Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010

Khoe: nghiên cứu mới nhất của chúng tôi (chất vấn béo phì)

Hôm nay, tập san Obesity (hồi xưa gọi là Obesity Research) công bố một nghiên cứu của chúng tôi về béo phì. Viện Garvan cũng ra một thông cáo báo chí (press release) dưới đây. “Chúng tôi” ở đây là một nhóm nghiên cứu từ 3 nước: phía Việt Nam có Bs Hồ Phạm Thục Lan và Bs Lại Quốc Thái, thuộc Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện 115; phía Mĩ có Gs Elizabeth Barrett-Connor (Đại học California at San Diego); và phía Úc có Ts Nguyễn Đình Nguyên và tôi. Câu chuyện về công trình của chúng tôi hơi dài, nhưng tôi sẽ viết ngắn để các bạn nắm được vấn đề và thấy tầm quan trọng của nghiên cứu chúng tôi. (Quan trọng thật, chứ không quảng cáo đâu).



Ai cũng biết rằng béo phì là một vấn nạn y tế, nhưng định nghĩa và chuẩn để chẩn đoán béo phì là vấn đề còn trong vòng tranh cãi. Béo phì được định nghĩa là lượng mỡ trong người tăng cao đến mức có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán béo phì là lượng mỡ (fat mass) trong cơ thể. Lượng mỡ rất khó đo lường, vì cần phải có dụng cụ phức tạp hay máy móc đắt tiền. Thiết bị chuẩn để đo lượng mỡ trong người là máy DXA (dual energy X-ray absorptiometry), nhưng máy này khá đắt tiền nên chỉ có những bệnh viện lớn mới có.

Do đó, thay vì dùng máy DXA, người ta phát triển ra một chỉ số đơn giản hơn, có nguồn gốc từ thời thế kỉ 19. Chỉ số này gọi là body mass index (BMI) hay chỉ số Quetelet (nhà toán học người Bỉ phát triển cách tính này) được tính toán bằng cách lấy trọng lượng chia cho chiều cao bình phương. Trọng lượng tính bằng đơn vị kílô, và chiều cao tính bằng mét. BMI có tương quan cao với lượng mỡ. Người có BMI cao cũng thường có lượng mỡ cao (nhưng không phải ai cũng vậy) (1). Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị những ai có BMI bằng hoặc cao hơn 30 thì chẩn đoán là béo phì. Nhưng đó là chuẩn cho người châu Âu (da trắng), và chưa chắc áp dụng cho người châu Á.

Đã từ lâu (trên 15 năm qua), người ta giả định rằng nếu hai người châu Á và châu Âu (da trắng) có cùng body mass index (BMI), thì người châu Á có nhiều lượng mỡ hơn. Dù bằng chứng rất “mỏng”, nhưng hình như ai cũng chấp nhận giả định này. Chấp nhận giả định này có nghĩa là tiêu chuẩn BMI chẩn đoán béo phì cho người châu Á phải thấp hơn người châu Âu. Thấp hơn bao nhiêu thì chưa ai biết, nhưng đã có nhiều người đề nghị rằng đối với châu Á, BMI cao hơn hay bằng 25 thì nên chẩn đoán là béo phì. Đề nghị này được các nước Á châu vỗ tay, hoan nghênh.

Chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi cho rằng giả định trên sai. Thật vậy, khi xem xét qua y văn và đọc kĩ bài báo năm 1994 (bài báo mà họ cho rằng người châu Á có tỉ lệ lượng mỡ cao hơn người châu Âu), chúng tôi thấy chẳng có khác nhau gì đáng kể giữa người châu Á và người Mĩ gốc Âu châu! Do đó, giả thuyết chúng tôi đặt ra là không có khác biệt về tỉ lệ mỡ giữa người châu Á và châu Âu nếu họ có cùng BMI. Để kiểm định giả thuyết này, chúng tôi phải phân tích lượng mỡ của một nhóm phụ nữ ở Việt Nam và ở Mĩ. Sau đó, chúng tôi “bắt cặp” một phụ nữ Việt Nam và một phụ nữ Mĩ (da trắng) sao cho mỗi cặp có cùng độ tuổi và cùng BMI. Kế đến chúng tôi so sánh tỉ lệ mỡ giữa hai nhóm Việt Nam và Mĩ. Kết quả cho thấy hai nhóm này có tỉ lệ mỡ tương đương nhau (Việt Nam: 35.6%, Mĩ: 35.8%). Để chắc ăn, chúng tôi còn làm nhiều phân tích khác nữa, và kết quả vẫn không thay đổi. Tức là, tỉ lệ mỡ ở phụ nữ Việt Nam tương đương với tỉ lệ mỡ ở phụ nữ Mĩ gốc châu Âu.

Kết quả này cho thấy giả định mà giới y khoa quốc tế và WHO dựa vào trong vòng 15 năm qua là sai. Bởi vì giả định sai, cho nên ngưỡng BMI dùng để chẩn đoán béo phì cho người châu Á (BMI>25) cũng sai. Công trình của chúng tôi là công trình hiếm và lần đầu tiên có một so sánh trực tiếp giữa hai sắc dân, với công nghệ DXA. (Trước đây, toàn là những so sánh gián tiếp và không có sử dụng DXA). Do đó, ý nghĩa của nghiên cứu này quan trọng ở chỗ là nó làm cho người ta phải quay lại từ đầu để xác định ngưỡng BMI cho chẩn đoán béo phì cho cả Á châu.

Cho đến nay, chưa ai biết ngưỡng BMI hay lượng mỡ đó là bao nhiêu để chẩn đoán béo phì cho người châu Á, vì chưa có nghiên cứu dài hạn. Chúng ta cần phải nghiên cứu hàng ngàn người và theo dõi từ 5 đến 10 năm để biết ở lượng mỡ hay BMI bao nhiêu để có thể xác định là nguy hiểm đến tính mạng. Ở Á châu, chưa có những nghiên cứu như thế. Phải chi chính phủ VN tài trợ một nghiên cứu như thế thì hay quá.

Đương nhiên, trong hoạt động khoa học, một kết quả mang tính thách thức thường sẽ bị xâm soi rất kĩ. Nay mai đây, sẽ có rất nhiều người trên thế giới tìm mọi cách để phản bác nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ rất khó phản bác kết quả này, vì chúng tôi đã làm rất cẩn thận với tất cả những phân tích từ đơn giản đến tinh vi có thể làm được. Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần để “chiến đấu”.

Nhưng làm cái gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam. Trong tương lai gần hay trung hạn thì chúng ta vẫn phải sử dụng BMI để chẩn đoán béo phì, vậy thì câu hỏi đặt ra là: chuẩn BMI để chẩn đoán béo phì cho người Á châu hay cụ thể là người Việt Nam là bao nhiêu? Tôi chắc chắn rằng không phải là 25 như đa số các nước châu Á đang áp dụng hiện nay. Nhưng tôi cũng không có câu trả lời chính xác, vì chưa có nghiên cứu dài hạn (như nói trên). Tuy nhiên, qua xem xét y văn về mối tương quan giữa BMI và tử vong ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi cho rằng chúng ta có thể sử dụng chuẩn BMI>30 để chẩn đoán béo phì cho người Việt Nam.

Đây là một công trình thú vị về thời điểm. Sau vài tháng bình duyệt, và phản hồi qua lại, chúng tôi nhận được thư báo tin tập san chấp nhận cho công bố là ngày 30/12/2009, tức là trước Tết Tây 2 ngày. Ngày bài báo được công bố online là ngày hôm nay, tức là trước Tết Canh Dần 2 ngày. Tôi xem đây là một món quà Tết ngọt ngào. Món quà này cũng là quà cho các bạn đọc trang blog này nữa. Vậy, mến chúc các bạn một năm Canh Dần an khang và nhiều may mắn.

NVT

TB: (1) Cần nói thêm rằng, chẩn đoán béo phì dựa vào BMI thiếu chính xác. Bởi vì cái tử số của công thức BMI là trọng lượng cơ thể, mà trọng lượng cơ thể bao gồm 2 phần chính: nạc và mỡ. Do đó, một người có nhiều nạc và ít mỡ (như lực sĩ hay cầu thủ đá banh chẳng hạn) vẫn bị xem là béo phì nếu họ có trọng lượng cao, và điều này rất … vô duyên. Thật vậy, nếu dựa vào BMI > 30, thì ông thống đốc California Arnold Schwarzenegger, hay tài tử Brad Pitt là béo phì!

===
http://www.garvan.org.au/news-events/news/raising-the-question-of-obesity-in-asia.html
Raising the question of obesity in Asia

When it comes to obesity, it would seem that it’s very important to define terms, and equally important to ask questions about those terms.
So say Australian, Vietnamese and American scientists who challenge findings published in 1994 which concluded that for a given Body Mass Index (BMI), a measure of body fat based on weight and height, Asians have a higher percentage of body fat than Caucasians.

The 1994 study drew conclusions from measurements of percentage body fat and BMI of Chinese and Caucasian women living in New York. The study, though small, has been widely cited since and continues to influence the opinions of obesity experts worldwide.

Professor Tuan Nguyen, from Sydney’s Garvan Institute of Medical Research, took a close look at the original paper, saw that fat mass did not vary much between the two populations of women, and hypothesised that Asians and Caucasians have a similar percentage of body fat for a given body size.

To test the hypothesis, Professor Nguyen collaborated with Vietnamese and American colleagues to undertake a comparative study. In association with Dr Ho-Pham Thuc Lan from the Pham Ngoc Thach Medical University in Ho Chi Minh City, Nguyen had already measured the BMI and body fat percentage of 210 Vietnamese women for another study.

As it happened, Professor Elizabeth Barrett-Connor, from the University of California at San Diego, had collected similar data, using identical equipment, from over 400 American women of European descent.

The researchers agreed to share data, and to match the Vietnamese and American groups by age and BMI. When they compared the percentage of body fat in the women, they found it to be identical. Their findings are published in Obesity, now online.

“For years, it has been argued that Asian women with a BMI over 25 should be considered obese,” said Professor Nguyen.

“That would make roughly 40% of the women in Vietnam obese, which is patently absurd. If instead, you make the BMI threshold 30, as it is in the West, the obesity figure drops to less than 5%”

Obesity is defined as a condition where the amount of body fat is harmful to wellbeing and health - fat mass being the critical factor. The gold standard method for measuring fat mass involves using a relatively expensive densitometer, known as a DXA (dual-energy X-ray absorptionmetry) machine.

As DXA is not available in most healthcare settings, BMI is used instead. BMI is at best an approximate, and sometimes misleading, measurement because it does not distinguish between fat mass, muscle mass, bone and vital organs. Some athletes, for example, could be classified as obese because they have a high muscle mass that contributes to their high BMI.

Professor Nguyen believes that a re-evaluation of optimal BMI thresholds in Asia at least provides a useful new starting point from which to proceed.

“We still do not know what percent body fat should be used to define obesity in Asian populations because we still do not have a long term study,” he said.

“A few recent studies in Asian populations appear to suggest that the risk of mortality increases when BMI is greater than 30, so there seems to be no need for lower BMI cut-off points in Asians”.

“A few years ago, the World Health Organisation attempted to define an appropriate BMI cut-off level for Asians, but couldn’t because there wasn’t adequate data.”

“We believe our study draws a new line in the sand. We are saying that we don’t believe that 25 is a realistic threshold, and that 30 is probably closer to the mark. Now we must test that threshold in Asian populations over the coming decades.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét