường 1 m.
Trong điều kiện phòng nghe hẹp, người ta thường bố trí vị trí người ngồi nghe và hai loa thành hình tam giác đều để khai thác tốt nhất hiệu ứng stereo tạo “âm hình” chuẩn xác cho âm thanh của bản nhạc.
5 nguyên tắc sau giúp bạn xác định được vị trí đặt loa một cách thích hợp:
- Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm (bass).
- Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Thông thường hai loa và người nghe tạo thành một tam giác đều là hợp lý.
- Đặt loa hướng về phía người nghe.
- Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.
- Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.
Việc bố trí chỗ đặt loa còn phụ thuộc vào kiểu dáng thùng loa. Với phòng nghe nhạc, ta không nên thiết kế trần nhà dạng vòm, vì như vậy sẽ tạo nên tiếng dội không mong muốn (hiệu ứng echo). Với những trần nhà quá cao nên sử dụng loa tháp.
Những thùng loa kín (không lỗ thông hơi) dễ bố trí hơn những thùng loa bass reflex (có lỗ thông hơi). Với loa có lỗ thông hơi, thì loa có lỗ thông hơi phía trước dễ bố trí hơn loa có lỗ thông hơi phía sau. Thùng loa kín hoặc thùng loa có lỗ thông hơi phía trước có thể đặt ở vị trí sát tường.
Ngoài ra, có những yếu tố âm học rất phức tạp chi phối phòng nghe. Do đó, có những thiết kế phòng âm thanh bố trí vật dụng rất hỗn độn nhưng âm thanh nghe vẫn rõ ràng trong trẻo, ngược lại có những phòng thấy rất thoáng nhưng âm thanh nghe lại không rõ.
G. Cải thiện chất lượng âm thanh
Tăng trọng lượng, dùng thêm châm kim (skipe/cone) giúp loa cải thiện chất âm:
Một trong những mẹo khá hay mà cũng rất đơn giản là tăng trọng lượng của thùng loa. Tăng trọng lượng đồng nghĩa với việc ổn định rung chấn, giảm méo tiếng, đặc biệt cải thiện chất âm của dải trầm. Ở một số loại loa, nhà sản xuất thiết kế những khoang trống cho bạn có thể thêm các chất liệu nặng nhằm tăng trọng lượng cơ bản của loa. Chẳng hạn như loa Von Schweikert VR3, hệ thống loa còn được ổn định bởi một khoang rỗng, bạn có thể dùng cát hoặc chì để cho vào, sau khi thêm vật nặng cho thùng loa, dải âm trầm của loa trở nên mạnh hơn, âm ở tần số trung (midrange) và bổng (high range) rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một đôi loa bình thường, bạn vẫn có thể dùng những tấm đá granite dưới đế loa. Ngay trên đỉnh thùng loa, bạn cũng có thể đặt thêm một tấm đá tương tự như vậy.
Ngoài ra, để những rung động được triệt tiêu, đem lại âm trầm mạnh, chúng ta có thể trang bị thêm bộ châm kim (nếu loa không có). Hiện nay, một số cửa hàng hi-fi có bán những bộ kim ngoại hoặc tự chế gia công từ đồng,…
H. Nâng âm lượng trong dải tần số midrange và treble
Có thể nâng âm lượng ở dải tần số midrange hoặc treble bằng cách gắn thêm một loa còi rời. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến đối với các audiophile thế giới. Tuy nhiên, việc dùng thêm còi sẽ làm vùng nghe “tốt” bị thu hẹp hơn vì ở tần số càng cao thì âm thanh càng có tính định hướng.

G. Loa và thời gian sử dụng
Do tác động của trọng lực, sau một thời gian hoạt động, cuộn dây loa (voice coil) của loa bị lệch khỏi tâm. Một số trường hợp lệch xuống chạm đến một cực của nam châm gây nên những âm thanh rè khó chịu. Cách xử lý hiệu quả mà không cần phải sửa hay thay loa là xoay loa 180 độ, trọng lực sẽ tác động lên voice coil và kéo loa trở về vị trí trung tâm. Trong một số trường hợp, cuộn voice coil lệch tâm quá xa, chạm mạnh vào nam châm gây nên tiếng rè lớn, lúc này, cách xoay loa 180 độ như trên không cải thiện được, bạn nên nhờ kỹ thuật viên âm thanh chỉnh lại, hoặc tốt hơn nữa là… “thay loa mới”.
Chúc các bạn có được một phòng thư giãn và giải trí thật tuyệt vời!

Giải thưởng Pritzker 2012: Wang Shu (Trung Quốc)


Ông Wang Shu, một kiến trúc sư 48 tuổi có xưởng kiến trúc đặt tại Hàng Châu (Trung Quốc), sẽ là người nhận giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2012. Thông tin này vừa được công bố bởi Thomas J. Pritzker, chủ tịch Quỹ Hyatt là nhà tài trợ giải thưởng. Buổi lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 25/5/2012. Đây là lần đầu tiên, Pritzker Prize được trao cho một kiến trúc sư sống và làm việc ở Trung Quốc.
Trong thông báo, ban giám khảo giải Pritzker đã cho biết thêm: ”một kiến trúc sư đến từ Trung Quốc được lựa chọn, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc thừa nhận vai trò của Trung Quốc góp phần cho sự phát triển của những tư tưởng kiến trúc. Ngoài ra, trong những thập kỷ tới, thành công của Trung Quốc về đô thị hóa rất quan trọng với Trung Quốc và thế giới. Công cuộc đô thị hóa trên toàn thế giới cần phải hài hòa với văn hóa và nhu cầu địa phương. Cơ hội chưa từng có cho quy hoạch đô thị và thiết kế của Trung Quốc là muốn có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống lâu đời và độc đáo của quá khứ với nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.
Mục đích của giải thưởng kiến trúc Pritzker, được Jay A.Pritzker và vợ của mình, Cindy lập ra vào năm 1979, là một giải thưởng hàng năm nhằm vinh danh một kiến trúc sư còn sống có quá trình công tác thể hiện được sự kết hợp của những phẩm chất như tài năng, tầm nhìn, và sự cam kết, và những tác phẩm sáng tác phù hợp và có ý nghĩa đóng góp cho nhân loại và xây dựng môi trường thông qua nghệ thuật kiến trúc. Người đoạt giải nhận được một khoản trợ cấp $100.000 và một huy chương bằng đồng.
Trưởng ban giám khảo giải thưởng Pritzker, Lord Palumbo, phát biểu: Vấn đề về mối quan hệ phù hợp của hiện tại với quá khứ đặc biệt là kịp thời. Gần đây quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã khuyến khích những cuộc tranh luận để xem kiến trúc nên giữ truyền thống hoặc chỉ nên hướng tới tương lai. Như với bất kỳ công trình kiến trúc vĩ đại nào, công việc của Wang Shu có thể vượt qua cuộc tranh luận đó, cho ra đời công trình kiến trúc không giới hạn, bắt rễ sâu trong phạm vi của nó và mặc dù chưa phổ biến.
Wang lấy được bằng kiến trúc đầu tiên của mình tại khoa kiến trúc thuộc Viện công nghệ Nam Kinh, năm 1985. Ba năm sau, ông đã nhận được bằng thạc sĩ cũng tại Viện này. Khi lần đầu tiên tốt nghiệp, ông đã làm việc cho Học viện Mỹ thuật Chiết Giang ở Hàng Châu, quyết tâm nghiên cứu về môi trường và kiến trúc liên quan đến việc tái thiết các tòa nhà cũ. Gần một năm sau đó, ông đã nhận được công đầu tiên của mình là dự án thiết kế kiến trúc – thiết kế một Trung tâm Thanh niên với diện tích 3600m2  cho thị trấn nhỏ của Haining (gần Hàng Châu). Nó đã được hoàn thành vào năm 1990.
Và gần như toàn bộ thời gian trong mười năm sau đó, ông đã làm việc với thợ thủ công để có được kinh nghiệm xây dựng thực tế và ngoài trách nhiệm của việc thiết kế. Năm 1997, Wang Shu và vợ của mình, Lu Wenyu, thành lập xưởng hành nghề chuyên nghiệp của mình ở Hàng Châu, với tên gọi “Amateur Architecture Studio.” Ông giải thích cái tên này:Đối với tôi, là một nghệ nhân hoặc thợ thủ công, đều có đam mê và niềm vui với công việc, hoặc gần như thế. Sự giải thích từ ngữ của ông tương đối gần với một trong các định nghĩa nguyên vẹn của từ điển: một người đã gắn kết mình với hoạt động nghiên cứu, thể thao hay các hoạt động khác có mục đích tạo niềm vui hơn là vì lợi ích tài chính hoặc lý do chuyên môn.” Theo giải thích của Wang Shu, từ “niềm vui” cũng có thể được thay thế bằng “tình yêu công việc.”
Đến năm 2000, ông đã hoàn thành dự án lớn đầu tiên của mình, Thư viện của trường nghề Wenzheng tại Đại học Tô Châu. Để phù hợp với triết lý của mình là thận trọng chú ý đến môi trường, và xem xét cẩn thận đến nghề làm vườn truyền thống của Tô Châu đã đề xuất các tòa nhà nằm giữa nước và những ngọn núi không nên nổi bật, ông đã thiết kế thư viện với gần một nửa của tòa nhà là ở dưới lòng đất. Ngoài ra, bốn tòa nhà khác nhỏ hơn nhiều so với tòa nhà chính. Năm 2004, công trình thư viện đã nhận được Giải thưởng Kiến trúc Nghệ thuật của Trung Quốc.
Các dự án lớn khác của ông đã hoàn thành, tất cả ở Trung Quốc, chỉ trong năm 2005, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Ningbo và năm ngôi nhà rải rác tại Ningbo đã nhận được giải thưởng Holcim Awards cho công trìn bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong thành phố này, ông cũng đã hoàn thành Bảo tàng Lịch sử Ningbo vào năm 2008. Trong thành phố Hàng Châu quê hương của ông, ông đã triển khai giai đoạn đầu tiên của Làng đại học Xiangshan của Học viện Nghệ thuật  Trung Quốc trong năm 2004, và sau đó hoàn thành giai đoạn hai của làng đại học này trong năm 2007.
Đúng như cách thức của ông về tính kinh tế trong sử dụng vật liệu, ông đã tận dụng hơn 2.000.000  viên gạch từ việc phá hủy ngôi nhà truyền thống để lợp các mái nhà của làng đại học này. Cùng năm đó tại Hàng Châu, ông đã xây dựng khu căn hộ Vertical Courtyard, bao gồm tòa tháp 26 tầng, được đề cử trong năm 2008 cho giải thưởng quốc tế về nhà cao tầng của Đức. Cũng hoàn thành trong năm 2009 tại Hàng Châu, là hội trường triển lãm về phố Hoàng gia của triều đại Nam Tống. Năm 2006, ông đã hoàn thành Nhà Gạch ở Kim Hoa.
Những ghi nhận quốc tế khác bao gồm French Gold Medal từ Học viện Kiến trúc năm 2011. Năm trước đó, cả ông và vợ của mình, Lu Wenyu, đã được trao giải thưởng German Schelling Architecture.
Từ năm 2000, Wang Shu đã là người đứng đầu của Khoa Kiến trúc của Học viện Nghệ thuật tại Hàng Châu, nơi ông đã từng làm nghiên cứu về môi trường và kiến trúc khi ông lần đầu tiên tốt nghiệp tại trường này. Năm ngoái, ông trở thành kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí “Kenzo Tange Visiting Professor” tại Harvard Graduate School of Design ở Cambridge, Massachusetts. Ông cũng là giảng viên thường xuyên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ: UCLA, Harvard, Đại học Texas, Đại học Pennsylvania. Ông đã tham gia một số triển lãm quốc tế lớn ở Venice, Hong Kong, Brussels, Berlin và Paris.
Khi biết mình được vinh danh tại giải thưởng Pritzker, Wang Shu cho biết: Đây thực sự là một ngạc nhiên lớn. Tôi rất vinh dự được nhận giải Pritzker. Tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi đã làm rất nhiều việc trong thập kỷ qua. Nó chứng tỏ rằng làm việc một cách nghiêm túc và kiên trì dẫn đến kết quả tích cực.
Ban giám khảo được lựa chọn cho giải thưởng Pritzker năm 2012 bao gồm Chủ tịch, Lord Palumbo, người bảo trợ kiến trúc nổi tiếng của London, Chủ tịch ủy thác Serpentine Gallery, cựu chủ tịch của Hội đồng nghệ thuật của Vương quốc Anh, cựu chủ tịch của Tate Gallery Foundation, và cựu ủy viên của Mies van der Rohe Archive tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York và các thành viên khác (theo thứ tự ABC): Alejandro Aravena, kiến trúc sư và giám đốc điều hành của Elemental tại Santiago, Chile, Stephen Breyer, Tòa án Tư pháp tối cao Hoa Kỳ, Washington, DC; Yung Ho Chang, kiến trúc sư và nhà giáo dục, Bắc Kinh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Zaha Hadid, kiến trúc sư và chủ nhân Pritzker 2004; Glenn Murcutt, kiến trúc sư và đoạt giải Pritzker năm 2002 ở Sydney, Australia; Juhani Pallasmaa, kiến trúc sư, giáo sư và tác giả của Helsinki, Phần Lan và Karen Stein, nhà văn, biên tập viên và chuyên gia tư vấn kiến trúc tại New York. Martha Thorne, phó hiệu trưởng quan hệ đối ngoại, IE School of Architecture, Madrid, Tây Ban Nha, là giám đốc điều hành của giải thưởng.
Một số công trình do KTS Wang Shu – thiết kế:
 Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China
 Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China
 Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China
 Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase I, 2002-2004, Hangzhou, China
 Ceramic House, 2003-2006, Jinhua, China
 Ceramic House, 2003-2006, Jinhua, China
 Five Scattered Houses, 2003-2006, Ningbo, China
 Five Scattered Houses, 2003-2006, Ningbo, China
 Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China
 Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China
 Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China
 Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China
 Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China
 Ningbo Contemporary Art Museum, 2001-2005, Ningbo, China
 Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China
 Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China
 Ningbo History Museum, 2003-2008, Ningbo, China
 Ningbo Tengtou Pavilion, Shanghai Expo, 2010, Shanghai, China
 Ningbo Tengtou Pavilion, Shanghai Expo, 2010, Shanghai, China
 Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy
 Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy
 Tiled Garden, 2010, 10th Venice Biennale of Architecture, Venice, Italy
 Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China
 Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China
 Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Hangzhou, China
Video cuộc trò chuyện với KTS Wang Shu của kênh Biennale, tháng 8/2010:
.
[ Download: 2012 Pritzker Architecture Prize Media Kit (English) ]
KTS Trình Huy Long (theo PritzkerPrize.com)
(Source: ASHUI)

Tính năng và ứng dụng của vật liệu: nhóm SƠN Vật liệu sơn là vật liệu có nguồn


gốc từ thiên nhiên, nhân tạo hoặc tổng hợp ở dạng lỏng, dùng để quét lên bề mặt của sản phẩm, nhằm chống rỉ cho kim loại, chống ẩm và chống mục cho gỗ, bảo vệ khỏi tác động của một số hoá chất, đảm bảo điều kiện vệ sinh và để tăng nét đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ở nước ta có cây sơn trồng nhiều ở vùng Trung Du, nhựa của nó dùng để tạo sơn tương đối đơn giản. Ngoài ra còn có nhiều loại dầu thực vật (dầu trẩu, dầu gai, dầu lanh, dầu thông ) có thể dùng để chế tạo sơn. Là loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến, chỉ nói riêng trong ngành xây dựng và trang trí nội thất thì sơn có một vai trò không thể thiếu trong việc tăng thêm nét đẹp cho các sản phẩm design bằng màu sắc khoác lên trên nó.
Để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng của sơn, cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: sơn phải nhanh khô ( không muộn hơn 24 h sau khi sơn ), và ngày nay thường được sơn dưới dạng dùng pitôlê thổi từng lớp một, sảnphẩm được hoàn thành nhanh khô hơn và độ bền cũng cao hơn, rất khó bị trầy tróc. Ngoài ra còn phải đảm bảo yêu cầu cách điện, cách âm, chịu ẩm ướt.
Vật liệu sơn được phân ra làm hai loại: sơn, vecni và các vật liệu phụ. Sơn có tác dụng tạo ra lớp màu bảo vệ sản phẩm, vecni thì trong suốt và phủ trang trí lần cuối lên bề mặt sơn. Trong công đoạn sơn, phải chuẩn bị các loại vật liệu phụ như: matít bồi mặt, sơn lót, matít gắn, keo sữa để chuẩn bị cho bề mặt sơn .
Thành phần của sơn
Tuỳ theo công nghệ sản xuất nhưng dù với công nghệ nào thì cũng phải đảm bảo các thành phần như: chất kết dính (chất tạo màng) chất tạo màu, chất độn và dung môi.
Chất kết dính là thành phần chủ yếu của sơn, nó xác định độ quánh, cường độ, độ cứng và tuổi thọ của sơn. Nguyên liệu chủ yếu của chất kết dính là keo, dầu tổng hợp.
Chất tạo màu và chất độn là những chất vô cơ hoặc hữu cơ nghiền mịm, không tan hoặc tan trong nước; nó dùng cải thiện tính chất và tăng cường tuổi thọ của sơn.
Dung môi là một loại chất lỏng dùng pha sơn, tạo cho sơn đạt nồng độ khi thi công. Dầu thông, dung môi than đá, spirit trắng, etxăng là những loại dung môi thường được dùng pha với sơn.
Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni, người ta còn sử dụng các chất làm khô. Chất làm khô thường được sử dụng 5- 8% trong sơn và đến 10% trong vecni. Trong sơn xây dựng hay dùng dung dịch muối chì- mângn của axit naftalen làm chất làm khô.
Chất pha loãng dùng để pha loãng sơn đặc hoặc sơn vô cơ khô. Khác với dung môi chất pha loãng chứa một lượng cần thiết chất tạo màng để tạo cho màng sơn chất lượng cao.
Các loại sơn
Sơn được chia ra các loại: sơn dầu, sơn men, sơn pha nước, sơn pha nhựa bay hơi.
Sơn dầu: là hỗn hợp của chất tạo màu và chất tạo màu được nghiền mịn trong máy nghiền cùng với dầu thực vật, được sản xuất dưới hai dạng: Sơn đặc chứa 12 -25% dầu (trước khi dùng pải dùng dầu pha loãng ) và loãng chứa 30-35% dầu so với khốilượng chất tạo màu. Chất lượng sơn dầu được đánh giá bằng hàm lượng chất tạo màu và dầu sơn, được sử dụng phổ biến để sơn các sản phẩm gỗ trang trí nội thất .
Sơn men: là huyền phù chất tạo màu vô cơ hoặc hữu cơ với vecni tổng hợp hoặc vecni dầu. Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên bề mặt rất dễ bong tróc, bên cạnh đó sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt, thường dùng để sơn các bề mặt kim loại, bê tông và gỗ phía trong và ngoài nhà. Sơn Ankit và Epoxit là hai loại sơn men phổ biến hiện nay .
Sơn nước (sơn pha nước): được chia ra làm nhiều loại ( tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng), phổ biến có các loại: sơn vôi, sơn silicat và sơn xi măng.
Sơn vôi: gồm có vôi, bột màu, clorua natri, clorua canxi hoặc muối canxi, axit, dầu lanh. Dùng để sơn tường gạch, bê tông trong và ngoài nhà. Nhược điểm của loại này là dễ bị rêu và mảng bám nếu ở sử dụng ở môi trường nhiều độ ẩm và dễ bạc màu dưới tác động của áng sáng mặt trời.
Sơn silicat: được chế tạo từ bột đá phấn nghiền mịn, bột tan, bột kẽm trắng và bột màu bền kiềm với dung dịch thủy tinh lỏng kali hoặc natri. Sơn silicat rất kinh tế và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl sơn vôi và sơn cazein.
Sơn xi măng: là loại sơn có dung môi và nước, sơn polime – xi măng được chế tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng, cùng với xi măng và nhựa tổng hợp .

Sơn gai.

Một số mẫu lăn gai gấm.

http://trelangkienviet.com