1. Mui xếp cứng Lần đầu tiên, mui xếp cứng được giới thiệu là vào năm 1998, với chiếc Mercedes SLK. Kể từ đó, rất nhiều hãng xe khác đã nối gót Mercedes và nhiều người thậm chí cho rằng, xe convertible mui cứng sẽ thay thế hoàn toàn mui mềm trong tương lai. Nó được thiết kế để trong chớp mắt, chiếc xe mui xếp của bạn có thể biến thành một chiếc roadster (xe không có mui). Rất nhiều xe convertible đã lựa chọn kiểu mui cứng này, có thể kể đến Volkswagen Eos, Chrysler Sebring 2008, BMW 3-series, Volvo C70 hay Mazda Miata. VW Eos còn có cả một cửa sổ trời trên mui xe. Tuy nhiên, cũng có những hãng xe như Audi hay Bentley đã tuyên bố sẽ vẫn trung thành với kiểu xe mui mềm truyền thống vì phong cách đặc trưng của nó, mặc dù xe mui cứng an toàn hơn. Volvo C70 2. Phần thân dưới của xe cao hơn Phần thân dưới của xe có thể hiểu đơn giản là phần thân xe nằm bên dưới các cửa sổ và mui xe. Tỷ lệ chiều cao của phần này so với phần trên ảnh hưởng quyết định đến hình dáng của xe. Trong những năm gần đây, phần thân dưới ngày càng được thiết kế cao hơn trong khi các cửa sổ thu lại đáng kể, mà điển hình cho xu hướng này là Chrysler 300, Hummer H3, Toyota FJ Cruiser
Chiều cao của phần này cũng giống như gấu áo trong thời trang, tuỳ từng giai đoạn mà lúc người ta muốn thấp, khi lại thích cao. Điều này có thể lý giải là do người ta khoái ngồi cao hơn mặt đường như ở những chiếc SUV. Bên cạnh đó, phần thân dưới mà cao sẽ giảm được những tác động khi chiếc xe bị đâm từ phía bên cạnh (mà theo Euro NCAP thì phần lớn các trường hợp tai nạn dẫn tới tử vong là do xe bị đâm ngang). Chrysler 300 3. Bộ mặt góc cạnh hơn Thay vì những đường nét nhẹ nhàng, uyển chuyển như những chiếc xe của thập kỷ trước, xe tương lai sẽ có mặt trước với những chi tiết góc cạnh và mạnh mẽ hơn, từ đèn pha cho đến lưới tản nhiệt. Những chi tiết hình tròn hay oval truyền thống sẽ bị thay thế bởi hình bình hành hay tam giác. Xe Acura hay thậm chí là chiếc sedan sang trọng Camry 2007 cũng đã lựa chọn cho mình phong cách này. Acura MDX 4. Đèn pha và đèn hậu rực rỡ Được mạ crôm, với những bóng đèn, thấu kính, gương và cả đèn LED, những cụm đèn pha và đèn hậu ngày càng trở nên tinh vi và rực rỡ hơn. Các nhà thiết kế coi đây là những phần trang sức cho chiếc xe và dành rất nhiều thời gian để chăm chút từng chi tiết. Giá tiền của đèn LED và các công nghệ khác đang thấp đi, khiến người ta càng có điều kiện nghĩ ra những cụm đèn phức tạp hơn. Sử dụng công nghệ LED làm đèn phanh cũng tăng độ an toàn vì nó bật sáng nhanh hơn và còn tiết kiệm điện năng hơn bóng đèn truyền thống. Hiện chỉ ở những chiếc sedan sang trọng mới được trang bị đèn pha liếc. Tuy nhiên, công nghệ này cũng sẽ sớm xuất hiện trên những xe hạng trung. Một số xe hạng sang còn trang bị đèn hậu có độ sang theo mức độ gấp khi phanh và sáng nhất khi người lái nhấn phanh hết sức. Aston Martin V8 Vantage 5. Lưới tản nhiệt lớn hơn Cách đây chỉ khoảng 20 năm, rất nhiều xe thậm chí còn không có lưới tản nhiệt rõ ràng hoặc người ta thu hẹp nó lại đáng kể. Nhưng từ đó đến nay, người ta lại nhận ra rằng, đây là chi tiết quyết định đến các đặc tính một chiếc xe, hay đơn giản nó là bộ mặt của xe. Lưới tản nhiệt ngày càng trở nên lớn hơn, để gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Audi trở nên quen thuộc với kiểu lưới tản nhiệt to đùng, kéo từ ca-pô xuống đến tận gầm như A5, S5 mới. Không đơn thuần là ý thích của các nhà thiết kế, lưới tản nhiệt lớn hơn còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật. Sức mạnh của động cơ ngày càng lớn, do đó cũng cần nhiều không khí hơn để làm mát. Những chiếc xe mới ra đời còn có lưới tản nhiệt phụ ở bên dưới và các loại xe công suất lớn thậm chí còn có thêm 2 khe hút khí ở bên sườn, khó có thể biết được là do thời trang hay có tác dụng làm mát động cơ (nếu đặt giữa) và má phanh. Audi A5 và lưới tản nhiệt khổng lồ (Còn tiếp) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét