Một giáo sư có tiếng và đang lên của Nam Dương từ chức vì ông đã phạm tôi đạo văn. Ông là giáo sư Anak Agung Banyu Perwita, một chuyên gia về quan hệ quốc tế (international relations) tại đại học công giáo Parahyangan Catholic University ở bang Bandung, Nam Dương. Tuần vừa qua, ông đệ đơn từ chức sau khi thú nhận đã sử dụng ý tưởng và văn của Tiến sĩ Carl Ungerer trong một bài báo có tựa đề “RI as a new middle power” (có lẽ dịch là “Nam Dương như là một cường quốc trung bình”. Chú ý RI là viết tắt của chữ Republic of Indonesia) đăng trên số báo ngày 12/11/2009 của tờ Jakarta Post, một tờ báo tiếng Anh của Nam Dương. Bài báo này lấy ý tưởng và từ ngữ từ bài báo của Tiến sĩ Ungerer có tựa đề là "The ‘Middle Power' Concept in Australian Foreign Policy" đăng trên tập san Australian Journal of Politics and History, số 4, năm 2007, trang 538-551. Tiến sĩ Ungerer là một chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế thuộc Đại học Queensland và Viện Chính sách chiến lược, Úc (Australian Strategic Policy Institute). Theo tờ The Australian của Úc, ông Perwita có thể sẽ bị Chính phủ Nam Dương tước chức danh giáo sư nay mai vì tội đạo văn.
Đạo văn là một vấn đề khá phổ biến trong khoa học và văn học. Theo tập san Nature, tình trạng đạo văn có thể lên đến 20% trong một số ngành khoa học thực nghiệm. Hai tác giả Schein và Paladugu truy tìm 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”. Ở Đông Âu, có nghiên cứu cho biết khoảng 70% sinh viên biết ít nhất là một trường hợp đạo văn. Vì áp lực công bố nghiên cứu và vì danh vọng, một số (có lẽ ít) nhà khoa học đã phạm phải “tội” đạo văn, nhưng chỉ có những trường hợp lớn mới thu hút sự chú ý của báo chí, còn đa số thì được xử lí nội bộ, hay thậm chí lờ đi. Chẳng hạn như mới đây báo chí nêu vấn đề đương kim bộ trưởng khoa học Iran đạo văn, nhưng chính phủ Iran có vẻ lờ đi và không có hành động kỉ luật gì đến ông bộ trưởng.
Ở nước ta, nạn đạo văn cũng được nhắc đến nhiều lần như ở đây hay ở đây và ở đây, nhưng hình như chưa ai biết phải xử lí ra sao. Trong khoa học, đã có vài trường hợp những bài báo từ Việt Nam sử dụng gần như 100% từ ngữ và số liệu của người khác (chẳng hạn như sự việc nêu trong bài này), và khi sự việc được phản ảnh trên báo chí, cũng chẳng có xử lí gì. Lại có những vụ đạo văn mà thủ phạm bị tố cáo mang hàm giáo sư, phó giáo sư, nhà văn, v.v… nhưng chuyện “đâu vẫn vào đấy”, không có hình thức kỉ luật nào và đương sự vẫn tại chức. Còn ở Nam Dương, như chúng ta thấy, ông giáo sư Perwita có can đảm và tự trọng nhận lỗi lầm và tự từ chức. Ngoài ra, tôi thấy Nam Dương, cũng là một “developing country” như ta, nhưng đại học của họ (dù là đại học tư thục) có qui trình xử lí nạn đạo văn đúng với chuẩn mực quốc tế. Ngay cả tờ báo Jakarta Post cũng can đảm đăng ý kiến và rút bài của Perwita. Tôi nghĩ trường hợp Perwita cung cấp một ca để các đại học VN tham khảo và đề ra qui trình xử lí những trường hợp đạo văn, hay tốt hơn nữa là huấn luyện để học sinh trung học, sinh viên đại học, và ngay cả nhà nghiên cứu hiểu được đạo văn và tránh phạm phải loại lỗi lầm đáng tiếc này.
