Hôm qua, khi công bố bài “Tài năng và đắc dụng”: lượng và chất, một bạn đọc là phóng viên của một nhật báo ở VN lưu ý tôi rằng cuốn sách này đã xuất bản từ năm ... 2008. Chẳng hiểu sao mấy tuần nay báo chí lại nêu "vấn đề". Anh phóng viên còn cung cấp cho tôi một thông tin thú vị về trả lời của ông Đặng Lê Nguyên Vũ mà tôi trích dưới đây.
Trong bài Phỏng vấn ông chủ "Cà phê Trung Nguyên", tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải có vài trao đổi với ông Đặng Lê Nguyên Vũ như sau:
Hỏi: Trong cuốn sách Tài năng và đắc dụng của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia vừa xuất bản 2008, nghiên cứu 14 trường hợp nhân tài tiêu biểu ở VN và nước ngoài, có chọn anh là doanh nhân thành đạt thời kỳ đổi mới. Anh nghĩ sao khi được chọn chung trong sách cùng với Bạch Thái Bưởi – nhân tài kinh doanh thời cận đại?
Trả lời: Có lẽ họ xếp tôi vào vì có khả năng chút. Ông Bạch Thái Bưởi thi đua với Tây thời đó. Tôi thích ông dám thi thố tinh thần dân tộc. Ý chí của ông thật đáng trân trọng. Còn làm thế nào là chuyện khác. Ông làm trong công việc giới doanh nhân. Còn thời đại này cũng có điều kiện khác. Nãy giờ tôi có chăm chăm nói về café đâu. Cạnh tranh là có. Nhưng thời này cho phép doanh nhân như tôi có cái khác. Mức ông cạnh tranh với Tây bản địa. Doanh nhân bây giờ cạnh tranh với hãng đa quốc gia. Trung Nguyên đã cạnh tranh với Nestle chẳng hạn. Từ chỗ ra đời người ta bảo “châu chấu đá xe”…
Hỏi: Theo anh thì lối sống của xã hội ta có điều gì cần nói tới trong cạnh tranh, hội nhập?
Trả lời: VN thi đua với thế giới phải định lại giá trị. Tôi tin tưởng có cơ sở đất nước sẽ hùng mạnh dù còn lo lắng nhiều. Lối sống còn nhiều người chạy theo vật chất, không coi trọng danh dự, khát vọng, tự trọng. Không gì thiêng liêng. Chuyện quan tâm chỉ là hoa hậu, ai cặp bồ với ai. Mức sống lên, đạo đức xuống. Phải như tinh thần thời chiến để khát khao, dựng được ngọn cờ lớn thoát nghèo, thoát nhục. Lãnh đạo phải đối thoại được với dân tộc. Ngay giáo dục phải giáo dục được động lực, khát khao, còn kỹ năng thì rồi rèn được. Bởi kỹ năng thì nay dạy, mai cũ liền. Khoa học tiến như vũ bão. Dưới câu chữ phải là hành động gì. Những điều anh nói có đi vào cuộc sống không? Cùng nhau làm thì giải quyết được, đừng tách ra. Không lui về một cực, chửi bới phân ly.
Có bao nhiêu doanh nhân Việt Nam có cái nhìn như thế? Tôi đoán chắc không nhiều. Quay trở lại cuốn sách, câu hỏi đặt ra là tại sao sách đã xuất bản cả 3 năm rồi, mà nay có người gây ồn ào? Tại sao không ai điểm sách vào thời điểm xuất bản. Tôi đoán trong bối cảnh doanh nhân xuất bản tập thơ, thậm chí còn làm phim về mình, cuốn sách Tài năng và đắc dụng có lẽ được người ngoài nhìn như là một sản phẩm của trào lưu "tự khoe". Nếu thế thì thật là không công bằng cho ông Nguyên Vũ.
NVT
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Về cuốn sách "Nhân tài và đắc dụng": đọc lại một ý kiến
16:06
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét