Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Nhận xét về người Việt của một người Pháp

Thấy trên mạng có bài viết giới thiệu cuốn sách của Henri Oger, với những phác họa về sinh hoạt của người Việt trong những năm đầu thế kỉ 20. Theo bài báo Oger nhận xét về người Việt như sau:“Bắc Kỳ những năm đầu thế kỷ 20 trong con mắt Henri Oger là nơi đất chật người đông, cuộc đấu tranh sinh tồn rất dữ dội.Chính vì người dân nghèo, chỉ quen mua hàng rẻ, ít đòi hỏi cao, nên hàng làm ra bán cho họ thường bị làm nhanh, làm ẩu. Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kỹ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không...

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Về một bài "đánh" Phạm Duy

Hôm trước, nhân một bài chỉ trích Nhạc sĩ Phạm Duy trên báo ANTG, tôi có post bài phản biện của Thầy Giáo Làng. Hôm nay, tôi thấy bài này trên một tờ báo của người Việt ở Hung. Tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét trong bài này. Điều đáng nói là cái tựa đề bài viết trên ANTG là “Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói” làm cho độc giả tưởng rằng là một bài bàn về học thuật, về âm nhạc của Phạm Duy, nhưng hóa ra là bài nói về cá nhân của nhạc sĩ. Như thế là không công bằng, là “treo đầu dê bán thịt chó”, và thế là thiếu tính quân tử.Nhân...

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc

Entry này không phải của tôi, mà là của một bạn đọc gửi cho. Tôi thấy vấn đề anh nêu cũng đúng với thực tế, và qua kinh nghiệm cá nhân, tôi chia sẻ với những quan tâm của anh.Trước đây, khi tôi “dấn thân” vào ngành di truyền học, lúc đó chữ “genetics” hầu như rất nổi và nóng. Tôi may mắn sống và làm việc trong thời hoàng kim của di truyền học. Nghiên cứu nào dính dáng đến di truyền học cũng đều được công bố trên các tập san lớn và có impact factor cao. Riêng nhóm của tôi, trong 4 năm liền chiếm nhiều giải thưởng của ASBMR cho các công trình...

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Nhà vệ sinh: chuyện quan trọng

Trong ngành y tế từ lâu vẫn tồn tại một nghịch lí: Bệnh viện được thiết kế là nơi chữa trị bệnh, nhưng cũng là một môi trường nguy hiểm cho bệnh nhân. Sự hiểm nguy ở bệnh viện không chỉ là những nhầm lẫn, sai sót y khoa, hay sai sót trong toa thuốc, mà còn là nơi lan truyền bệnh. Một yếu tố lan truyền bệnh khá phổ biến nhất là vấn đề vệ sinh, hay cụ thể hơn và thực tế hơn là nhà vệ sinh. Loạt bài “Nhà vệ sinh bệnh viện” trên Tuổi Trẻ phản ảnh chính xác tình trạng thiếu vệ sinh ở các nhà dù mang tên là “nhà vệ sinh” nhưng thực tế lại là “nhà...

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Tuổi thọ trung bình của người Việt

Hôm nay đọc được một tin vui: tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng. Theo bản tin dưới đây, trích số liệu của Tổ chức y tế thế giới, tuổi thọ trung bình của nữ là 75 và nam và 70. Tính trung bình cho nam và nữ, tuổi thọ trung bình là 72 năm. Tuy nhiên, tôi check qua trang nhà của WHO thì thấy họ báo cáo rằng tuổi thọ trung bình của nam là 69 (chứ không phải 70 như bài báo viết), và tuổi thọ trung bình của nữ là 75 (đúng như bài báo viết). Thế thì số liệu nào đúng hơn? Có thể đoán rằng số liệu của WHO đáng tin cậy hơn. Tại sao tuổi thọ...

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

Y đức: cười buồn

Thấy trên không gian blog của bài này của một người quen. Đọc thấm thía quá! Vậy xin bạn cho tôi copy về đây làm tư liệu nhé. Khi nào xong chuyện “cơm áo gạo tiền” tôi sẽ quay lại bàn tiếp chủ đề này.Một người bạn tôi đang làm việc tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, mới đi công tác nước ngoài về, và chị kể lại vài câu chuyện mà chị nghĩ sẽ là động cơ để làm mới dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện của chị. Trong thời gian ngắn ở nước ngoài, thay vì đi shopping, chị bỏ thì giờ ghé qua thăm các trường đại học và bệnh viện, được mời đi "grand round"...

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Kĩ năng "mềm" cho quan Quốc hội

Cách đây vài tuần, Gs Nguyễn Huệ Chi, Gs Nguyễn Thế Hùng và Nhà văn Phạm Toàn thay mặt cho 135 người Việt trong và ngoài nước soạn thảo một lá thư kiến nghị về vụ “Bôxít Tây Nguyên”. Ba vị này đến tận văn phòng Quốc hội để trao lá thư đó cho người có trách nhiệm.Gần 3 tuần sau, ngày 8/5/2009, ông Trần Đình Long thay mặt Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XII hồi đáp lá thư kiến nghị. (Bạn đọc có thể đọc lá thư đó ở đây). Đọc lá thư hồi đáp của một quan Quốc hội, tôi chỉ biết lắc đầu kinh tởm trước thái độ xem thường người dân của ông quan này.Trước...

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói

Hôm qua thấy có bài “Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói” trên ANTG số tháng 4-2009, nhưng không thấy trên báo mạng. Có lẽ nội dung hơi tế nhị nên người ta không đăng báo mạng chăng? Bài viết ghi lại ý kiến của các quan chức âm nhạc của Việt Nam về Phạm Duy.Ngay cả câu giới thiệu cũng đã mang tính áp đặt: “Tuy nhiên, không ít điều xuất hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng xung quanh đêm nhạc Phạm Duy đã gây nên những bức xúc cho người chính trực.” Ai là “những người bức xúc”, và ai là “người chính trực”. Nếu mấy ông quan nhạc sĩ...

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Chạy đua vũ khí và … dịch cúm

Một trong những câu hỏi và cũng là vấn đề của y tế công cộng hiện nay là tại sao các virút, kể cả virút cúm, phát triển khả năng kháng thuốc rất nhanh. Sự kháng thuốc của virút là một kết quả của một sự cạnh tranh vì sinh tồn giữa virút và con người, và về lâu dài, con người lại chính là kẻ chiến bại.Một trong những quan tâm lớn về cúm A/H1N1 hiện nay là tình trạng kháng thuốc của virút H1N1. Theo những nghiên cứu mới nhất virút H1N1 đang trở nên kháng các thuốc như Tamiflu (oseltamivir) và Relenza (zanamivir), hai trong những thuốc hàng đầu...

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Làm toán và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Tiền cho nghiên cứu khoa họcĐọc bài phỏng vấn sau đây không biết nên cười hay nên khóc. Có lẽ cả hai. Cười vì những chuyện cứ như là khôi hài mà có thật. Tỉ dụ như đoạn này “Bạn thử đi tìm mấy cuốn luận án tiến sĩ, rồi đối sánh chúng với nhau, sẽ thấy không ít chuyện cười ra nước mắt. Nhiều công trình giống nhau giống như cừu Doly được nhân bản, hoặc nhiều công trình chất lượng kém đến mức không thể chấp nhận được.”Còn chuyện đáng khóc có lẽ là câu này: “Nhiều người không hiểu biết chuyên môn vẫn đứng tên chủ nhiệm đề tài. […] nhiều người ngộ nhận...

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam

Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) lại vừa ra qui định và tiêu chuẩn mới cho chức danh giáo sư và phó giáo sư. Qui định mới có phần hợp lí hơn so với các qui định trước, nhưng vẫn còn rất khác và phức tạp hơn so với các chuẩn mực ở nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tôi nghĩ cần phải xem xét lại các tiêu chuẩn mới sao cho phù hợp với đa số các nước trên thế giới. Bài viết này sẽ chỉ ra những khác biệt và bất cập chính về tiêu chuẩn cho chức danh GS/PGS.Thứ nhất là cách tính điểm bài báo khoa học. Theo qui định mới, "bài...