NVT
===
http://www.thejakartapost.com/news/2010/02/04/plagiarism.html
Plagiarism
Thu, 02/04/2010 1:11 PM | Opinion
The article "RI as a new middle power?" by Prof. Anak Agung Banyu Perwita, published on this page on Nov. 12, 2009, is very similar to a piece written by Carl Ungerer titled "The *Middle Power' Concept in Australian Foreign Policy", which was published in the Australian Journal of Politics and History: Volume 53, Number 4, 2007, pp.538-551.
Both in terms of ideas and in the phrases used, it is very evident this is not the original work of the writer.
The Jakarta Post takes claims of plagiarism and the infringement of ideas very seriously.
We hereby withdraw the offending article by Anak Agung Banyu Perwita and apologize to our readers, most especially to Mr. Carl Ungerer, for this editorial oversight.
- The Editor
Bài báo trên JP:
http://m.thejakartapost.com/news/2009/11/12/ri-a-new-middle-power.html-0
RI as a new middle power?
Feb, 5th 2010 03:34 PM
It is quite interesting to read in Santo's article on Indonesia "A new *middle' power" (The Jakarta Post, Oct. 31, 2009) that Indonesia has been acknowledged as a new middle power in these bewildering global politics.
However, this acknowledgement has been perceived as a challenge for Indonesia; whether it can rise as a new middle power or become, on the contrary, a new semi-failed state.
In this context, it is crucial to understand what we mean by middle power. It is important because the label of middle power is pertinent to the ability of a nation-state to make projections of its diplomatic and security activities in both the domestic and international environment.
We should bear in mind that there is no clear agreed definition of a middle power and middle-power diplomacy.
The term has been used variously to describe geographic, material, normative and behavioral attributes among a diverse group of middle-ranking states on the global stage.
Such ranking exercises based on selective criteria, however, are fraught with difficulty because, as other scholars have shown, there is little or no correlation between a country's size or position in the international system and the conduct of its diplomacy.
In short, being a middle-sized country does not necessarily determine foreign policy behavior. But having middle-ranking economic, military and diplomatic capabilities and actively pursuing a middle-power approach to international affairs does offer some insight into what certain states can do to their international environment.
Clearly, when foreign policy practitioners make declaratory statements about exercising a country's "middle power" role in the international system, they are employing a type of shorthand for a pre-defined and generally agreed set of foreign policy behaviors.
That set of behaviors includes a preference for working through multilateral institutions and processes, a commitment to promoting international legal norms and a pro-active use of diplomatic, military and economic measures to achieve selected economic and political outcomes.
Despite obvious definitional difficulties with the concept, middle-power diplomacy continues to resonate with politicians, practitioners and scholars alike as a simple way of characterizing the foreign policy activities of certain countries which are neither great powers nor small.
As the Canadian scholar Dennis Stairs has argued, "The impression that there really are certain powers of secondary rank with similar capabilities and similar minds, and with a similar approach to the maintenance of the international system, seems somehow to survive the *real-world' observation that things are in fact a jumble".
Ultimately, engaging in middle-power diplomacy is no less self-interested than the behavior of any other state in the international system. That self-interest, however, is filtered through the practical consideration of when and where middle-ranking states can achieve successful diplomatic outcomes in pursuit of their national interests.
Therefore, it is also very important to set our national interests clearly as the basis of our foreign policy and diplomatic activities. Without having explicit, manageable and realistic national interests will only put us as a nation-state without a clear road map in the global arena.
To put it another way, the so-called "middle powers", then, must look for specific, niche opportunities to exercise their power and influence. If great powers are defined by having global interests and reach, then the middle power category defines a group of states with a more limited regional set of core national interests and force projection capabilities.
The questions are now: are we willing to do that? And if yes, what kind of foreign policy mechanism can we utilize in defining and promoting our regional interests and force projection capabilities?
The writer is professor of international relations, Parahyangan Catholic University, Bandung.
Còn bài của Ungerer dài hơn ở dây:
http://findarticles.com/p/articles/mi_go1877/is_4_53/ai_n29399685/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét