Bác sĩ K sau khi điều trị thành công một số ca ung thư tại bệnh viện bằng một dược thảo hiếm, và qua tìm hiểu trong y văn về thành phần hóa học của dược thảo, chị và đồng nghiệp thực hiện một nghiên cứu lâm sàng để đánh giá sự hiệu quả của dược thảo. Sau 2 năm nghiên cứu và theo dõi bệnh nhân kết quả nghiên cứu cho thấy quả thật dược thảo có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư 30%. Bác sĩ K và đồng nghiệp viết một bài báo khoa học mô tả qui trình nghiên cứu và báo cáo kết quả gửi cho một tập san y khoa Mĩ. Sau 9 tháng bình duyệt và phản biện, công trình nghiên cứu được công bố. Với sự cộng tác của đồng nghiệp, chị tiếp tục công trình nghiên cứu bằng cách triển khai một loạt nghiên cứu về tế bào và lâm sàng, và tiếp tục công bố nhiều bài báo khoa học cho thấy hiệu quả của dược thảo có cơ sở khoa học. Với công trạng đó, chị được đề bạt chức danh phó giáo sư, và phát triển thành một nhóm nghiên cứu nhỏ. Phát hiện của chị được đồng nghiệp quốc tế quan tâm. Chị được mời đi nói chuyện ở các hội nghị quốc tế. Chị nhận được nhiều lời mời từ nhiều đồng nghiệp trên thế giới hợp tác, trong đó có một số công ti dược đề nghị phát triển thành một loại thuốc điều trị ung thư.
Trường hợp mà tôi vừa mô tả không phải là một ví dụ mang tính tưởng tượng, mà đã trở thành thực tế ở nhiều nước đang phát triển. Ví dụ trên cho thấy: (a) nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế, hay trong trường hợp trên là nhắm vào việc đem lại phúc lợi cho bệnh nhân không chỉ ở địa phương mà cho thế giới; (b) công bố kết quả nghiên cứu trên một tập san quốc tế có uy tín và chất lượng là một cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế và đem lại lợi ích cho kinh tế nước nhà; (c) về mặt cá nhân, công bố quốc tế giúp cho sự nghiệp khoa học của nhà nghiên cứu được nâng cao; và (d) góp phần vào việc nâng cao y học nước nhà.
Thế nhưng gần đây có ý kiến cho rằng không nên bàn về công bố quốc tế (một vấn đề đang thu hút quan tâm của các nhà khoa học có tâm huyết hiện nay) mà nên cải cách lương bổng và hệ thống đánh giá nghiên cứu khoa học (vốn đã được rất nhiều người nêu lên nhiều lần trong 20 năm qua). Thật ra, công bố kết quả các công trình nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”) chỉ là một trong những bước cần thiết trong cách đánh giá nghiên cứu khoa học, cho nên không nên lẫn lộn hai khía cạnh có liên quan mật thiết này. Ở đây, tiếp theo một bài viết trước (“Một vài hiểu lầm tai hại”) người viết bài này trình bày 9 lí do tại sao cần phải công bố quốc tế. Thật ra, còn nhiều lí do khác, nhưng 9 lí do này được xem là quan trọng nhất trong bối cảnh khoa học hiện nay ở nước ta. Chín lí do không xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ theo một thứ tự theo chủ đề mà giới khoa học quan tâm.
Lí do 1: Nghĩa vụ và đạo đức
Bài báo khoa học là một bước cuối cùng trong qui trình nghiên cứu khoa học. Nó là thành quả của nhiều năm tháng miệt mài suy nghĩ, làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích và thảo luận cùng đồng nghiệp. Trong nhiều trường hợp, ngân quĩ nghiên cứu được Nhà nước cung cấp, hay nói chính xác hơn là tiền của người dân đóng góp. Do đó, công chúng có quyền đòi hỏi nhà nghiên cứu phải công bố kết quả nghiên cứu một cách minh bạch và thành thật, chứ không phải là những tài liệu được xếp trong tủ sách mà rất ít người có thể tiếp cận. Bổn phận của nhà nghiên cứu, do đó, phải báo cáo cho công chúng biết họ đã làm ra sao và phát hiện gì, chứ không phải làm xong và chẳng ai biết.
Đối với các nghiên cứu y khoa (như trường hợp tôi vừa mô tả), đại đa số nghiên cứu đều dựa vào sự tình nguyện của bệnh nhân, với một số thủ thuật nghiên cứu có thể mang tính xâm phạm bệnh nhân. Nếu những nghiên cứu như thế mà kết quả không được công bố một cách minh bạch thì có thể nói rằng nhà nghiên cứu đã vi phạm y đức.
Do đó, việc công bố kết quả nghiên cứu là một nghĩa vụ của nhà nghiên cứu đối với người dân và trong trường hợp y khoa, đó cũng là một hình thức duy trì y đức ở mức cao nhất.
Lí do 2: Đóng góp vào tri thức quốc tế
Ai cũng biết rằng tri thức con người được tích lũy theo thời gian, với sự đóng góp của nhiều người từ nhiêu quốc gia. Trong quá khứ, phần lớn tri thức khoa học xuất phát từ các nước phương Tây, nơi mà văn hóa khoa học (kể cả văn hóa công bố ấn phẩm khoa học) đã được hình thành tốt. Nhưng ở các nước châu Á, tri thức khoa học thường không được công bố mà chỉ giới hạn trong gia tộc hay thậm chí theo nhà khoa học xuống đáy mồ! Ngay cả ở Việt Nam trước đây, những tri thức khoa học về con người, địa lí, văn hóa, thậm chí lịch sử đều do người Pháp làm chủ.
Bài báo khoa học là một sản phẩm tri thức. Những tri thức mang tính thực tế có thể đem lại phúc lợi cho xã hội, hay trong trong trường hợp vừa mô tả trên, kết quả nghiên cứu cung cấp một tri thức quan trọng cho chuyên ngành và thêm một lựa chọn trong việc điều trị. Do đó, công bố quốc tế không chỉ là một hình thức làm chủ kiến thức cho nước nhà, mà còn đóng góp vào kho tàng tri thức của con người.
Lí do 3: Phúc lợi xã hội
Tất cả nghiên cứu dù ứng dụng hay cơ bản đều không ít thì nhiều nhắm đến việc đem lại phúc lợi cho xã hội. Chẳng hạn như trong trường hợp mô tả trên đây, nghiên cứu có mục tiêu liên quan mật thiết đến bệnh nhân ung thư. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo không có hiệu quả, nhà nghiên cứu cần phải công bố cho cộng đồng quốc tế biết để những người đi sau không phải tốn công và tiền bạc để theo đuổi, hoặc người đi sau sẽ tìm một phương pháp nghiên cứu tốt hơn. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo có hiệu quả tốt, nhà nghiên cứu cũng cần công bố để đồng nghiệp biết đến và có thể ứng dụng cho việc điều trị bệnh nhân của họ.
Nói cách khác, việc công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng, và cũng không phân biệt nghiên cứu có kết quả “dương tính” hay “âm tính”. Đối với y sinh học, dù kết quả nghiên cứu thế nào thì việc công bố quốc tế cũng là một việc lam tất yếu.
Lí do 4: Chứng từ khoa học
Tháng 3 năm 2005, trong phiên tòa xét xử đơn kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (kiện các công ti hóa chất Mĩ), thẩm phán Jack Weinstein phán quyết rằng phía nguyên đơn không cung cấp được những bằng chứng khoa học để làm cơ sở cho đơn kiện, còn những “bằng chứng” mà phía nguyên đơn cung cấp chỉ được xem là “chuyện tào lao”.
Trong một bài báo khoa học mà tôi và đồng nghiệp sắp công bố, chúng tôi có bàn về hiệu quả của chính sách y tế công cộng ở Việt Nam liên quan đến một bệnh truyền nhiễm, nhưng một chuyên gia bình duyệt phê bình rằng lời nhận xét đó thiếu bằng chứng khoa học và yêu cầu chúng tôi cho xem một bài báo khoa học để làm cơ sở cho nhận xét đó. Tất nhiên, chúng tôi không có một bài báo khoa học nào để làm cơ sở cho nhận định đó. Thời gian gần đây, trong vụ tranh chấp về lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi kiểm tra lại chúng ta cũng thấy thiếu thốn những chứng từ khoa học.
Những ví dụ thực tế trên đây cho thấy sự thiếu thốn bài báo khoa học và công bố quốc tế gây thiệt thòi nghiêm trọng chẳng những cho một sự tiếp nối của nghiên cứu khoa học mà còn gây ảnh hưởng lớn đến một vấn đề mang tầm vóc quốc gia. Do đó, công bố quốc tế có thể hiểu như là một chứng từ khoa học, chứ không phải là một việc làm của giới khoa học “elite”. Thật vậy, bài báo khoa học là một chứng từ khoa học, là tài sản tri thức của một quốc gia. Bởi vì tính chứng từ của bài báo khoa học, công bố quốc tế không phân biệt nước nghèo hay giàu, và không phân biệt khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng.
Lí do 5: Chuẩn mực khách quan
Phần lớn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam được kết thúc (hay đánh giá) bằng những buổi lễ khá màu mè gọi là “nghiệm thu” kèm theo báo cáo dài mang tính hành chính hơn là khoa học. Cách làm này rất khác so với cách làm chuẩn của quốc tế. Một chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế và các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu đều nhất trí là công trình khoa học phải được đánh giá qua ấn phâm khoa học được công bố trên các tập san khoa học có uy tín, bằng sáng chế, số lượng nghiên cứu đào tạo, và khả năng ứng dụng vào thực tiễn (nếu là công trình nghiên cứu ứng dụng). Cụm từ “tập san khoa học có uy tín” ở đây có nghĩa là những tập san được Viện thông tin khoa học (ISI) công nhận. Ở Việt Nam, tuy có nhiều tập san khoa học, nhưng chưa một tập san nào được ISI công nhận.
Chuẩn mực đánh giá công trình khoa học thiếu tính minh bạch dẫn đến chuẩn mực để xét phong chức danh giáo sư của Việt Nam cũng rất khác với các chuẩn mực quốc tế. Phần lớn những giáo sư ở Việt Nam không có công trình được công bố trên các tập san quốc tế. Nhận thức được vấn đề này và qua nhiều góp ý của các nhà khoa học, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước mới đề ra những qui định mới, nhưng vẫn chưa hợp lí. Chẳng hạn như theo qui định mới, các ứng viên chức danh giáo sư sẽ được tính điểm bằng bài báo khoa học, và bài báo khoa học đặc biệt xuất sắc được đăng trên các tạp chí hàng đầu quốc tế và Việt Nam được nhiều người trích dẫn có điểm tối đa là 2. Nhưng qui định này vô hình chung đánh đồng chất lượng tập san quốc tế và tập san trong nước mà ai cũng biết là chất lượng không cao. Giáo sư Hoàng Tụy từng nhận xét rằng nếu đánh giá cách khách quan, trên 70% các giáo sư và phó giáo sư Việt Nam không đạt tiêu chuẩn giáo sư.
Thử hỏi nếu một giáo sư Việt Nam ra nước ngoài công tác hay hợp tác khoa học mà lí lịch khoa học không có đến một vài bài báo khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế thì đối tác sẽ nghĩ gì ? Chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng một thành tích như thế còn chưa xứng đáng là một tiến sĩ hay hậu tiến sĩ, và ấn tượng của họ về khoa học Việt Nam chắc cũng không đẹp.
Do đó, công bố quốc tế phải và nên được xem là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá thành quả của một công trình nghiên cứu, và là một tiêu chuẩn tối thiểu để xét phong các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Lí do 6: Sự nghiệp nhà nghiên cứu
Trong hoạt động khoa học, bài báo khoa học là một đơn vị tiền tệ, một viên gạch để xây dựng sự nghiệp khoa học. Ngay từ lúc xin vào học tiến sĩ, một số nơi đã đòi hỏi thí sinh phải có "kinh nghiệm nghiên cứu" thể hiện qua bài báo khoa học. Khi đã được nhận vào chương trình học tiến sĩ, bài báo khoa học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp bằng tiến sĩ. Sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn có lợi để cạnh tranh trong việc xin học bổng hậu tiến sĩ.
Sau khi xong chương trình hậu tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn số 1 để cạnh tranh vào các chức danh giảng dạy đại học và viện nghiên cứu. Thật ra, ở một số đại học lớn bên Mĩ, người ta có những qui định cụ thể về con số bài báo khoa học và vị trí tác giả như là một tiêu chuẩn để được đề bạt vào các chức danh giáo sư. Ngoài ra, đối với nhà nghiên cứu và giáo sư, bài báo khoa học còn là một tiêu chuẩn quan trọng để xin tài trợ cho nghiên cứu.
Do đó, cần phải đặt yêu cầu công bố quốc tế lên hàng đầu trong hoạt động khoa học ngay từ giai đoạn nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ. Thật ra, ở Việt Nam, theo qui định mới về đào tạo tiến sĩ, qui định đề bạt chức danh giáo sư, qui chế cung cấp tài trợ cho nghiên cứu, v.v… cũng đã đưa yêu cầu về công bố quốc tế như là một tiêu chuẩn.
Lí do 7: Cơ hội hợp tác
Nghiên cứu khoa học nói cho cùng là một lĩnh vực hoạt động xuyên quốc gia. Ngày nay, hợp tác trong nghiên cứu khoa học là một chuẩn mực (norm) chứ không phải là một biệt lệ. Ở nước ta, trong điều kiện thiếu thiết bị và hạn chế về phương pháp, việc hợp tác khoa học là một nhu cầu rất lớn. Chỉ có thể qua hợp tác quốc tế, giới khoa học Việt Nam mới có cơ hội hội nhập và nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho mình.
Nhưng hợp tác quốc tế không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên hay ngẫu hứng. Bất cứ ai làm khoa học cũng đều biết rằng đồng nghiệp tìm với nhau qua những bài báo khoa học trên các diễn đàn khoa học. Các tập san khoa học và hội nghị khoa học quốc tế chính là những diễn đàn lí tưởng để các nhà nghiên cứu tụ tập với nhau và hợp tác làm việc. Như trường hợp mô tả phần đầu của bài viết cho thấy công bố quốc tế dẫn đến sự ghi nhận của đồng nghiệp quốc tế và mở ra một cơ hội hợp tác và phát triển. Do đó, công bố kết quả trên các tập san này là một cách để nâng cao sự hội nhập của khoa học Việt Nam và qua đó củng cố nội lực của giới nghiên cứu Việt Nam.
Lí do 8: Hội nhập quốc tế
Trong một thời gian dài, khoa học Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh lịch sử của đất nước, chịu sự cô lập và khép kín. Hệ quả là số lượng công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc còn cực kì giới hạn. Khoảng 10 năm trước, tập san Science (một tập san khoa học số 1 trên thế giới) có một loạt bài điểm qua tình hình hoạt động khoa học ở các nước Đông Nam Á, nhưng họ không hề nhắc đến Việt Nam. Ngay cả hai chữ “Việt Nam” cũng không có mặt trong loạt bài đó. Khi người viết bài này phàn nàn thì họ lịch sự cho biết rằng họ đã xem qua danh mục các bài báo khoa học Việt Nam trên các tập san quốc tế, nhưng thấy không có gì để nói. Họ cho rằng khoa học Việt Nam chưa hội nhập quốc tế.
Chỉ sau khi thời mở cửa và nhất là sau thời gian Mĩ bỏ cấm vận, khoa học Việt Nam mới có dịp hội nhập quốc tế, nhưng tốc độ còn quá chậm. Một trong những lí do mà khoa học nước ta chậm hội nhập là thiếu những chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những quan điểm như nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, nước còn nghèo nên tập trung vào những nghiên cứu thực tế chứ không cần đến bài báo khoa học, v.v… Nhưng tất cả những quan điểm này hoặc là không phù hợp với tiêu chuẩn hoạt động khoa học hay mâu thuẫn. Như trình bày trong ví dụ trên, công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu cơ bản, bởi vì nói công bố quốc tế chỉ là một công đoạn sau cùng của bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Lí do 9: Nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam
Số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng về khả năng khoa học của một nước. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia.
Trong thời gian gần đây, đã có nhiều phân tích cho thấy số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam còn quá thấp kém so với các nước trong vùng. Chẳng hạn như trong thời gian 10 năm 1996-2005 số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam (3456 bài), chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia , và 1/14 của Singapore. Ngay cả so với Philippines (3901 bài) và Indonesia (4389 bài), số bài báo khoa học từ nước ta vẫn thấp hơn. Tình trạng này vẫn chưa có gì cải tiến trong vài năm gần đây. Trong năm 2008 (tính đến tháng 10), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được 910 bài báo khoa học trên 512 tập san khoa học quốc tế (so với 5553 bài của Singapore và 3310 của Thái Lan, hay 2194 bài của Mã Lai).
Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng trên, kể cả vấn đề phân phối kinh phí nghiên cứu một cách thích hợp. Không ít các giáo sư hay các "cây đa cây đề" ở Việt Nam còn suy nghĩ rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, và từ đó việc xét phong giáo sư không dựa vào số lượng ấn phẩm khoa học như là một tiêu chí. Hệ quả của sự sai lệch trong nhận thức và tiêu chí đề bạt là số lượng ấn phẩm khoa học từ Việt Nam còn quá khiêm tốn. Thật vậy, với trên 38.000 giảng viên đại học (trong số này có trên 1100 giáo sư và phó giáo sư, và 5600 tiến sĩ) mà con số ấn phẩm khoa học còn thua cả một quốc gia nhỏ bé như Malaysia ! Nhận thức như thế để thấy rằng việc công bố quốc tế không chỉ đơn thuần là chuyện cá nhân nhà khoa học mà còn là sĩ diện quốc gia.
***
Thật ra, những gì tôi viết trên đây chẳng có gì mới, vì đã được bàn thảo khá nhiều và ở một mức độ nào đó cũng gây nên vài tác động tích cực. Đối với những người làm nghiên cứu khoa học thật sự, họ đã và đang công bố quốc tế, không cần phải nhắc nhở lại những điều quá hiển nhiên. Ngay cả những người phản đối (hay không mặn mà) với việc công bố quốc tế cũng nhận thức được những điều tôi vừa trình bày. Tuy nhiên, có lẽ do những khó khăn hay lí do mang tính cá nhân, nên có những lí lẽ không thuyết phục (nếu không muốn nói là ngụy biện) để gây ảnh hưởng với các cơ quan quản lí khoa học. Thật ra, ngay cả giới quản lí khoa học cũng ghi nhận sự quan trọng của công bố quốc tế, nhưng vì chịu sự chi phối của nhiều “cây đa cây đề” nên đôi khi cũng lúng túng trong quyết định.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy có nhiều (rất nhiều) nhà khoa học rất muốn công bố quốc tế vì họ thấy đó là một sự cần thiết cho cá nhân và cho đất nước, nhưng do “lực bất tòng tâm” (như vấn đế tiếng Anh chẳng hạn) nên không thực hiện được. Có lẽ đây chính là những người mà Nhà nước cần tập trung giúp đỡ. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nỗ lực tổ chức những lớp tập huấn về cách viết bài báo khoa học, nhưng những nỗ lực đó vẫn giới hạn trong một vài nơi và cá nhân. Chúng ta cần tiếp cận vấn đề công bố quốc tế một cách có hệ thống cho tất cả các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học.
Mỗi năm, nước ta chi ra khoảng 400 triệu USD cho nghiên cứu khoa học. Con số này chiếm khoảng 0,17% GDP toàn quốc. Nhưng thành quả từ sự đầu tư đó vẫn chưa thể đo lường được, do thiếu các chuẩn mực cụ thể. Công bố quốc tế là một thước đo khách quan để đánh giá hiệu quả của đồng tiền mà người dân đã bỏ ra. Đó cũng là một thước đo mà các nước tiên tiến khác đã áp dụng thành công. Nếu chúng ta chưa tạo ra được một thước đo mới, thì cách hay nhất là dựa vào chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế chấp nhận: đó là công bố quốc tế.
Đã làm nghiên cứu khoa học (ngoại trừ trường hợp công chức khoa học), bất kể là khoa học cơ bản hay ứng dụng (thực ra sự phân chia này hoàn toàn không cần thiết), thì phải có “sản phẩm”. Sản phẩm phải thể hiện qua các bài báo khoa học công bố trên các tập san được giới khoa học quốc tế công nhận, qua bằng sáng chế, hay qua thành tựu được đưa vào ứng dụng thực tế. Đó là điều hiển nhiên. Thiết tưởng không cần phải tốn thì giờ bàn cãi về những điều hiển nhiên này.
“Cổ phần” ấn phẩm khoa học trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với sự hiện diện của các nước đang phát triển đang càng ngày càng gia tăng. Năm 1985, số ấn phẩm khoa học từ Mĩ và Canada chiếm gần 40% tổng số ấn phẩm trên thế giới, nhưng đến năm 1991, con số này giảm xuống còn 28.2%, và năm 1998 lại giảm xuống còn 31.4%. Trong thời gian đó, số ấn phẩm từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông lại tăng “cổ phần” từ 10% đến 24%. Riêng các nước Đông Âu, kể cả Nga, thì ấn phẩm khoa học không đáng kể và có xu hướng giảm. Số ấn phẩm từ các nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, cũng tăng nhanh trong thời gian 10 năm gần đây, tuy con số tuyệt đối vẫn còn khiêm tốn so với các cường quốc khoa học như Mĩ, Canada và các nước Tây Âu. Do đó, thật là một sự đi ngược trào lưu nếu kêu gọi Việt Nam không nên khuyến khích các nhà khoa học công bố quốc tế. Thật ra, Việt Nam cần phải tăng cường số lượng (và chất lượng) ấn phẩm khoa học trên trường quốc tế, và ngay bây giờ chính là thời điểm lí tưởng để nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam lên một nấc thang cao hơn.
Trường hợp mà tôi vừa mô tả không phải là một ví dụ mang tính tưởng tượng, mà đã trở thành thực tế ở nhiều nước đang phát triển. Ví dụ trên cho thấy: (a) nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế, hay trong trường hợp trên là nhắm vào việc đem lại phúc lợi cho bệnh nhân không chỉ ở địa phương mà cho thế giới; (b) công bố kết quả nghiên cứu trên một tập san quốc tế có uy tín và chất lượng là một cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế và đem lại lợi ích cho kinh tế nước nhà; (c) về mặt cá nhân, công bố quốc tế giúp cho sự nghiệp khoa học của nhà nghiên cứu được nâng cao; và (d) góp phần vào việc nâng cao y học nước nhà.
Thế nhưng gần đây có ý kiến cho rằng không nên bàn về công bố quốc tế (một vấn đề đang thu hút quan tâm của các nhà khoa học có tâm huyết hiện nay) mà nên cải cách lương bổng và hệ thống đánh giá nghiên cứu khoa học (vốn đã được rất nhiều người nêu lên nhiều lần trong 20 năm qua). Thật ra, công bố kết quả các công trình nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”) chỉ là một trong những bước cần thiết trong cách đánh giá nghiên cứu khoa học, cho nên không nên lẫn lộn hai khía cạnh có liên quan mật thiết này. Ở đây, tiếp theo một bài viết trước (“Một vài hiểu lầm tai hại”) người viết bài này trình bày 9 lí do tại sao cần phải công bố quốc tế. Thật ra, còn nhiều lí do khác, nhưng 9 lí do này được xem là quan trọng nhất trong bối cảnh khoa học hiện nay ở nước ta. Chín lí do không xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ theo một thứ tự theo chủ đề mà giới khoa học quan tâm.
Lí do 1: Nghĩa vụ và đạo đức
Bài báo khoa học là một bước cuối cùng trong qui trình nghiên cứu khoa học. Nó là thành quả của nhiều năm tháng miệt mài suy nghĩ, làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích và thảo luận cùng đồng nghiệp. Trong nhiều trường hợp, ngân quĩ nghiên cứu được Nhà nước cung cấp, hay nói chính xác hơn là tiền của người dân đóng góp. Do đó, công chúng có quyền đòi hỏi nhà nghiên cứu phải công bố kết quả nghiên cứu một cách minh bạch và thành thật, chứ không phải là những tài liệu được xếp trong tủ sách mà rất ít người có thể tiếp cận. Bổn phận của nhà nghiên cứu, do đó, phải báo cáo cho công chúng biết họ đã làm ra sao và phát hiện gì, chứ không phải làm xong và chẳng ai biết.
Đối với các nghiên cứu y khoa (như trường hợp tôi vừa mô tả), đại đa số nghiên cứu đều dựa vào sự tình nguyện của bệnh nhân, với một số thủ thuật nghiên cứu có thể mang tính xâm phạm bệnh nhân. Nếu những nghiên cứu như thế mà kết quả không được công bố một cách minh bạch thì có thể nói rằng nhà nghiên cứu đã vi phạm y đức.
Do đó, việc công bố kết quả nghiên cứu là một nghĩa vụ của nhà nghiên cứu đối với người dân và trong trường hợp y khoa, đó cũng là một hình thức duy trì y đức ở mức cao nhất.
Lí do 2: Đóng góp vào tri thức quốc tế
Ai cũng biết rằng tri thức con người được tích lũy theo thời gian, với sự đóng góp của nhiều người từ nhiêu quốc gia. Trong quá khứ, phần lớn tri thức khoa học xuất phát từ các nước phương Tây, nơi mà văn hóa khoa học (kể cả văn hóa công bố ấn phẩm khoa học) đã được hình thành tốt. Nhưng ở các nước châu Á, tri thức khoa học thường không được công bố mà chỉ giới hạn trong gia tộc hay thậm chí theo nhà khoa học xuống đáy mồ! Ngay cả ở Việt Nam trước đây, những tri thức khoa học về con người, địa lí, văn hóa, thậm chí lịch sử đều do người Pháp làm chủ.
Bài báo khoa học là một sản phẩm tri thức. Những tri thức mang tính thực tế có thể đem lại phúc lợi cho xã hội, hay trong trong trường hợp vừa mô tả trên, kết quả nghiên cứu cung cấp một tri thức quan trọng cho chuyên ngành và thêm một lựa chọn trong việc điều trị. Do đó, công bố quốc tế không chỉ là một hình thức làm chủ kiến thức cho nước nhà, mà còn đóng góp vào kho tàng tri thức của con người.
Lí do 3: Phúc lợi xã hội
Tất cả nghiên cứu dù ứng dụng hay cơ bản đều không ít thì nhiều nhắm đến việc đem lại phúc lợi cho xã hội. Chẳng hạn như trong trường hợp mô tả trên đây, nghiên cứu có mục tiêu liên quan mật thiết đến bệnh nhân ung thư. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo không có hiệu quả, nhà nghiên cứu cần phải công bố cho cộng đồng quốc tế biết để những người đi sau không phải tốn công và tiền bạc để theo đuổi, hoặc người đi sau sẽ tìm một phương pháp nghiên cứu tốt hơn. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo có hiệu quả tốt, nhà nghiên cứu cũng cần công bố để đồng nghiệp biết đến và có thể ứng dụng cho việc điều trị bệnh nhân của họ.
Nói cách khác, việc công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng, và cũng không phân biệt nghiên cứu có kết quả “dương tính” hay “âm tính”. Đối với y sinh học, dù kết quả nghiên cứu thế nào thì việc công bố quốc tế cũng là một việc lam tất yếu.
Lí do 4: Chứng từ khoa học
Tháng 3 năm 2005, trong phiên tòa xét xử đơn kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (kiện các công ti hóa chất Mĩ), thẩm phán Jack Weinstein phán quyết rằng phía nguyên đơn không cung cấp được những bằng chứng khoa học để làm cơ sở cho đơn kiện, còn những “bằng chứng” mà phía nguyên đơn cung cấp chỉ được xem là “chuyện tào lao”.
Trong một bài báo khoa học mà tôi và đồng nghiệp sắp công bố, chúng tôi có bàn về hiệu quả của chính sách y tế công cộng ở Việt Nam liên quan đến một bệnh truyền nhiễm, nhưng một chuyên gia bình duyệt phê bình rằng lời nhận xét đó thiếu bằng chứng khoa học và yêu cầu chúng tôi cho xem một bài báo khoa học để làm cơ sở cho nhận xét đó. Tất nhiên, chúng tôi không có một bài báo khoa học nào để làm cơ sở cho nhận định đó. Thời gian gần đây, trong vụ tranh chấp về lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi kiểm tra lại chúng ta cũng thấy thiếu thốn những chứng từ khoa học.
Những ví dụ thực tế trên đây cho thấy sự thiếu thốn bài báo khoa học và công bố quốc tế gây thiệt thòi nghiêm trọng chẳng những cho một sự tiếp nối của nghiên cứu khoa học mà còn gây ảnh hưởng lớn đến một vấn đề mang tầm vóc quốc gia. Do đó, công bố quốc tế có thể hiểu như là một chứng từ khoa học, chứ không phải là một việc làm của giới khoa học “elite”. Thật vậy, bài báo khoa học là một chứng từ khoa học, là tài sản tri thức của một quốc gia. Bởi vì tính chứng từ của bài báo khoa học, công bố quốc tế không phân biệt nước nghèo hay giàu, và không phân biệt khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng.
Lí do 5: Chuẩn mực khách quan
Phần lớn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam được kết thúc (hay đánh giá) bằng những buổi lễ khá màu mè gọi là “nghiệm thu” kèm theo báo cáo dài mang tính hành chính hơn là khoa học. Cách làm này rất khác so với cách làm chuẩn của quốc tế. Một chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế và các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu đều nhất trí là công trình khoa học phải được đánh giá qua ấn phâm khoa học được công bố trên các tập san khoa học có uy tín, bằng sáng chế, số lượng nghiên cứu đào tạo, và khả năng ứng dụng vào thực tiễn (nếu là công trình nghiên cứu ứng dụng). Cụm từ “tập san khoa học có uy tín” ở đây có nghĩa là những tập san được Viện thông tin khoa học (ISI) công nhận. Ở Việt Nam, tuy có nhiều tập san khoa học, nhưng chưa một tập san nào được ISI công nhận.
Chuẩn mực đánh giá công trình khoa học thiếu tính minh bạch dẫn đến chuẩn mực để xét phong chức danh giáo sư của Việt Nam cũng rất khác với các chuẩn mực quốc tế. Phần lớn những giáo sư ở Việt Nam không có công trình được công bố trên các tập san quốc tế. Nhận thức được vấn đề này và qua nhiều góp ý của các nhà khoa học, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước mới đề ra những qui định mới, nhưng vẫn chưa hợp lí. Chẳng hạn như theo qui định mới, các ứng viên chức danh giáo sư sẽ được tính điểm bằng bài báo khoa học, và bài báo khoa học đặc biệt xuất sắc được đăng trên các tạp chí hàng đầu quốc tế và Việt Nam được nhiều người trích dẫn có điểm tối đa là 2. Nhưng qui định này vô hình chung đánh đồng chất lượng tập san quốc tế và tập san trong nước mà ai cũng biết là chất lượng không cao. Giáo sư Hoàng Tụy từng nhận xét rằng nếu đánh giá cách khách quan, trên 70% các giáo sư và phó giáo sư Việt Nam không đạt tiêu chuẩn giáo sư.
Thử hỏi nếu một giáo sư Việt Nam ra nước ngoài công tác hay hợp tác khoa học mà lí lịch khoa học không có đến một vài bài báo khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế thì đối tác sẽ nghĩ gì ? Chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng một thành tích như thế còn chưa xứng đáng là một tiến sĩ hay hậu tiến sĩ, và ấn tượng của họ về khoa học Việt Nam chắc cũng không đẹp.
Do đó, công bố quốc tế phải và nên được xem là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá thành quả của một công trình nghiên cứu, và là một tiêu chuẩn tối thiểu để xét phong các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Lí do 6: Sự nghiệp nhà nghiên cứu
Trong hoạt động khoa học, bài báo khoa học là một đơn vị tiền tệ, một viên gạch để xây dựng sự nghiệp khoa học. Ngay từ lúc xin vào học tiến sĩ, một số nơi đã đòi hỏi thí sinh phải có "kinh nghiệm nghiên cứu" thể hiện qua bài báo khoa học. Khi đã được nhận vào chương trình học tiến sĩ, bài báo khoa học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp bằng tiến sĩ. Sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn có lợi để cạnh tranh trong việc xin học bổng hậu tiến sĩ.
Sau khi xong chương trình hậu tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn số 1 để cạnh tranh vào các chức danh giảng dạy đại học và viện nghiên cứu. Thật ra, ở một số đại học lớn bên Mĩ, người ta có những qui định cụ thể về con số bài báo khoa học và vị trí tác giả như là một tiêu chuẩn để được đề bạt vào các chức danh giáo sư. Ngoài ra, đối với nhà nghiên cứu và giáo sư, bài báo khoa học còn là một tiêu chuẩn quan trọng để xin tài trợ cho nghiên cứu.
Do đó, cần phải đặt yêu cầu công bố quốc tế lên hàng đầu trong hoạt động khoa học ngay từ giai đoạn nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ. Thật ra, ở Việt Nam, theo qui định mới về đào tạo tiến sĩ, qui định đề bạt chức danh giáo sư, qui chế cung cấp tài trợ cho nghiên cứu, v.v… cũng đã đưa yêu cầu về công bố quốc tế như là một tiêu chuẩn.
Lí do 7: Cơ hội hợp tác
Nghiên cứu khoa học nói cho cùng là một lĩnh vực hoạt động xuyên quốc gia. Ngày nay, hợp tác trong nghiên cứu khoa học là một chuẩn mực (norm) chứ không phải là một biệt lệ. Ở nước ta, trong điều kiện thiếu thiết bị và hạn chế về phương pháp, việc hợp tác khoa học là một nhu cầu rất lớn. Chỉ có thể qua hợp tác quốc tế, giới khoa học Việt Nam mới có cơ hội hội nhập và nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho mình.
Nhưng hợp tác quốc tế không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên hay ngẫu hứng. Bất cứ ai làm khoa học cũng đều biết rằng đồng nghiệp tìm với nhau qua những bài báo khoa học trên các diễn đàn khoa học. Các tập san khoa học và hội nghị khoa học quốc tế chính là những diễn đàn lí tưởng để các nhà nghiên cứu tụ tập với nhau và hợp tác làm việc. Như trường hợp mô tả phần đầu của bài viết cho thấy công bố quốc tế dẫn đến sự ghi nhận của đồng nghiệp quốc tế và mở ra một cơ hội hợp tác và phát triển. Do đó, công bố kết quả trên các tập san này là một cách để nâng cao sự hội nhập của khoa học Việt Nam và qua đó củng cố nội lực của giới nghiên cứu Việt Nam.
Lí do 8: Hội nhập quốc tế
Trong một thời gian dài, khoa học Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh lịch sử của đất nước, chịu sự cô lập và khép kín. Hệ quả là số lượng công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc còn cực kì giới hạn. Khoảng 10 năm trước, tập san Science (một tập san khoa học số 1 trên thế giới) có một loạt bài điểm qua tình hình hoạt động khoa học ở các nước Đông Nam Á, nhưng họ không hề nhắc đến Việt Nam. Ngay cả hai chữ “Việt Nam” cũng không có mặt trong loạt bài đó. Khi người viết bài này phàn nàn thì họ lịch sự cho biết rằng họ đã xem qua danh mục các bài báo khoa học Việt Nam trên các tập san quốc tế, nhưng thấy không có gì để nói. Họ cho rằng khoa học Việt Nam chưa hội nhập quốc tế.
Chỉ sau khi thời mở cửa và nhất là sau thời gian Mĩ bỏ cấm vận, khoa học Việt Nam mới có dịp hội nhập quốc tế, nhưng tốc độ còn quá chậm. Một trong những lí do mà khoa học nước ta chậm hội nhập là thiếu những chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những quan điểm như nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, nước còn nghèo nên tập trung vào những nghiên cứu thực tế chứ không cần đến bài báo khoa học, v.v… Nhưng tất cả những quan điểm này hoặc là không phù hợp với tiêu chuẩn hoạt động khoa học hay mâu thuẫn. Như trình bày trong ví dụ trên, công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu cơ bản, bởi vì nói công bố quốc tế chỉ là một công đoạn sau cùng của bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Lí do 9: Nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam
Số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng về khả năng khoa học của một nước. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia.
Trong thời gian gần đây, đã có nhiều phân tích cho thấy số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam còn quá thấp kém so với các nước trong vùng. Chẳng hạn như trong thời gian 10 năm 1996-2005 số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam (3456 bài), chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia , và 1/14 của Singapore. Ngay cả so với Philippines (3901 bài) và Indonesia (4389 bài), số bài báo khoa học từ nước ta vẫn thấp hơn. Tình trạng này vẫn chưa có gì cải tiến trong vài năm gần đây. Trong năm 2008 (tính đến tháng 10), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được 910 bài báo khoa học trên 512 tập san khoa học quốc tế (so với 5553 bài của Singapore và 3310 của Thái Lan, hay 2194 bài của Mã Lai).
Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng trên, kể cả vấn đề phân phối kinh phí nghiên cứu một cách thích hợp. Không ít các giáo sư hay các "cây đa cây đề" ở Việt Nam còn suy nghĩ rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, và từ đó việc xét phong giáo sư không dựa vào số lượng ấn phẩm khoa học như là một tiêu chí. Hệ quả của sự sai lệch trong nhận thức và tiêu chí đề bạt là số lượng ấn phẩm khoa học từ Việt Nam còn quá khiêm tốn. Thật vậy, với trên 38.000 giảng viên đại học (trong số này có trên 1100 giáo sư và phó giáo sư, và 5600 tiến sĩ) mà con số ấn phẩm khoa học còn thua cả một quốc gia nhỏ bé như Malaysia ! Nhận thức như thế để thấy rằng việc công bố quốc tế không chỉ đơn thuần là chuyện cá nhân nhà khoa học mà còn là sĩ diện quốc gia.
***
Thật ra, những gì tôi viết trên đây chẳng có gì mới, vì đã được bàn thảo khá nhiều và ở một mức độ nào đó cũng gây nên vài tác động tích cực. Đối với những người làm nghiên cứu khoa học thật sự, họ đã và đang công bố quốc tế, không cần phải nhắc nhở lại những điều quá hiển nhiên. Ngay cả những người phản đối (hay không mặn mà) với việc công bố quốc tế cũng nhận thức được những điều tôi vừa trình bày. Tuy nhiên, có lẽ do những khó khăn hay lí do mang tính cá nhân, nên có những lí lẽ không thuyết phục (nếu không muốn nói là ngụy biện) để gây ảnh hưởng với các cơ quan quản lí khoa học. Thật ra, ngay cả giới quản lí khoa học cũng ghi nhận sự quan trọng của công bố quốc tế, nhưng vì chịu sự chi phối của nhiều “cây đa cây đề” nên đôi khi cũng lúng túng trong quyết định.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy có nhiều (rất nhiều) nhà khoa học rất muốn công bố quốc tế vì họ thấy đó là một sự cần thiết cho cá nhân và cho đất nước, nhưng do “lực bất tòng tâm” (như vấn đế tiếng Anh chẳng hạn) nên không thực hiện được. Có lẽ đây chính là những người mà Nhà nước cần tập trung giúp đỡ. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nỗ lực tổ chức những lớp tập huấn về cách viết bài báo khoa học, nhưng những nỗ lực đó vẫn giới hạn trong một vài nơi và cá nhân. Chúng ta cần tiếp cận vấn đề công bố quốc tế một cách có hệ thống cho tất cả các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học.
Mỗi năm, nước ta chi ra khoảng 400 triệu USD cho nghiên cứu khoa học. Con số này chiếm khoảng 0,17% GDP toàn quốc. Nhưng thành quả từ sự đầu tư đó vẫn chưa thể đo lường được, do thiếu các chuẩn mực cụ thể. Công bố quốc tế là một thước đo khách quan để đánh giá hiệu quả của đồng tiền mà người dân đã bỏ ra. Đó cũng là một thước đo mà các nước tiên tiến khác đã áp dụng thành công. Nếu chúng ta chưa tạo ra được một thước đo mới, thì cách hay nhất là dựa vào chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế chấp nhận: đó là công bố quốc tế.
Đã làm nghiên cứu khoa học (ngoại trừ trường hợp công chức khoa học), bất kể là khoa học cơ bản hay ứng dụng (thực ra sự phân chia này hoàn toàn không cần thiết), thì phải có “sản phẩm”. Sản phẩm phải thể hiện qua các bài báo khoa học công bố trên các tập san được giới khoa học quốc tế công nhận, qua bằng sáng chế, hay qua thành tựu được đưa vào ứng dụng thực tế. Đó là điều hiển nhiên. Thiết tưởng không cần phải tốn thì giờ bàn cãi về những điều hiển nhiên này.
“Cổ phần” ấn phẩm khoa học trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với sự hiện diện của các nước đang phát triển đang càng ngày càng gia tăng. Năm 1985, số ấn phẩm khoa học từ Mĩ và Canada chiếm gần 40% tổng số ấn phẩm trên thế giới, nhưng đến năm 1991, con số này giảm xuống còn 28.2%, và năm 1998 lại giảm xuống còn 31.4%. Trong thời gian đó, số ấn phẩm từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông lại tăng “cổ phần” từ 10% đến 24%. Riêng các nước Đông Âu, kể cả Nga, thì ấn phẩm khoa học không đáng kể và có xu hướng giảm. Số ấn phẩm từ các nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, cũng tăng nhanh trong thời gian 10 năm gần đây, tuy con số tuyệt đối vẫn còn khiêm tốn so với các cường quốc khoa học như Mĩ, Canada và các nước Tây Âu. Do đó, thật là một sự đi ngược trào lưu nếu kêu gọi Việt Nam không nên khuyến khích các nhà khoa học công bố quốc tế. Thật ra, Việt Nam cần phải tăng cường số lượng (và chất lượng) ấn phẩm khoa học trên trường quốc tế, và ngay bây giờ chính là thời điểm lí tưởng để nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam lên một nấc thang cao hơn.
NVT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét