Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Khoe: nghiên cứu mới công bố!

Đây là một công trình hợp tác giữa nhóm của tôi và đồng nghiệp thuộc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (Bs Hồ Phạm Thục Lan). Công trình này mới công bố on-line hôm nay (1/7/09) trên tập san American Journal of Clinical Nutrition, tập san số 1 về dinh dưỡng lâm sàng trên thế giới. Chúng tôi hài lòng vì đã có bài báo hoàn toàn “thuần Việt Nam” trên một tập san danh tiếng này.

Vấn đề đặt ra là: ăn chay ảnh hưởng gì đến mật độ xương? Trong quá khứ có nhiều nghiên cứu từ Á châu, Âu châu và Mĩ, nhưng kết quả rất khác nhau. Trong phân tích này, chúng tôi tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu trong quá khứ, và thấy người ăn chay có mật độ xương thấp hơn người ăn mặn khoảng 5%. Nhưng khác biệt này không có ý nghĩa lâm sàng.

Tuy nhiên, nói đến ăn chay là nói đến nhiều nhóm, và hai nhóm chính là lactoovovegetarian (không ăn thịt và hải sản, nhưng dùng sữa bò) và vegan (tức không ăn bất cứ gì liên quan đến động vật như các tu sĩ Phật giáo đại thừa). Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy ảnh hưởng của ăn chay chủ yếu là ở nhóm vegan, chứ nhóm lactoovovegetarian thì không có khác biệt gì với nhóm ăn mặn. Điều này cho thấy calcium đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương cho người ăn chay. Chúng tôi kết luận rằng ăn chay không có ảnh hưởng xấu đến xương.

Viện Garvan có lẽ “thích” công trình này, nên họ muốn quảng bá đến các cơ quan truyền thông quốc tế. Vài ngày tới, tôi và chị Thục Lan chắc sẽ rất bận trả lời phỏng vấn báo chi! Điều tôi vui là góp một phần nhỏ đưa tên tuổi một đại học mới và non trẻ ở VN vào y văn quốc tế.

NVT


http://www.garvan.org.au/news-events/news/resolving-a-fractured-debate-about-meat-fish-eggs-vegetables-and-bones.html

Summarising a fractured debate about meat, fish, eggs, vegetables and bones

Until now, medical opinion about the impact of vegetarian diets on bone health has been based on anecdotal evidence and a range of contradictory findings that sometimes rely on studies too small to be biologically relevant.

Researchers in Australia and Vietnam searched all peer-reviewed literature on the subject, selecting nine studies for analysis. The nine studies compared bone mineral density (BMD) of meat eaters and vegetarians from around the world, including 2,749 men and women.

Their results showed that people on vegetarian diets have BMD roughly 5% lower than non-vegetarians.

The study was led by Professor Tuan Nguyen from Sydney’s Garvan Institute of Medical Research and Dr Ho-Pham Thuc Lan from the Pham Ngoc Thach University of Medicine in Ho Chi Minh City, Vietnam. Their findings are published online today in the American Journal of Clinical Nutrition.

“There has been much debate surrounding this issue,” commented Nguyen. “Discrepancies in findings, inadequate clinical samples and poor comparative data have all contributed to the confusion.”

“Many studies tell us, for example, that countries with a high rate of vegetable consumption have a low risk of hip fracture. This implies that vegetable consumption is good for bone health.”

“Other studies have highlighted lower BMD measurements among vegetarians and have come to the opposite conclusion.”

“The truth, of course, encompasses many dietary and lifestyle factors. While BMD is important, it is not the only thing that contributes to fracture risk.”

Given the rising number of vegetarians (roughly 5% in Western countries) and the widespread incidence of osteoporosis (2 million people in Australia alone), the issue is worth resolving.

The team adopted a rigorous approach. Of the 922 peer-reviewed journal articles produced by their literature search, 9 met the criteria considered suitable for analysis. Studies had to be original, undertaken on people over 18, with vegetarian and non-vegetarian diets as factors and BMD as outcome.

The term ‘vegetarian diet’ included 4 types of vegetarian diet: semi-vegetarian (excluding meat); lactoovovegetarian (excluding meat and seafood); lactovegetarian (excluding meat, seafood and eggs but not milk and dairy products); and vegan (excluding all foods of animal origin).

Professor Nguyen and Dr. Thuc Lan believe the study has answered some important questions. “The term ‘vegetarian’ is loosely used, so we felt it was valuable to compare the impact of different vegetarian diets,” said Professor Nguyen.

“We found there was practically no difference between meat eaters and ovolactovegetarians.”

“While there is a difference between meat eaters and vegans, that difference is small.”

“We conclude that vegetarians as a group have lower BMD than meat eaters as a group, but whether the difference translates into increased fracture risk has yet to be resolved.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét