Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Căn bản về hệ thống PCCC

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
1. Trung tâm báo cháy
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm cc thiết bị chính : một mainboard, một biến thế, một battery.
2. Thiết bị đầu vào
- Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa
- Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
3. Thiết bị đầu ra
- Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
- Chuông báo động, còi báo động.
- Đèn báo động, đèn exit.
- Bộ quay số điện thoại tự động.
II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
III. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau : 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V ( trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (trung tâm Mircom,…)
Ngoài ra, Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm:
1. Hệ báo cháy thông thường:
Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
2. Hệ báo cháy địa chỉ:
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
IV. GIẢI THÍCH CHI TIẾT CÁC THIẾT BỊ
1- Trung tâm báo cháy: (Tủ trung tâm , Trung tâm điều khiển, Control Panel)
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động. Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch.
2- Thiết bị đầu vào:
Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy (sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
2.1- Đầu báo:
2.1.1 Đầu báo khói: (Smoke Detector)
- Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu khói về trung tâm xử lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng độ của khói trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.
- Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo khói trước.
- Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính như sau :
2.1.1.1 Đầu báo khói dạng điểm.
Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng, chung cư …)
a. Đầu báo khói Ion : Thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm, từ đó thiết bị sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.
b. Đầu báo khói Quang (photo): Thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín hiệu) bố trí đối nhau, khi có khói xen giữa 2 đầu báo, khói sẽ làm cản trở đường truyền tín hiệu giữa 2 đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.
2.1.1.2 Đầu báo khói dạng Beam
- Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).
- Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.
- Hơn nữa đầu báo loại Beam có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất,… Do đầu báo dạng Beam có thể đặt đằng sau cửa sổ có kiếng trong, nên rất dễ lau chùi, bảo quản.
- Đầu báo dạng Beam thường được lắp trong khu vực có phạm vi giám sát lớn, trần nhà quá cao không thể lắp các đầu báo điểm (các nhà xưởng, …)
2.1.2 Đầu báo nhiệt: (Heat Detector)
- Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ , khi nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gởi về trung tâm xử lý.
- Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp được đầu báo khói (nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà bếp,…)
2.1.2.1 Đầu báo nhiệt cố định
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ trong bầu không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở mức độ nhà sản xuất quy định (57o, 70o, 100o…).
2.1.2.2 Đầu báo nhiệt gia tăng
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng bầu không khí chung quanh đầu báo gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9oC / phút
2.1.3 Đầu báo ga (Gas Detector)
- Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá mức 0.503% (Propane/ Butane) và gởi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý.
- Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các phòng vô gas hay các kho chứa gas. Các đầu báo gas được lắp trên tường, cách sàn nhà từ 10-16cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.
2.1.4 Đầu báo lửa (Flame Detector)
- Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gởi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa.
- Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy (ví dụ như kho chứa chất lỏng dễ cháy).
- Đầu báo lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5s.
2.2- Công tắc khẩn: (Emergency breaker, nút nhấn khẩn)
Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm. Gồm có các loại công tắc khẩn như sau:
2.2.1 Khẩn tròn, vuông
2.2.2 Khẩn kính vỡ (break glass)
2.2.3 Khẩn giật
3- Thiết bị đầu ra:
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
3.1 Bảng hiện thị phụ
Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời.
3.2 Chuông báo cháy
Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang hoặc những nơi đông người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có thể biết được sự cố đang xảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời.
Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hỏa hoạn (bảng hiển thị phụ) sẽ biết khu vực nào xảy ra hỏa hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
3.3 Còi báo cháy
Có tính năng và vị trí lắp đặt giống như chuông báo cháy, tuy nhiên còi được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo đến nơi cần nhận thông báo báo động quá xa.
3.4 Đèn
Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi lọai đèn có chức năng khác nhau và được lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng của thiết bị này. Gồm có các lọai đèn:
3.4.1 Đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit Light)
Được đặt gần các cầu thang của mỗi tầng lầu, để chỉ lối thoát hiểm trong trường hợp có cháy. Tự động chiếu sáng trong trường hợp mất nguồn AC.
3.4.2 Đèn báo cháy (Corridor Lamp)
Được đặt bên trên công tắc khẩn của mỗi tầng. Đèn báo cháy sẽ sáng lên mỗi khi công tắc khẩn hoạt động, đồng thời đây cũng là đèn báo khẩn cấp cho những người hiện diện trong tòa nhà được biết. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì trong lúc bối rối do sự cố cháy, thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng công tác khẩn nào còn hiệu lực được kích hoạt máy bơm chữa cháy.
3.4.3 Đèn báo phòng (Room Lamp)
Được lắp đặt trước cửa mỗi phòng giúp nhận biết phòng nào có sự cố một cách dễ dàng và nhanh chóng.
3.4.4 Đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn (Emergency Light):
Khi có báo cháy, thao tác đầu tiên là phải cúp điện. Bây giờ đèn chiếu sáng này sẽ tự động bật sáng (nhờ có bình điện dự phòng battery), nó giúp cho mọi người dễ dàng tìm đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên có trách nhiệm nhanh chóng thi hành phận sự. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột do có sự cố về điện, đèn Emergency cũng tỏ ra hữu hiệu.
3.5 Bộ quay số điện thoại tự động
Được lắp trong trung tâm báo cháy, khi nhận được thông tin báo cháy từ trung tâm thiết bị sẽ tự động quay số điện thoại đã được cài đặt trước để thông báo đến người chịu trách nhiệm chính. Thông thường quay được từ 3 tới hơn 10 số.
3.6 Bàn phím (Keypad, Bàn phím điều khiển):
Là phương tiện để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, bạn có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một số khu vực nào đó.
3.7 Modul địa chỉ:
Modul địa chỉ được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ, nó có khả năng cho biết vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố cháy trong một khu vực đang bảo vệ.
V. TIÊU CHUẨN VÀ CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ
1.Tiêu chuẩn
TCVN5738-1993: Hệ thống báo cháy tự động –yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan công trình công cộng v.v.. - Hệ thống báo cháy tự động là một hệ thống các thiết bị có thể tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy chính xác, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục 24/24 giờ.
2.Yêu Cầu Thiết Kế
* Việc thiết kế, lắp đặt, hệ thống báo cháy phải được sự thỏa thuận của cơ quan phòng cháy, chữa cháy và thỏa mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan.
* Hệ thống báo cháy đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng tại khu vực xảy ra sự cố.
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy, tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt.
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng lẻ.
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
- Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.
- Những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
- Khả năng dự phòng cao.
- Khả năng mở rộng dể dàng với chi phí thấp.
Trich tu website:
http://cameraquansatcctv.tk/Tin-tuc-Su-kien/Thiet-bi-PCCC/Thiet-bi-PCCC/Can-ban-ve-he-thong-PCCC

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Giáo trình Inventor

Có ai học kỹ thuật thì hãy nghiên cứu giáo trình inventor đây nè, nó sẽ giúp bạn rất nhiều: Autodesk Inventor là phần mền thiết kế Cơ Khí 3D nó gồm các công cụ để thiết kế các vật thể 3D, quản lí các thông tin, cộng tác, và các hổ trợ kĩ thuật.

Với phần mến Autodesk Inventor bạn có thể: Tạo các bản vẽ sketch 2D và 3D, vật thể 3D và các bản vẽ sản xuất 2D Tạo các part, những đặc trưng phù hợp và các lắp rắp thứ cấp Tạo các snapshot động học của lắp rắp trong nhiều vị trí khác nhau Thay đổi hay điều chỉnh các góc nhìn cùa lắp ráp bằng cách dùng các yếu tố điều khiển hiển thị Quản lí hàng ngàn part và lắp ráp lớn.

Dùng các ứng dụng Third-party, với giao diện chương trình ứng dụng (Application Program Interface-API) Dúng VBA để tiếp cận Autodesk Inventor API. Tạo chương trình để tự động các chức năng sao chép.Trên thanh Menu, chọn Programmer Help Nhập các file STEP, SAT, AutoCAD®, Autodesk® Mechanical Desktop®(DWG) để dùng trong Autodesk Inventor.Xuất các file Autodesk Inventor cho AutoCAD, Mechanical Desktop, và các file dạng IGES và STEP Cộng tác với nhiều người thiết kế trong quá trình tạo mẫu.

Kết nối các công cụ Web để tiếp cận các nguồn công nghiệp, các dữ liệu chia sẽ, giao tiếp với các đồng nghiệp khác Dùng hệ thống hỗ trợ thiết kế được tích hợp giúp cho công việc của bạn Trong quyển sách này sẽ cung cấp cho các bạn những kĩ năng cơ bản cần cho việc bắt đầu sử dụng Autodesk Inventor và sữ dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Trong những chương sau đây sẽ đưa ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của Autodesk Inventor qua các ví dụ và thực hiện từng bước để thực hiện chúng.

DOWNLOAD  (Giáo trình Inventor 2008)

Link download giáo trình, bài giảng video clip Revit Architecture

Đây là bao gồm các Clip được dạy trên HTV Bạn nấp chuột vào đường link sau và tải tài liệu về nhé, thao hồ cho bạn học:

http://www.mediafire.com/?sharekey=7f8a41c4b37bca878c9e7c56ba37815faf656c4821a1b5d2
Hai bài giảng cung kha hay nè!





Ngôi nhà Yallingup hiện đại

Kiến trúc sư Feldhusen Wright đã thiết kế không gian sống hiện đại mang tên Yallingup ở phía Tây, Úc.
Khu đất xây dựng ngôi nhà nằm ở vùng nông thôn nước Úc, phía đông là một thung lũng tuyệt đẹp với cảnh quan thiên nhiên mát mẻ. Ngôi nhà là nơi ở của một gia đình nhỏ gồm bố mẹ và những đứa con đáng yêu của họ. Cũng là nơi họ tiếp những người khách vào những ngày cuối tuần.
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà 2 tầng là một thiết kế hiện đại với cách bài trí khoa học. Phần ngoại thất được trang trí với màu trắng kết hợp với những viên đá tự nhiên mang lại nét đặc sắc cho thiết kế ngôi nhà. Không gian nội thất bên trong cũng được sử dụng hoàn toàn màu trắng, tất cả những chi tiết trang trí trên làm cho ngôi nhà trở lên hiện đại, tạo lên một không gian sống lý tưởng.
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Phòng khách được đặt ở trung tâm ngôi nhà trên tầng 2 và liền kề là khu vực ăn uống. Phòng ngủ được thiết kế rộng rãi trang trí nhẹ nhàng, tạo lên cảm giác riêng tư cho mọi người. Tầng trệt được bố trí làm nơi để xe ô tô và khu vực phòng tắm.
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
Ngôi nhà Yallingup hiện đại - Archi
(Theo kienviet)

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Chuyện “đầu thai”

Đêm qua, nhân dịp ghé thăm anh bạn hàng xóm và nghe một câu chuyện mà tôi phải ghi lại đây để gọi là làm chứng từ cho hiện tượng “đầu thai”. Vâng, đúng là chuyện li kì, mà nếu không nghe từ chính miệng anh tôi kể thì chắc tôi sẽ gạt phắt là chuyện tầm phào ...

Câu chuyện bắt đầu từ bài báo trên VNN (xem dưới đây) nhưng lại trùng hợp với câu chuyện của anh bạn tôi. Nhân dịp ghé chơi nhà anh bạn, tôi kể cho các bạn bè nghe câu chuyện tôi mới đọc trên Vietnamnet hôm qua, viết về một em bé được tin là đầu thai sau vài năm chết vì một tai nạn. Nghe xong, anh bạn tôi (tên D) thản nhiên hỏi lại “vậy ông có muốn nghe chuyện của tôi không”. Câu chuyện của anh cũng li kì không kém, và có nhiều nét tương đồng với câu chuyện đầu thai trên Vietnamnet ...

Nhà anh D ở một làng ven sông thuộc tỉnh Trà Vinh. Gia đình anh có 4 anh chị em, nhưng chỉ có một mình anh đi vượt biên và đã định cư ở Úc gần 30 năm qua. Năm nay anh đã 60 tuổi. Sau ngày anh đi Úc, Ba anh đã qua đời, để lại má và mấy anh em.

Gia đình vẫn làm nghề nông và cuộc sống vẫn trôi theo thời gian một cách bình thản, cho đến một ngày câu chuyện “thằng nhỏ hỗn láo” xảy ra. Ở đầu sông có một cậu bé khoảng 7 tuổi, là con đầu lòng của cặp vợ chồng, có những lời nói bất thường. Cứ mỗi lần thấy má anh đi ngang nhà, cậu bé cứ chỉ vào bà và nói “Nó là vợ tao đó”. Thoạt đầu, má anh và mấy người hàng xóm chỉ cười vì nghĩ thằng bé nó tập nói, nên chẳng ai chấp nhứt cả. Nhưng cậu bé nói câu đó rất nhiều lần như thế mỗi khi thấy mặt má anh, làm cho má anh nổi giận và mắng cặp vợ chồng trẻ không biết dạy con. Thế là cậu bé ăn đòn. Nhưng dù ăn đòn thế nào đi nữa, nó vẫn khẳng định điều nó nói. Chẳng những thế, cậu bé còn chỉ mặt những người trong gia đình anh, và nói giọng kẻ cả “thằng này là con tao, nó thứ 3; con kia thứ 4”, và kể ra vanh vách những chuyện và thông tin mà chỉ có gia đình anh mới biết. Đến lúc đó thì không ai có thể xem là thằng bé hỗn láo hay nói bậy.

Anh em bên nhà gọi điện sang anh D và kể câu chuyện li kì trên, rồi hỏi anh phải làm gì. Trong một chuyến về thăm nhà anh quyết định tìm hiểu và tự mình chứng kiến mới tin. Ngày đầu tiên về thăm nhà, anh mua một con heo quay và mâm trái cây đem ra mộ để cúng ba anh, như là một việc làm rất thông thường của những người con đi xa mới về quê. Xong việc cúng bái, anh ghé thăm nhà người hàng xóm đầu sông (vốn không phải là chỗ quen biết hay bà con với gia đình anh). Vào nhà, anh gặp thằng bé và hỏi “Con có ăn gì không?” Cậu bé thản nhiên nói “Ăn hết một con heo quay rồi, no lắm rồi”. Anh kể nghe xong câu trả lời mà anh lạnh cả người. Anh thử hỏi thêm “biết tôi là ai không”, cậu bé cũng thản nhiên nói “Mày là thằng Hai chứ ai, mày ở xa mới về”. Lúc anh rời Việt Nam thì cậu bé chưa ra đời (và ba anh vẫn còn sống). Dù đã có vài ý niệm rằng con mình là một trường hợp đặc biệt, nhưng nghe qua cuộc đối thoại, cha mẹ của cậu bé cũng ngạc nhiên. Lại thêm những câu hỏi về những kỉ niệm riêng tư mà chỉ anh và ba anh biết, và cậu bé trả lời vanh vách, không sót một chi tiết nào. Điều đáng nói là cậu bé thản nhiên xưng “tao” và gọi anh là “mày” y như là ba anh lúc sinh tiền, nếu có khác thì giọng nói của một đứa bé! Đến đây thì anh tin rằng đứa bé chính là hiện sinh của ba anh, hay nói theo dân gian là ba anh đã “đầu thai”.

Sự xuất hiện của đứa bé làm cho gia đình anh khó ứng xử. Má anh không biết gọi cậu bé bằng gì, mấy người anh em cũng không biết gọi nó là “ba” hay không. Ba má cậu bé cũng lúng túng. Cả làng ai cũng biết câu chuyện ba anh đầu thai. Không giống như câu chuyện dưới đây, đứa bé vẫn ở nhà của cha mẹ nó, chứ không về ở nhà anh. Nay thì cậu bé đã lớn và lên thành phố theo học, nên ít ai nhắc lại chuyện xưa, dù ai trong làng cũng biết.

Tôi vẫn thường hay nghe người khác kể những câu chuyện đầu thai, và cũng đọc nhiều chuyện như thế trong sách báo phương Tây. Nhiều câu chuyện đầu thai (hay reincarnation) bên Tây còn li kì hơn câu chuyện tôi vừa kể. Nhưng thú thật tôi chỉ nghe và bỏ ngoài tai, chứ chẳng quan tâm. Một phần vì tôi chẳng thấy có bằng chứng khoa học nào nên làm sao tin được; một phần khác tôi nghĩ những câu chuyện đó bạn tôi chỉ nói cho vui hay nghe chuyện “tam sao thất bổn”. Thế nhưng khi đọc phóng sự của Vietnamnet và chính tôi nghe qua câu chuyện của anh bạn thì tôi bắt đầu dao động … Dù quen anh bạn rất lâu năm, nhưng anh chưa bao giờ nói chuyện này cho đến hôm qua tôi thuật lại câu chuyện trong bài báo trên Vietnamnet. Anh nói tôi nên kể cho Vietnamnet biết. Anh bạn tôi thuộc vào nhóm người nghiêm chỉnh, không thích đùa giỡn. Không một ai trong bạn bè đặt dấu hỏi về sự thật của câu chuyện gia đình anh, nhưng không ai giải thích được hiện tượng đầu thai. Trong khi những câu hỏi với mẫu tự w và h (what, when, where, why, how) cứ lởn vởn trong đầu, tôi nghĩ mình nên ghi lại câu chuyện để xem như là một bằng chứng thực tế cho những ai quan tâm và nghiên cứu về hiện tượng đầu thai.

NVT
====

http://www41.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html

Chuyện kỳ bí về linh hồn "sống lại"

Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.


Bài 1: Linh hồn sống lại

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.

Có kiếp luân hồi?

Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. Anh nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con, thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi, anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất, cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002.

Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? "Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn", cháu Bình trả lời.

Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân, và lẽ nào…

Thời gian tiếp theo, cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt, thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”.

Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo "thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”.

Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thị trấn và cho Bình đi cùng. Khi đến chợ, Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân. Sau khi thấy cửa đóng then cài, mẹ con lại ra về.

Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể. Từ đó, cô Đông mới hoài nghi thực sự.

Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận, nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong bản Cọi xem sao, nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.

Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình, ông thầy cũng nói điều tương tự.

Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến "lộn" về trong bản Cọi, anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật? Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.

Hành trình tìm lại con

Một ngày sau, anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến bản Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan - Dự. Vốn chưa biết nhau, nhưng khi đến nhà, anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên.

Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi? Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa.

Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng, biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.

Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình, anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình.

Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục, nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm.

Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi, để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.

Sau bữa cơm, anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về, nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:

- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này (nói rồi Bình nằm sấp xuống giường).

Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa, vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi, bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá.

Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không...

http://www57.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html


Ly kỳ chuyện cậu bé chết đuối "trở về"

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân - chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong bản Cọi. Bình bảo "con cũng đã quay về nhà, nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà... ".


Từ lời đồn trở thành sự thật

Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn "Tiến ơi!", lập tức ở trong nhà Bình "Dạ" và còn hỏi lại "Bố gọi gì con?". Anh chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời "phải". Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân - chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về.

“Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên, chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.

Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu, anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về, anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình, anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan - Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện.

Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền.

Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào bản Cọi thăm. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm, mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn - bà nội cháu Bình nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói, tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.

Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học, cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.

Một thời gian sau đó, Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan - chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật.

Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân - chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con”, Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

Ở Lạc Sơn, chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân - chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi.

Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.

Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.

Những “bằng chứng” khó giải thích


Trong cuốn sách phật Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến - Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh.

Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu, nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình - Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.

Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến - Bình cho tôi nghe.

Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà, Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà.

Vừa về đến cổng, Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi, Tiến khoanh tay chào rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người, và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.

- Bình này, chú ở trong bản Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây? (Tôi hỏi cháu)
- Cháu là Tiến chứ
- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôn nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem
- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ!

Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:

- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu
- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà!

Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.

Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về bản Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.

Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi, Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về bản Cọi đâu nhé!”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.

Bây giờ, mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến - Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về, nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy, bởi anh muốn cháu luôn biết rằng: chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì.

Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ, nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến - Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

Mỡ trắng, mỡ nâu

Lịch sử y học có nhiều giả định và giả thuyết tồn tại rất lâu và chỉ bị “đánh đổ” khi có bằng chứng khoa học mới. Một trong những giả thuyết đó là ở người mỡ nâu chỉ hiện diện ở trẻ sơ sinh chứ không có trong cơ thể người trưởng thành. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu mới công bố cho thấy giả thuyết đó sai. Ba công trình nghiên cứu phát hiện mỡ nâu trong cơ thể có khả năng đốt cháy năng lượng và giảm trọng lượng cơ thể. Phát hiện này mở ra một cánh cửa mới trong việc phòng chống béo phì.
 
Béo phì được định nghĩa là tình trạng khi trọng lượng cơ thể tăng cao đến mức độ có thể gây tác hại cho sức khỏe. Trọng lượng cơ thể bao gồm hai thành phần chính: lượng mỡ (fat mass) và lượng nạc (lean mass). Đứng trên quan điểm bệnh lí, tăng lượng mỡ là điều đáng quan tâm, vì người có lượng mỡ càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và tử vong càng cao.

Trọng lượng cơ thể chúng ta là kết quả của quá trình tiếp thu và tiêu thụ năng lượng. Khi năng lượng tiếp thu nhiều hơn năng lượng tiêu thụ, trọng lượng cơ thể gia tăng. Do đó, tìm hiểu yếu tố nào dẫn đến sự mất quân bình giữa tiếp thu và tiêu thụ là một trong những định hướng nghiên cứu quan trọng của giới y học.

Ít người biết rằng có hai loại mỡ trong cơ thể động vật (kể cả người): mỡ trắng và mỡ nâu. Mỡ trắng trữ năng lượng dưới dạng lipid (cụ thể là dưới dạng triglyceride) và sản xuất các hormone. Mỡ nâu đốt cháy năng lượng và tỏa nhiệt. Do đó, đứng trên quan điểm giảm cân, mỡ nâu là một loại “mỡ tốt” và mỡ trắng là “mỡ xấu”.

Ở chuột, mỡ nâu được tích tụ trên lưng, và lượng mỡ này tồn tại trong suốt quãng đời của chuột. Ở người, trong một thời gian dài, giới y học nghĩ rằng mỡ nâu cũng tích tụ trên lưng, nhưng chỉ tồn tại lúc mới ra đời, và “biến mất” trong thời gian trưởng thành hay về già. Đó cũng là một trong những giải thích tại sao phụ nữ sau mãn kinh có xu hướng tăng trọng lượng cơ thể. Nhưng 3 nghiên cứu mới đây cho thấy giả thuyết trên hoàn toàn sai. Ba công trình nghiên cứu đăng trên tập san New England Journal of Medicine cho thấy rõ ràng và nhất quán rằng mỡ nâu vẫn “ở” trong cơ thể chúng ta, và điều này mở ra một tia hi vọng trong việc kiểm soát béo phì.


Hình chụp cắt ngang một mô mỡ từ chuột. Những đốm màu trắng là các tế bào mỡ trắng. Những đốm nhỏ màu nâu chính là tế bào mỡ nâu. Mỡ nâu có chức năng đốt cháy năng lượng từ mỡ trắng

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard phân tích 1972 scan, và phát hiện mỡ nâu ở 7.5% nữ và 3% nam. Mỡ nâu thường hay thấy ở nam giới dưới 50 tuổi, hay ở những người không béo phì. Ngược lại, những người có lượng mỡ và trọng lượng càng cao thì lượng mỡ nâu càng thấp. Ở người, mỡ nâu thường hay thấy ở phía sau cổ, và chỉ khi nào dùng PET-CT scan mới thấy rõ ràng hơn.

Một nghiên cứu khác ở Hà Lan trên 25 đàn ông khỏe mạnh được cho ở trong môi trường 16°C và 22°C để xác định kích hoạt của tế bào mỡ nâu. Ở môi trường lạnh (tức 16°C) mỡ nâu tìm thấy trong 23 người, nhưng ở môi trường 22°C thì không phát hiện mỡ nâu. Người có trọng lượng thấp có nhiều mỡ nâu hơn người có trọng lượng cao. Quan sát này cho thấy mỡ nâu được kích hoạt trong môi trường lạnh hơn là môi trường nhiệt độ bình thường hay nóng.

Một nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy tế bào mỡ nâu chỉ kích hoạt trong môi trường lạnh. Một nhóm nghiên cứu khác thuộc Đại học Louisiana cho 41 chuột sống trong môi trường lạnh 5oC 1 tuần, và trong thời gian đó chuột được cho ăn thức ăn chứa nhiều béo. Họ phát hiện rằng trong thời gian đó các tế bào mỡ nâu được kích hoạt, và hệ quả là các chuột này giảm 14% trọng lượng!

Các nghiên cứu trên cho thấy tế bào mỡ nâu chỉ kích hoạt trong điều kiện lạnh. Vậy câu hỏi đặt ra ngược lại là: nếu các tế bào mỡ nâu được làm cho tê liệt (không kích hoạt) thì hệ quả là gì? Để trả lời câu hỏi này, một nhóm nghiên cứu Thụy Điển nghiên cứu trên một nhóm chuột được tạo ra mà tế bào mỡ nâu hoàn toàn “bất động”, được cho sống trong môi trường lạnh. Kết quả cho thấy chuột tăng trọng lượng khá nhanh.

Hình PET-CT scan bên phải cho thấy rất ít mở nâu xuất hiện trong cơ thể một thanh niên khi ở trong điều kiện nhiệt độ 22oC. Nhưng khi người thanh niên đó được ở trong môi trường 16oC sau 1 giờ thì mở nâu kích hoạt rất nhiều. Những đốm đen là mở nâu. Nguồn: New England Journal of Medicine. PET-CT scan có thể phát hiện mở nâu vì PET (posittron emission tomography, một loại kĩ thuật dùng để thẩm định ung thư) được thiết kế để phát hiện tín hiệu đốt glucose trong tế bào.

Tất cả các nghiên cứu trên đây cho phép chúng ta phác họa một bức tranh về vai trò của mỡ nâu. Về cấu trúc, mỡ nâu bao gồm rất nhiều mitochondria, và mitochondria hàm chứa sắt, do đó làm cho mỡ có màu nâu đỏ. Cần nói thêm rằng mitochondria có thể ví von như là những “hãng” năng lượng trong cơ thể. Mỡ nâu chỉ kích hoạt trong môi trường lạnh, và hiệu quả của mỡ nâu là đốt cháy năng lượng (tức đốt mỡ trắng), dẫn đến giảm trọng lượng hay giảm lượng mỡ trong cơ thể. Nhưng nếu cơ thể không có mỡ nâu thì sẽ trở nên béo phì dễ dàng hơn là người có mỡ nâu.

Một người đàn ông không béo phì, với trọng lượng 68 kg, có thể có khoảng 15 kg mỡ, và trong số này có khoảng 60 – 90 gram mỡ nâu. Nhưng dù chỉ 60 gram mỡ nâu cũng có khả năng đốt cháy 300 đến 500 calorie năng lượng mỗi ngày, và có thể giảm nửa kilogram mỗi tuần.

Những khám phá trên dẫn đến một định hướng quan trọng trong việc chống béo phì là tìm cách “cấy” mỡ nâu (nếu thiếu chất này), hay kích hoạt mỡ nâu (nếu đã có) để đốt cháy năng lượng từ mỡ trắng. Đây là một hành trình tương đối gay go, nhưng vài thí nghiệm trên chuột cho thấy kết quả khả quan. Một số công ti dược đang tích cực nghiên cứu bào chế thuốc để kích hoạt mỡ nâu, nhưng cần phải 10 năm nữa thì chúng ta mới biết hiệu quả ra sao.

Tuy những nghiên cứu về mở nâu lóe một tia hi vọng mới trong việc phòng chống béo phì, nhưng chúng ta vẫn không thể chủ quan phó thác mọi chuyện cho mỡ nâu. Cơ thể con người có một hệ thống tự điều chỉnh có thể nói là “diệu kì”, cho nên can thiệp vào một yếu tố rất khó cho ra kết quả tối ưu. Với béo phì, điều này có nghĩa là không nên quá tùy thuộc vào mỡ nâu để kiểm soát trọng lượng, mà còn phải thường xuyên tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh.

PS. Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối tuần, 17/06/2010.

Tiếng Anh bài 23: Những câu văn mở đầu

Bài báo khoa học bắt đầu bằng phần dẫn nhập (introduction). Phần dẫn nhập, đúng như nghĩa của nó, có mục tiêu dẫn dắt người đọc câu chuyện hay vấn đề mà tác giả quan tâm. Phần này cần phải viết cho hấp dẫn để người đọc không bỏ giữa chừng câu chuyện. Để viết hấp dẫn, có một số câu văn thông dụng mà tôi sẽ trình bày sau đây.


Viết phần dẫn nhập không dễ chút nào. Thông thường một bài báo y học chỉ dành khoảng 1 trang cho phần dẫn nhập. Ở đây, tác giả phải trình bày bối cảnh của vấn đề, điểm qua y văn quốc tế, chỉ ra cái khoảng trống của tri thức, và từ đó đề ra mục tiêu nghiên cứu. Cái khó là khối lượng thông tin thì quá nhiều, mà tác giả không có nhiều “đất” để viết. Nếu tác giả điểm qua y văn quá nhiều hay “ê a” quá nhiều, vì người đọc sẽ bực mình, nghĩ rằng tác giả muốn lên lớp! Nếu viết ngắn quá thì câu chuyện không được rõ ràng, và người đọc có thể nghĩ rằng tác giả chẳng hiểu biết vấn đề gì cả! Để dẫn dắt người đọc, chúng ta có thể áp dụng chiến thuật dùng những câu văn hấp dẫn. Những câu văn này rất hay thấy trong các bài báo khoa học. Chúng chẳng phải là tác phẩm của ai, mà có thể xem là của chung, hay một kho tàng ngôn ngữ tiếng Anh vậy.

Bắt đầu phần dẫn nhập bằng cách thu hút người đọc bằng những câu nói lên tính và tầm quan trọng của vấn đề mình quan tâm. Những câu văn có hiệu quả này là:

ABC is the leading cause of death in Asian populations …
Obesity is a common disorder with serious consequences of morbidity and mortality …
X is a major public health problem, and the cause of about 15% of the global burden of disease ...
B is the most potent anti-infammatory agents known to date ...
One of the most significant current discussions in the medical research community is …

It is becoming increasingly difficult to ignore the serious consequence of .....
In the history of development xyz, X has been thought of as a key factor in …


Có khi cũng cần đề cập đến yếu tố thời gian, như:


Recent developments in the field of osteoporosis have heightened the need for ….
In recent years, there has been an increasing interest in …
Recent developments in the field of immunology have led to a renewed interest in …
Recently, researchers have shown an increased interest in ....
The past decade has seen the rapid development of X in many …
One of the most important events of the 1970s was the discovery of …
The changes experienced by Xs over the past decade remain unprecedented ..
.

Kế tiếp tác giả phải nêu cho được vấn đề trong lĩnh vực nghiên cứu. Một cách để nêu có thể sử dụng những câu văn hàm chứa những chữ như however, despite, although … như sau:

Despite its long clinical success, X has a number of problems in use.
Lack of X has existed as a health problem for many years ...
Despite its safety and efficacy, X suffers from several major drawbacks: …
However, a major problem with this kind of application is …
Although there is increasing concern that some Xs are being disadvantaged …
Even though X is commonly used in clinical practice, questions have been raised about the safety of prolonged use of …


Thỉnh thoảng vấn đề mà tác giả quan tâm là một vấn đề còn trong vòng tranh cãi. Để nhấn mạnh khía cạnh bất định đó, có thể dùng một số câu văn như:

The controversy about scientific evidence for X has raged unabated for over a century.
In many Xs a debate is taking place between Ys and Zs concerning …
The issue of X has been a controversial and much disputed subject within the field of …

Debate continues about the best strategies for the management of fracture and …
Recently, many colleagues have already drawn attention to the paradox in …
To date there has been little agreement on …
This concept has recently been challenged by … studies demonstrating …
The issue has grown in importance in light of recent …


Để nêu lên những khoảng trống tri thức trong phần dẫn nhập, tác giả có thể sử dụng một số câu văn quen thuộc:

Several studies have produced estimates of X in Western populations, but there is still insufficient data for Asian populations …
The research to date has tended to focus on X rather than Y ...
Most studies in X have only been carried out in a small number of areas with relatively modest sample size ...
So far this method has only been applied to …
To date, there have been no controlled studies which compare differences in …
However, far too little attention has been paid to the issue of …

Nevertheless, there is no reliable evidence that … 


Sau phần chỉ ra khoảng trống tri thức, đến phần tác giả phát biểu mục tiêu nghiên cứu. Có nhiều cách viết, nhưng những câu sau đây có thể sử dụng:

This study sought to test the hypothesis by focussing on three questions …
The aim of this paper is to determine/examine/evaluate/validate …
The objectives of this research are to determine whether …
This paper seeks to address the following questions:
This review critically examines/discusses/traces …
In this paper I argue that …
This chapter reviews the literature concerning the usefulness of using …


Nên nhớ rằng cũng có người không ưa những câu văn như thế vì họ cho là tu từ quá. Tôi thì hay dùng những câu văn trên theo cách viết của tôi. Có lần sếp tôi nói “Mày viết văn khoa học mà cứ như là làm thơ” (đó không phải là khen, mà là chê). Nhưng tôi có phong cách của tôi, sếp có phong cách của sếp.

Ông bà ta có câu “vạn sự khởi đầu nan” để nói đến tầm quan trọng của bước đầu trong một cuộc hành trình. Tôi nghiệm ra câu này cũng rất thích hợp với việc soạn thảo một bài báo khoa học. Thời còn đi học, có những lúc tôi ngồi thừ trên bàn, trước tờ giấy trắng (nay thì trước màn ảnh của máy tính) mà không biết bắt đầu bài báo bằng câu gì cho “kêu”. Tôi tin rằng phần lớn các bạn trẻ chắc cũng có cùng kinh nghiệm. Có khi cả tuần nghĩ không ra một câu văn hay để bắt đầu bài báo, và người thì cứ đờ đẩn (cứ như là nhà văn, nhà thơ), chẳng biết phải viết câu gì đầu tiên. Nhưng một khi đã viết được câu đầu, tôi phát hiện ra là những phần sau sẽ rất trôi chảy. Cũng y như khi đi nói chuyện trong các hội nghị, khi câu đầu được phát biểu êm xuôi, thì phần trình bày cũng sẽ thông. Nhưng nếu vào đầu mà đã phát âm sai, hay nói lúng túng, thì người nói sẽ “mất thăng bằng” và dần dần trượt dài trên hành trình … Do đó, rất quan trọng để tìm câu văn khởi đầu. Hi vọng rằng những chỉ dẫn trên sẽ giúp cho các bạn khởi đầu bài báo cho … thật hay. :-)

NVT

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Du học sinh: đi, ở, về …

Hôm nay đọc được một phân tích thú vị về tình trạng du học sinh tiến sĩ ở Mĩ. Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi là số du học sinh ở lại là bao nhiêu và có thay đổi qua các năm qua hay không, và yếu tố nào làm cho họ ở lại Mĩ. Kết quả cho thấy vài xu hướng đáng chú ý …



Mỗi năm ở Mĩ, National Science Foundation (NSF) có làm một cuộc điều tra để biết số nghiên cứu sinh và du học sinh sau đại học đang theo học tại các trường của Mĩ. Những số liệu đã được khai thác rất nhiều cho các mục tiêu khác nhau, từ chính sách học bổng đến thu hút nhân tài. Mĩ nối tiếng là nơi thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, và những du học sinh đến học tại Mĩ là một nguồn nhân tài lí tưởng. Lí tưởng ở chỗ chính phủ Mĩ vừa thu được tiền học phí từ nước gửi du học sinh, vừa có sản phẩm khoa học (vì bài báo phải kí tên lấy địa chỉ của Mĩ), vừa có người tài, mà họ chẳng tiêu ra đồng nào!

Một trong những câu hỏi mà người ta thường đặt ra là số du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ là bao nhiêu, và tại sao họ ở lại. Câu hỏi này cũng liên quan đến Việt Nam ta, vì chúng ta cũng đang bàn vấn đề chảy máu chất xám. Trong bài báo “International doctorates: trends analysis on their decision to stay in US” của nhóm tác giả D Kim, CA Bankart, và L Isdell (tập san Higher Ed 18/11/2010, bản online) hé lộ cho chúng ta một số xu hướng rất đáng chú ý. Dùng dữ liệu điều tra của NSF, các nhà nghiên cứu phân tích cho thấy tỉ lệ ở lại Mĩ tăng dần theo thời gian, chứ không giảm như nhiều người tưởng! Trong thập niên 1980s, tỉ lệ du học sinh tiến sĩ quyết định ở lại Mĩ là 49.5% (9676 / 19333), đến thập niên 1990s là 57.1% (12792 / 22404), và thập niên 2000 là 66.1% (13421 / 20295).

Tỉ lệ ở lại Mĩ dao động theo ngành khoa học (bảng 1). Xu hướng chung cho thấy tỉ lệ ở lại Mĩ tăng theo thời gian trong tất cả các ngành. Trong thập niên 1980s, nghiên cứu sinh ngành sinh học có tỉ lệ ở lại Mĩ cao nhất (81%), kế đến là các ngành khoa học tự nhiên và vật lí (78%). Những ngành như kĩ thuật, thương mại và ngạc nhiên thay, nhân văn, cũng có tỉ lệ ở lại Mĩ khá cao (gần 70%). Tỉ lệ ở lại của các du học sinh ngành sinh học có thể hiểu được vì ngành này mới phát triển trong đầu thập niên 2000, và Mĩ hiện đang dẫn đầu công nghệ sinh học trên thế giới, và có nhiều cơ hội cho nghiên cứu sinh hơn các ngành khác.

Bảng 1. tỉ lệ du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ phân chia theo ngành khoa học
Ngành
1980s
1990s
2000s
Nông nghiệp, y tế
23
31
46
Sinh học
31
45
81
Kĩ thuật
57
57
68
Vật lí, tự nhiên
58
65
78
KH Xã hội
52
57
56
Nhân văn
58
68
68
Giáo dục
39
57
51
Thương mại
59
63
68

Nước nào có du học sinh ở lại nhiều nhất? Bảng 2 dưới đây cho thấy du học sinh Trung Quốc đứng đầu bảng, với tỉ lệ ở lại Mĩ là 93% (thập niên 2000s), và tỉ lệ này tăng vọt từ thập niên 1980 (74%). Du học sinh Ấn Độ cũng có tỉ lệ ở lại cao (khoảng 90% qua các năm 1980 – 2000s). Riêng Nhật có số du học sinh ở lại ~50%, và tỉ lệ này không dao động lớn trong thời gian 20 năm qua.

Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là du học sinh Thái Lan có tỉ lệ ở lại thấp nhất. Thật vậy, số liệu của thập niên 2000s cho thấy 85% du học sinh Thái Lan về nước. Điều ngạc nhiên thứ hai là Hàn Quốc, một nước có trình độ khoa học phát triển khá cao, cũng có tỉ lệ ở lại tăng theo thời gian: 62% năm 1980s, 69% trong 1990s, và 77% trong thập niên 2000s. Chẳng những Hàn Quốc, mà du học sinh Âu châu nói chung cũng có xu hướng ở lại Mĩ khá cao (trung bình khoảng 70%).

Bảng 2. tỉ lệ du học sinh tiến sĩ ở lại Mĩ phân chia theo nước gửi du học sinh
Quốc gia
1980s
1990s
2000s
Trung Quốc
74
92
93
Ấn Độ
87
87
90
Nhật
58
51
54
Hàn Quốc
62
69
77
Đài Loan
55
53
56
Thái Lan
22
20
15
Thổ Nhĩ Kì
64
43
50
Canada
44
54
62
Mexico
32
27
39
Brazil
14
26
40
Âu châu
63
67
74
Á châu
40
42
49
Châu Mĩ Latin
36
45
54
Châu Phi
38
49
61

Yếu tố nào làm cho du học sinh ở lại Mĩ? Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu dùng kĩ thuật phân tích “logistic regression” để phân tích dữ liệu. Kết quả hơi phức tạp, nhưng có thể tóm lược sau đây: độ tuổi, giới tính, nơi tốt nghiệp cử nhân, và nơi học tiến sĩ. Độ tuổi không có ảnh hưởng lớn đến việc ở lại, tuy nhiên du học sinh cao tuổi có xu hướng về nước hơn là ở lại Mĩ (so với du học sinh trẻ tuổi). Nữ du học sinh có xu hướng ở lại cao hơn nam, với odds ở lại tăng khoảng 35%. Những du học sinh lấy bằng cử nhân từ đại học Mĩ có xu hướng ở lại cao gấp 2 lần so với những người có bằng cử nhân từ bên nước nhà. Du học sinh học tiến sĩ ở những viện nổi tiếng và có nhiều nghiên cứu cũng có xu hướng ở lại cao hơn du học sinh từ các trường “làng nhàng”. Ngoài ra, còn một số kết quả khác như ngành học và quốc gia cũng có ảnh hưởng đến xu hướng ở lại Mĩ.

Phân tích này không thấy nói đến du học sinh Việt Nam. Có lẽ vì số du học sinh tiến sĩ từ VN còn thấp, nên được gộp chung vào nhóm “Á châu”. Do đó, chúng ta không có dữ liệu gì để phát biểu xu hướng ở / về của du học sinh Việt Nam. Nếu Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những “kinh nghiệm”, tôi đoán rằng số nghiên cứu sinh cấp tiến sĩ của VN ở lại Mĩ có lẽ cũng trên 70%. Nhưng những phân tích trên đây cũng mang tính gợi ý cho các nhà quản lí giáo dục Việt Nam nên thực hiện một nghiên cứu tương tự để có thêm thông tin về xu hướng ở / về của nghiên cứu sinh VN.

TB. Nói chuyện bên Mĩ làm tôi chợt nhớ chuyện bên tôi (Úc). Hôm trước, tôi có nói đến một nghiên cứu sinh của tôi, nhưng tôi chưa “tiết lộ” rằng nghiên cứu sinh du học tự túc này cũng ở lại Úc. Chẳng những ở lại Úc, mà còn thành hôn và bảo lãnh người yêu bên VN sang Úc, và thế là VN mất thêm 2 người có tài. :-) Nói đùa thế thôi, chứ tất cả những nghiên cứu sinh người Việt của tôi dù ở lại đây nhưng vẫn thường hay về VN giúp đỡ chuyên môn. Do đó, nói là “ở lại”, nhưng sự thật thì vẫn là người của Việt Nam. 

Chúc mừng nghiên cứu sinh!

Lâu lâu mới có dịp viết vài dòng để chúc mừng nghiên cứu sinh. Hôm nay là một dịp lí tưởng để viết vài dòng chúc mừng một nghiên cứu sinh của tôi mới được chấp nhận học vị tiến sĩ.



Nghiên cứu sinh được vinh dự đó là Trần Hoàng Ngọc Bích, đã theo học trong nhóm của tôi cũng khoảng 4 năm qua. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, Bích đã hoàn tất luận án về di truyền trong loãng xương, với đặc biệt nghiên cứu gien FTO, COLIA1 và LRP5. Bốn công trình đã công bố trên các tập san hàng đầu trong ngành, 3 công trình đang hay sắp nộp. Luận án >300 trang bao gồm 10 chương (1 chương tổng quan, 1 chương phương pháp, 7 chương kết quả và 1 chương kết luận) được examiners đánh giá là “impressive”. Sau 3 tháng bình duyệt, 3 examiners đưa ra một loạt nhận xét và phê bình. Examiner 1 là một giáo sư về di truyền học ở Queensland quá hài lòng với luận án và chẳng bắt bẽ gì, ngoài trừ một loạt lỗi … chính tả. Examiner 2 là một giáo sư Thụy Sĩ rất “đình đám” trong ngành di truyền về xương cũng rất ấn tượng với luận án, toàn khen, chỉ chê hai chỗ chưa rõ ràng. Examiner 3 là một giáo sư di truyền loãng xương rất nổi tiếng ở Anh thì khó khăn hơn, trong 3 trang bình luận và nhận xét ông ấy than phiền có vài chỗ ông ấy không hiểu (về gene-gene interactions), bắt phải giải thích thêm và thậm chí phân tích thêm cho ông ấy thấy mới tin. Nhưng tất cả examiner đều đồng ý rằng luận án “impressive”. Thế là thêm 2 tuần trả lời những phê bình và nhận xét đó. Và, hội đồng khoa bảng của UNSW mới họp xong, và sau cùng đã thông qua và chấp nhận. Sáng nay, Khoa trưởng Khoa sau đại học của UNSW gửi lá thư thông bào đến Bích và cho tôi. Lá thư viết vỏn vẹn như sau:

Dear student,

Congratulations! The University has approved your admission to the degree of Ph.D..

A letter confirming this will be sent to you soon. You will also be sent details of your graduation ceremony when the date has been scheduled. Please ensure that you have submitted the bound library copy and the electronic copy of your thesis have been submitted two weeks before your ceremony date. The University requires that both of these are lodged before your testamur can be presented to you.

Please note that this email has been copied to your Supervisor and an administrator within your School for their information.

Yours sincerely

Dean of Graduate Research

Hồi xưa, họ không có lá thư này, mà chỉ có lá thư chính thức. Nay thì họ có qui trình mới mà tôi nghĩ là tốt hơn trước. Theo qui trình này, nghiên cứu sinh phải nộp luận án bản draft (tức chưa đóng bìa) để gửi đi cho các examiner nhận xét, rồi sau đó phải sửa theo nhận xét (vì không có luận án nào được chấp nhận mà không sửa!) mới đóng thành tập và nộp cho trường làm hồ sơ.

Bích là một trong những nghiên cứu thành công nhất của nhóm tôi. Trong thời gian theo học và nghiên cứu, Bích chẳng những công bố nhiều công trình nghiên cứu, mà còn đoạt 2 giải thưởng quan trọng là Young Investigator Award của Hội nghiên cứu loãng xương Hoa Kì (ASBMR), và giải thưởng Christine and T J Martin Award của Hội Loãng xương Úc và Hội loãng xương Quốc tế (IBMS). Hai giải này rất danh giá. Giải của ASBMR chỉ có 500 USD nhưng có giá trị còn cao hơn giải của IBMS có giá trị 15,000 USD. Ngoài ra, chị ta còn chiếm một loạt gần 10 giải thưởng cho đi dự hội nghị và làm việc trong các lab từ Âu châu, Úc châu đến Mĩ. Có thể nói Bích là một trong những niềm tự hào của nhóm tôi và cá nhân tôi (người khác là Bs Nguyễn Đình Nguyên, chiếm một loạt 3 giải thưởng quốc tế).

Tôi không nhớ rõ bối cảnh Bích xin vào học, nhưng chỉ nhớ nói chuyện qua điện thoại và tôi hơi ngại. Ngại một phần là không biết chị này “làm ăn” ra sao vì tiếng Anh cũng còn hạn chế lắm (lúc đó Bích sang Úc được vài năm gì đó và mới học xong masters từ UNSW) mà tiền thì chẳng có một xu nào. Tôi bàn với HDC của Garvan, thì họ nói “Phải nói thẳng cho cô ấy biết là nếu không có scholarship thì Garvan không có cho đồng nào đâu”. Họ còn nói học masters đơn thuần thì chưa thể chấp nhận cho học PhD được. (Thật vậy, Bích phải tiêu ra gần 1 năm trời để chứng minh khả năng có thể theo đuổi học PhD rồi sau đó mới chính thức trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ). Tôi hỏi đi hỏi lại là có ok không, học PhD là cực lắm chứ chẳng chơi, và không có chuyện đi làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập (vì không bao giờ có thì giờ làm chuyện đó). Điều tôi nhớ là khi tôi nói gì chị ta cứ “dạ” mà chẳng có bàn gì cả, càng làm tôi hồi hộp, không biết mai mốt sẽ làm ăn như thế nào để sống sót trong môi trường cạnh tranh khoa học như thế này. Nhưng thấy Bích có quyết tâm, nên tôi bàn với co-supervisor là “nhắm mắt” nhận đi. Hóa ra cái quyết định nhắm mắt đó lại là một quyết định sáng suốt! Thế là Bích theo học trong trường St Vincent's Clinical School của chúng tôi. Là nghiên cứu sinh ham học, chịu khó làm việc, Bích phân tích cả chục gen trên hàng ngàn bệnh nhân, rồi còn phải học thêm về bone density, gene sequence và bioinformatics. Chúng tôi rất hài lòng với những thành tựu của Bích.

Nay thì Trần Hoàng Ngọc Bích đã chính thức được gọi là “Doctor”. Tôi viết những dòng này một mặt là chúc mừng học trò mà có khi tôi xem như con cháu (vì cỡ tuổi cháu gái tôi), mặt khác cũng là một vài chia sẻ vài thông tin về cách học PhD bên này mà các bạn đang có ý định theo học trong nhóm của tôi tại Garvan chắc cũng cần biết.

NVT

Thông báo: Workshop về ứng dụng thống kê trong nghiên cứu khoa học

Cuối năm nay tôi đi sẽ công tác bên nhà và rất bận rộn. Trong thời gian này tôi có giảng tại 5 nơi (3 ở Hà Nội và 2 ở TPHCM) về nhiều đề tài, từ y khoa đến chuyện “bếp núc” như một workshop về cách thức công bố bài báo khoa học do Bộ GDĐT tổ chức. Riêng phần ở TPHCM tôi giảng về ứng dụng thống kê học trong việc phân tích và diễn giải dữ liệu khoa học. Các bạn bên Đại học Bách khoa nhờ tôi post chi tiết khóa học lên đây để thông báo xa gần. Lớp học chỉ giới hạn trong vòng 70 học viên, nên các bạn nếu muốn theo học thì phải ghi danh trước và hình như ban tổ chức sẽ chọn học viên thích hợp.
NVT 

 
====

Thông báo

Workshop Ứng dụng Thống kê trong nghiên cứu khoa học

Chúng tôi hân hạnh thông báo một workshop về Ứng dụng Thống kê trong nghiên cứu khoa học sẽ được tổ chức tại Đại học Bách khoa TPHCM từ ngày 17 đến 27/12/2010. Workshop này nằm trong chương trình “Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học” tại ĐHQG TP Hồ Chí Minh (TRIG2).

Khoa học thống kê đóng vai trò cực kì quan trọng trong qui trình khám phá tri thức khoa học. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc tìm một mô hình nghiên cứu tối ưu, phân tích và diễn giải dữ liệu khoa học. Tuy nhiên, ở nước ta, bộ môn khoa học thống kê chưa được phát triển và quan tâm đúng mức. Khóa học này được tổ chức nhằm góp một phần vào việc nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học và sự phát triển khoa học của nước ta.

Mục tiêu
  • Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp khoa học (scientific methods) và mối liên hệ với khoa học thống kê (statistical science);
  • Giới thiệu một số phương pháp phân tích đơn biến và mô hình đa biến có thể áp dụng cho phân tích dữ liệu nghiên cứu khoa học;
  • Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề và tính toán thống kê bằng máy tính qua ngôn ngữ thống kê R.
Đối tượng
  • Nghiên cứu sinh sau đại học;
  • Các nhà khoa học thực nghiệm như y sinh học, nông nghiệp, môi trường, kĩ thuật;
  • Các nhà khoa học xã hội có nhu cầu sử dụng phương pháp phân tích thống kê.
Workshop được thiết kế cho các học viên đã có kiến cơ bản về thống kê hoặc chút ít kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Nếu có kinh nghiệm sử dụng các ngôn ngữ máy tính thì càng tốt nhưng không quan trọng.

Chương trình

Chương trình học bao gồm 25 bài giảng, từ cơ bản đến phức tạp, tập trung vào các chủ đề như phương pháp khoa học và khoa học thống kê, các phương pháp phân tích khác biệt giữa 2 nhóm và hơn 2 nhóm, mô hình phân tích tương quan, mô hình phân tích các dữ liệu theo thời gian, mô hình phân tích đa biến, giới thiệu một số phương pháp “mới” (như trường phái Bayes và kĩ thuật bootstrap). Đi kèm với giảng (buổi sáng) là bài tập thực hành trên máy tính và thảo luận (buổi chiều). Bài giảng soạn bằng tiếng Anh (để học viên làm quen với thuật ngữ) nhưng giảng bằng tiếng Việt. Ngoài ra, còn có một seminar về ứng dụng mô hình đa biến trong môi trường học

Giảng viên

Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Australia. 

Nguyễn Đức Hiệp (phần seminar về môi trường học), Senior Scientist, Cục Bảo vệ môi trường bang New South Wales, Australia (Environmental Protection Agency). 

Một số giảng viên của Đại học Bách khoa TPHCM. 

Địa điểm

ĐH Bách khoa TPHCM, đường Lý Thường Kiệt, Q.11. Địa điểm cụ thể sẽ được thông báo sau hay qua liên lạc với ban tổ chức (địa chỉ dưới đây).

Học phí

Học phí là 2 triệu đồng cho học viên có việc làm, cho nghiên cứu sinh và học viên cao học là 700 ngàn đồng. Học phí bao gồm giáo trình, trà nước giải lao. Học viên tự lo ăn trưa. 

Liên lạc

Chi tiết về workshop: TS Nguyễn Văn Minh Mẫn, email: mnguyen@cse.hcmut.edu.vn
 Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Đăng kí: TS Lê Trung Chơn, Email: ltchon@hcmut.edu.vn

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Bài thuốc "bí truyền" chữa đau răng


Bài thuốc bí truyền chữa đau răng

Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào. Bài thuốc đơn giản và hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng. 


Không tự nhiên mà đau Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng. Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu)  bao xung quanh, vì một lý do nào đó vùng lợi này sưng tấy hoặc viêm nhiễm cũng khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn.Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng hay chế độ ăn uống không khoa học.Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng:- Sâu răng- Sưng phồng hay viêm nhiễm nướu (lợi)- Do việc uống quá nhiều các loại nước giải khát có đường- Do sự phá hủy của cacbonhydrat và đường- Ăn uống không khoa học- Do viêm nhiễm răng - Do sự nứt hay vỡ răngCách điều trị đơn giản- Ngâm một nhánh tỏi trong một chén nước muối, sau đó dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau.- Lấy một nhánh hành sống, giã nhuyễn đặt vào trong miệng chỗ bị đau.- Lấy lá cam, sao khô tán nhuyễn rịt vào vùng răng bị đau.- Dùng lá của cây lúa mì ép lấy nước và súc miệng.
- Nhai vỏ của cây đinh hương và rịt vào chỗ răng đau, thậm chí bạn có thể dùng dầu của cây đinh hương cũng có thể cải thiện tình hình.
(Phần tin trên là do sưu tầm từ trang Tin24/7) 

Chia sẽ một kinh nghiệm của tôi khi trị đau răng do sâu răng: Trước đây tình cờ đọc được tờ tạp chí Thuốc và sức khỏe tại TV ĐHSPKT nó chỉ như sau: Lấy vò xoài tươi trắc ngậm với muối, ngày ngậm nhiều lần, sau khi lành hằn thì tới BV Nha khoa để khám lại và bịt lại các lỗ bị sâu đục răng. Bài này cũng khá hiệu ngiệm đó bạn. Nhưng từ bài thuốc này tôi phát triển thành bài thuốc trị sâu răng, đau răng hiệu quả và dễ làm hơn: 


Bài thuốc: 
   -   Bạn pha một ấm trà thật đặc, hoặc chè xanh om thật đặc
   -  Bạn lấy nước trà đặc ngậm với một ít muối
   -  Ngày ngậm nhiều lần nhé !


 Sau khi ngậm được một chút bạn sẽ thấy trong miệng nôn nôn, nhột nhột vì lúc đó chất chát trong chè và chất mặn của muối phát huy tác dụng, nước chè đặc và muối tạo thành một dung môi thẩm thấu sâu răng ra khỏi chân răng và bị chết do chất chát, mặn.

Nếu bạn thục sự bị sâu răng thì hay thử liền đi, mua trà hay chè thi mua loại ngon ngon để có đủ chất chát (tanin). Hãy chỉ cho mọi người với vì thấy họ đau răng thật tội nghiệp. Cẩn thẩn khi điều trị xong là nghiện nước trà đó nha!

Một cánh học photoshop qua mạng intenet khá hay

Một cánh học photoshop qua mạng intenet khá hay bạn nha!
          Bạn vào trang http://www.youtube.com/  bạn gõ từ khóa "Học Photoshop" hoặc " Photoshop" bạn sẽ thấy một loạt video về photoshop hiện ra, sau đó bàn tìm và download các Video hướng dẫn, Video giáo trình về nghiên cứu nhé! Ngoài ra bạn co thể Download các giáo trình hay Ebook về photoshop rất nhiều trên mạng qua tìm kiếm GooGle
Để Download nhanh bạn nên cài chương trình hổ trợ tải về máy như: Orbit....

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Thông báo chuyển nhà

Gần đây, như các bạn đã biết, trang web cá nhân nguyenvantuan.net bị tấn công vài lần. Lần sau cùng có vẻ nặng nhất vì toàn bộ bài viết bị xóa sạch. May mắn thay, do có back-up nên đại đa số bài đều có thể upload lại. Ba hôm nay, trang web đột nhiên trở nên rất chậm, chậm đến nổi tôi không vào được để upload bài vở. Nhìn vào số truy cập thì vẫn khoảng 6000 / ngày, hoàn toàn không có gì tăng đột biến. Chẳng hiểu tại sao trang web quá chậm. Một người am hiểu về mạng cho biết có thể trang web bị tấn công bằng robot, tức chỉ cần 1 người máy truy cập và nhân lên hàng ngàn truy cập, có thể làm nghẽn trang web dễ dàng. Dĩ nhiên, đó chỉ là giả thuyết và một cách giải thích, chứ chưa biết đúng hay sai. Tuy nhiên, có một thực tế là có người không muốn thấy trang web đó tồn tại. Cho nên, từ nay tôi sẽ cố gắng cập nhật trang web (khi có thể) nhưng đồng thời cũng quay về với tuan's blog.

NVT

Để nhớ đến một người bạn chưa về đến quê

Thiền sư Vạn Hạnh từng viết “thân như điện ảnh, hữu hoàn vô / vạn mộc xuân vinh thu hựu khô” (Thân như điện chớp, có thành không / cỏ cây xuân thắm, thu héo tong) để nói đến sự mong manh của một đời người. Mới thấy đó, rồi chỉ một vài giây phút sau thì mất. Đó cũng chính là tình cảnh của anh bạn tôi: sáng nay anh đã ra đi vĩnh viễn sau một cơn đột quị.

Anh bạn tôi, gọi theo cách gọi của miền Nam, là anh Hai T, cùng tuổi với tôi, tức là không trẻ mà cũng chưa có vinh dự được gọi “người cao tuổi”. Anh Hai T là người chúng tôi gọi đùa là “khỏe như trâu”, thân người to lớn, hơi thấp (và do đó được xếp vào nhóm obese, một risk factor của đột quị) nhưng da ngâm đen (không sợ thiếu vitamin D), chưa bao giờ vào bệnh viện, chưa bao giờ mắc bệnh gì nghiêm trọng (ngoài những cảm cúm theo mùa). Ấy thế mà chỉ một cơn đột quị đã đánh gục anh ngay lúc đang làm việc trong hãng sửa xe của chính anh tạo nên. Vào bệnh viện, nằm phòng cấp cứu, phải thở bằng máy, nhưng chỉ 8 giờ sau thì bác sĩ đề nghị gia đình cho phép rút ống để anh ra đi thanh thản. Chưa một lần vào bệnh viện, nhưng lần nhập viện đầu tiên cũng là lần nhập viện sau cùng của anh.

Bạn bè nghe tin anh ra đi đột ngột ai cũng sốc. Mới ngày hôm kia (thứ Bảy), anh còn tụ tập với đám bạn bè trong cái hãng sửa xe của một người bạn khác, lai rai vài lon bia, và hát karaoke rân trời. Hôm đó tôi phải đưa mấy anh bạn đồng nghiệp ở Trường Y Hải Phòng đi chơi trước khi mấy anh ấy lên đường về Việt Nam, nên tôi tham dự buổi họp mặt hơi trễ. Thấy tôi đến, anh Hai T kéo ghế cho tôi ngồi rồi vỗ vai nói “Ê, nảy giờ tôi nhắc ông hoài, ghế này vẫn dành cho ông đó”. Nói xong, anh gắp một miếng thịt vịt bỏ vào chén và bảo “ăn đi”. Anh rất quí tôi, có miếng ăn gì ngon cũng để dành cho tôi, anh thích loại rượu vang đỏ, và có chai nào ngon cũng nhất định để dành một li cho tôi thử. Anh thường nói “ông là tấm gương cho đám nhỏ nó noi theo”. “Đám nhỏ” ở đây là con của anh ấy. Thật ra, anh chỉ nói thế thôi, chứ chúng nó đã thành công trước khi biết đến tôi. Hôm đó, anh còn khoe với tôi là mới mua vé về Việt Nam vào dịp Tết, và hỏi tôi có “về ăn Tết ở bển cho vui không”. Anh còn nói mới khám phá ra một quán bán thịt bò ở Củ Chi rất ngon, và quyết chí sẽ đến đó “ăn cho biết”.

Nhưng chưa kịp về đến quê thì anh đã ra đi vĩnh viễn. Sự ra đi đột ngột của anh để lại biết bao thương tiếc trong nhóm bạn bè. Tôi định chiều nay sẽ ghé qua bệnh viện để thăm anh, nhưng sáng nay mới vào office đã nghe hung tin: sẽ rút máy thở để anh ra đi thanh thản. Thế là tôi chưa kịp bắt tay anh, chưa nhìn anh lần cuối, thì anh đã ra người thiên cổ!

Tôi có một nhóm bạn quen nhau từ những ngày mới sang Úc định cư 30 năm về trước. Tôi quen gọi đây là những “bội thu” của Úc. Dù đã định cư ở đây trên 30 năm, nhưng chưa một ai ăn một đồng tiền nào từ tài trợ xã hội của Úc; ngược lại, họ đóng góp công sức của mình vào sự phồn thịnh của Úc. Những người bạn tôi sang đây với hai bàn tay trắng, có người lên bờ chỉ cái quần đùi và áo thun, nhưng sau hơn 20 năm cần cù và miệt mài làm việc họ đã tạo cho mình một cuộc sống ổn định, dư dả, đủ “tiếp sức” cho thân nhân bên Việt Nam. Những người bạn của tôi làm “việc tay chân”, người thì sửa xe ôtô, kẻ thợ điện, người làm đồng và sơn xe, người làm làm sắt, v.v… Anh Hai T là một trong những người như thế. Anh Hai T khi mới sang Úc cũng làm đủ thứ nghề, mãi đến khoảng 10 năm trước anh mới kì cóp đủ để mở một cái hãng nhỏ chuyên sơn xe làm đồng xe. Hãng của anh tuy nhỏ nhưng rất đắc khách, một phần vì anh rất khéo tay và làm rất uy tín, một phần khác nhờ bạn bè trong nghề giới thiệu. Tuy mang tiếng là làm chủ, nhưng anh có khi làm còn hơn cả công nhân. Anh là một người Việt tị nạn tiêu biểu, đã đóng góp sức mình cho xứ sở này ngay từ những ngày đặt chân đến Úc.

Thế hệ của anh và tôi là thế hệ làm cật lực cho con cháu. Người trong nước có câu hay hơn: “hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Câu này quả thật thích hợp cho anh Hai T và những người bạn của tôi. Thật vậy, tôi quen một anh bạn khi sang đây với 5 đứa con nheo nhóc, đen đúa, còn anh thì chỉ biết đọc biết viết, nhưng sau 20 năm tất cả 5 đứa đều tốt nghiệp đại học, có đứa thành danh trong xã hội. Có lần tôi hỏi mấy đứa nhỏ tụi nó học gì và học ở trường nào, hai vợ chồng cười nói với tôi hết sức dễ thương: “biết chết liền”. Hai người không biết con mình học cái gì và học trường nào! Mấy đứa nhỏ chỉ báo cho ba má chúng đi dự lễ tốt nghiệp, và thế là xong. (Thật ra thì tôi có hỏi chuyện tụi nhỏ nên biết được chúng nó là kiến trúc sư, kĩ sư, thầy giáo, kế toán, và thương mại). Nhưng anh Hai T thì “khá” hơn, anh biết con mình học gì và làm gì. Những lúc ngà ngà, anh Hai T thường hay tâm sự với tôi và bạn bè rằng anh xuất thân từ một gia đình nổi tiếng với nghề làm nước mắm ở Biên Hòa, hồi nhỏ anh là người lêu lỏng, ít học (dù anh chị em ai cũng học đại học và trở nên giàu có), nhưng mấy đứa con của anh đứa nào cũng tốt nghiệp hay đang học đại học, đứa thì đang học nha sĩ, đứa ra trường dược sĩ, đứa thành kĩ sư, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp “làm xe” của anh cả. Nói xong anh cười khà khà, như là bày tỏ sự mãn nguyện cho sự hi sinh của mình.

Anh là một người có cá tính rất … Nam bộ. Anh hút thuốc lá, nhưng không chịu hút thuốc lá có đầu lọc, mà anh mua thuốc về, tự tay vấn thành từng điếu, rồi bỏ trong cái hộp thuốc làm bằng thiết có hiệu
555 ở phía ngoài hộp. Bạn bè quen gọi “thuốc là 555 của Hai T”. Anh chẳng bao giờ làm phật lòng ai, nhưng cũng thỉnh thoảng nổi nóng và chửi thề. Cách chửi của anh cũng đặc biệt: chỉ một tiếng Mẹ. Có lần anh kể lại một vụ đuổi khách hàng của anh: “Mẹ! Tôi ghét nhất mấy người khách lại trả giá từng đồng. Hồi chiều có thằng Ấn Độ đến nó kì kèo, thấy ghét. Tôi muốn đuổi nó đi, nên ra giá cao gấp 10 lần, mà ông biết không, nó đồng ý mới kẹt mình chớ. Mà tôi đâu nở lòng lấy giá đó, nên tôi nói ‘tao hết nước sơn rồi’ để nó đi chỗ khác. Mẹ! Ghét nhất mấy thằng bần tiện”. Anh đúng là hào hiệp, có khi làm xe cho khách không lấy tiền vì anh nói “chuyện nhỏ mà”.

Anh làm quần quật suốt 7 ngày, và chỉ có niềm vui vào ngày cuối tuần. Tôi nghĩ ngoại trừ những ngày về Việt Nam, anh không có ngày gọi là “week end”. Ngày cuối tuần, bạn bè tụ tập nhau uống bia, nhậu nhẹt, và hát karaoke. Ngoài nghề chính, anh còn rất giỏi nấu ăn nhanh và ngon. Có khi tôi thấy anh nấu một món súp với ba sườn và rau gì đó mà chỉ đúng 10 phút là có ăn, và ai cũng khen ngon. Ngon thật, chứ không khen để lấy lòng. Anh cười khà khà hỏi: “nấu vậy mở nhà hàng được chưa?” Trước đây tôi không biết hát karaoke, nhưng vì sức ép của Hai T mà tôi bây giờ cũng hát tàm tạm. Anh thích hát những bài “nhạc sến”, những bài nổi tiếng trước 1975. Chỉ có tôi chọn bài anh mới thích, vì anh nghĩ tôi biết tâm lí anh. Anh rất thích bài Hát nữa đi em của Phố Thu. Mới 2 hôm trước, anh còn say sưa với Hát nữa đi em, lỡ ngày kia sông cạn đá mòn / Hát nữa đi em, cuộc tình ta chưa hết đoạn đường / Hát nữa đi em, khơi bếp hồng đốt lửa đêm đen / Chuyện ngày xưa nhắc chi thêm buồn / Đời ai không có những tâm sự buồn. Nghe anh xuống giọng câu Đời ai không có những tâm sự buồn tôi có cảm tưởng như anh có tâm sự gì buồn, nhưng cũng phải công nhận anh có chất giọng rất tốt. Có khi nhìn anh nghêu ngao những lời ca như Đêm đêm ngửi mùi hương / mùi hoa sứ nhà nàng / Hương nồng hoa tình ái / đậm đà đây đó gọi tên / Nhà nàng cách gần bên / giàn hoa sứ quanh tường / Nhìn sang trộm nhớ thương thầm / mơ ngày mai lứa đôi, tôi thấy anh như thả hồn vào ca khúc. Nghe riết những bài anh hát tôi cũng … thuộc lòng luôn.

Nay thì anh Hai T đã đi xa, mai mốt đây nghe lại những bài hát đó tôi sẽ nhớ đến câu Đời ai không có những tâm sự buồn. Đối với tôi đó là bài hát có kỉ niệm buồn. Buồn vì một người bạn đột ngột bỏ cuộc vui. Vắng một người thế giới trở nên hoang vu. Vắng một người bạn quen biết bấy lâu nay tôi cảm thấy như mình bị hụt hẫng. Nhưng có lẽ tôi nên mừng cho anh bạn tôi đã chuyển nghiệp.

NVT

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Ngôi nhà thể hiện phong cách của bạn

Diện mạo mặt tiền của ngôi nhà chính là cái mà người qua đường nhìn thấy đầu tiên và từ đó người ta có thể đoán biết được phần nào phong cách, sở thích của gia chủ là sự thành công của các KTS trong vai trò thiết kế. Và đó cũng chính là cách các gia chủ phô ra cái “chất” của mình một cách ý nhị.

1. Ngôi nhà mang nét truyền thống

Đôi khi xen lẫn những ngôi nhà hiện đại ta bắt gặp một kiến trúc rất truyền thống từ kiểu dáng đến vật liệu sử dụng, đơn giản là vì chúng được thiết kế dựa trên sở thích của gia chủ. Sự mộc mạc, giản dị từ tự nhiên khiến cho không gian bớt đi cảm giác xô bồ, náo nhiệt, giống như nhịp sống gấp gáp nơi thành thị nhường chỗ cho sự thanh bình, thư thái.
Bởi vậy, rất nhiều gia chủ không hề ngần ngại khi lựa chọn cho mình phong cách truyền thống đối với không gian sinh hoạt riêng của gia đình. Người ngoài có thể cảm nhận được gu nghệ thuật của gia chủ qua hình dáng kiến trúc ngôi nhà cũng như vật liệu chủ đạo trong xây dựng. Bởi nhà theo nét truyền thống có cách thiết kế rất đơn giản, vật liệu chủ yếu là gỗ, mây, tre….từ thiên nhiên kết hợp với một vài chất liệu hiện đại, màu sắc của nhà cũng là màu của bản thân vật liệu.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở

2. Ngôi nhà mang dáng vẻ hiện đại

Những ngôi nhà mang phong cách hiện đại thường thể hiện qua hình dáng, mảng miếng và màu sắc, khác hoàn toàn với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách truyền thống như trên.
Cụ thể, nhà ở hiện đại có đường nét khỏe khoắn nhưng hài hòa, các chi tiết đều sáng tạo làm nên vẻ thanh thoát thể hiện gia chủ là một người khá tinh tế, phóng khoáng và cởi mở. Vật liệu được sử dụng là những vật liệu hiện đại như sắt, inox, kính, thép…Điểm nhấn trong kiến trúc hiện đại thường là các hình khối, mảng miếng nổi hay chìm trên bề mặt, đặc biệt là ở mặt tiền ngôi nhà.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở
Màu sắc ngoại thất theo phong cách hiện đại được phối khá linh hoạt, đa phần là những gam màu tươi mới và được chỉ định đâu là màu chủ đạo, đâu là màu nổi bật.

3. Ngôi nhà mang phong cách sang trọng, bí ẩn

Những ngôi nhà này gia chủ khiến người khác cảm thấy tò mò và muốn khám phá, đôi khi chỉ là những họa tiết không rõ ràng theo một trường phái hay chủ đề nào cả, hình khối lạ mắt, cách sơn màu đơn giản…nhưng hoàn toàn bộc lộ được vẻ sang trọng, hấp dẫn đối với những người xung quanh. Đối với những ngôi nhà này, gia chủ thường là người thích sự bất ngờ, khả năng sáng tạo tốt và am hiểu về nghệ thuật.
Nha Dep: “Nhìn mặt bắt hình dong” cho nhà ở
KTS. Nguyễn Sỹ Triệu
Công ty CP ADkientruc