Hôm nay đọc được một bản abstract của một bài báo khoa học ở Trung Quốc rất thú vị. Thú vị ở chỗ bài báo khoa học mà có yếu tố chính trị trong đó. Tôi nghĩ những ai quen với phong cách khoa học ở phương Tây đọc bài sau đây sẽ mỉm cười. Tôi thì thông cảm, và xem đây là một chứng từ của một thời đầy biến động, thời mà sự nhập nhằng giữa khoa học và chính trị giáo điều ảnh hưởng đến cả cách viết. Bài báo như sau:
Protein Synthesis Group, Shanghai Institute of Biochemistry, Academia Sinica. 1975. Total synthesis of crystalline glucagon by the method of solid state phase consensation of fragments. Acta Biochem. Biophys. Sinica 7:119-138.
Abstract: Chairman Mao taught us, “One should seriously sum up one’s experience.” Looking back at the experiences of our own and of others in the past decade or so on the total synthesis of proteins and polypeptides, we have analyzed the inherent contradictions of the two alternative routes of synthesis on the basis of the dialectical viewpoint of “one divides into two.” Either the solid phase or the solution synthesis is fraught with difficulties when the target exceeds 100 animo acids. A new synthetic strategy was developed which we believe could resolve the contradictions inherent in the synthesis of large peptides – the solid phase stepwise condensation of peptide fragments instead of animo acids. Following repeated practice guided by the spirit of independence and self-reliance, we succeeded in synthesizing first of all a new supporting medium which provisionally met our requirements. We shall describe in the present paper the successful total synthesis of the nonacosapeptide glucagon using this supporting medium.
Đây là một bài báo khoa học được công bố ở Trung Quốc, với phần tóm tắt (abstract) viết bằng tiếng Anh như tôi vừa trích trên. Bài báo công bố vào năm 1975, tức là thời điểm mà TQ còn chìm trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Trong thời Cách mạng Văn hóa, các tập san khuyến khích các tác giả kí tên tập thể; do đó, chúng ta thấy nhóm tác giả là “Protein Synthesis Group” chứ chẳng có tên tác giả nào. Trong phần mở đầu, các tác giả này phải tụng niệm một “câu kinh” của Mao chủ tịch. Do đó, chúng ta thấy các tác giả viết “Mao chủ tịch dạy rằng …”. Không biết thời trước 1975, ở miền Bắc Việt Nam chúng ta có những bài báo với văn phong như thế này? Tôi rất muốn sưu tầm một vài bài để làm kỉ niệm.
Thời đại bây giờ chúng ta không còn thấy cách viết như thế này nữa? Sai. Cách đây khoảng 2 năm, tôi duyệt một bài từ Cuba mà trong đó câu đầu các tác giả viết là (kể cả những lỗi về văn phạm): "Under the policies of the Communist Party of Cuba and the State of Cuba, we have understaken this study to investigate the prevalence of ....". Bài báo cũng được đưa ra bình duyệt (peer review), và có một reviewer đề nghị nên bỏ đoạn đó đi, nhưng các tác giả nhất định không chịu bỏ. Bài báo bị từ chối không cho công bố vì tác giả không đáp ứng yêu cầu của Ban biên tập. Đây là một bài học cho những ai còn tụng niệm câu văn này trong khoa học.
NVT
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2010
Mao Chủ tịch dạy …
04:10
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét