Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Thắng lợi vẻ vang

Mấy hôm nay theo dõi hội nghị về Đối thoại về phòng chống tham nhũng trong ngành y tế được tổ chức tại Hà Nội vào ngày ngày 26-11, tôi tưởng là sẽ có những biện pháp cụ thể trong phòng chống tham nhũng, nhưng sự thật thì hình như chẳng có biện pháp gì, do nền y tế của ta đã quá tốt. Nói như ông Cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê thì “Ngay cả bác sĩ của các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Nga Putin khi đến VN cũng phải công nhận là rất yên tâm về hệ thống y tế của VN” (xem bài trên PLTP).

Vâng, tôi cũng nghĩ là đứng trên mặt tổng quan mà nói thì nền y tế của ta không tệ, nhất là khi so với các nước trên thế giới với nền kinh tế tương đương và cùng thu nhập. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh giảm thấp hơn cả những nước trong vùng. Tuổi thọ trung bình hiện nay tương đương hay cao hơn các nước trong vùng, và tiếp tục gia tăng. Đó là sự thật cũng đáng kể ra chứ.

Nhưng sao tôi thấy vẫn băn khoăn với lời khen của ông bác sĩ riêng của Putin. Theo thống kê, tuổi thọ trung bình ở Nga vào năm 2007 là 67.6 năm. Vẫn theo thống kê, tuổi thọ trung bình ở Việt Nam là 74.2 năm. Điều này chắc cũng nói lên phần nào về ấn tượng của ông bác sĩ nọ. Do đó, được một bác sĩ riêng của một ông tổng thống của một nước có tuổi thọ trung bình thấp hơn nước ta gần 7 năm thì tôi nghĩ chắc cũng chẳng nên lấy đó làm niềm tự hào.

Làm sao tự hào được khi mà khoảng cách giữa người giàu và nghèo càng ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực sức khỏe. Năm 1996, 34 triệu người không có khả năng mua bảo hiểm y tế hay thanh toán bệnh viện phí. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em thuộc gia đình nghèo vào năm 1992 là 3.4% (tính trên số trẻ em mới sinh), và đến năm 1997, con số này vẫn không giảm (3.4%); tuy nhiên, trong cùng thời gian, tỉ lệ tử vong ở trẻ em thuộc gia đình được xem là “không nghèo” giảm từ 3,9% xuống còn 2,5%. Năm 1992, trong số 20% người nghèo nhất, 35% được xem là thiếu dinh dưỡng và 73% trẻ em nằm trong nhóm “thiếu cân”; đến năm 1997, cũng trong số 20% người nghèo nhất, tỉ lệ suy dinh dưỡng thậm chí tăng lên đến 40%, và tỉ lệ trẻ em thiếu cân giảm còn 69%. Nói tóm lại, tính trung bình thì tình hình y tế nước ta có cải tiến tốt, song khoảng cách giữa người giàu và nghèo dẫn đến tình trạng thiếu công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân là một vấn đề nghiêm trọng.

Cộng vào sự bất bình đẳng trong nền y tế là vấn đề tham nhũng. Các đối tác nước ngoài nhận xét rằng ở nước ta “tham nhũng trong ngành y tế nghiêm trọng”. Nhưng tại sao có tham nhũng? Theo Giám đốc Bệnh viện Việt-Đức Nguyễn Tiến Quyết thì do lương thấp và tiên đoán rằng “Nếu nhà nước trả lương đủ sống; y tá, điều dưỡng mà lương 6, 7 triệu đồng thì chẳng ai tiêu cực hết!” Tuy nhiên, theo PGS TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, thì “Tham nhũng không hẳn do lương thấp, đạo đức kém!” Gs Dinh kể về một bác sĩ ở Bệnh viện Việt-Đức tuy lương chính thức chỉ có 3 triệu đồng / tháng, nhưng tổng thu nhập hàng tháng lên đến 40 triệu đồng. Tôi nghiêng về cách giải thích của GS Dinh hơn.

Tham nhũng trong y tế là chuyện phức tạp, nhưng bao gồm cả chuyện “lót tay”. Bộ trưởng Bộ Y tế giải thích về chuyện lót tay như sau: “Vào bệnh viện tư thì không phải lót tay, phong bì bác sĩ. Nhưng vào bệnh viện tư thì anh trả 100.000 đồng cho một lần khám chữa bệnh trong khi ở bệnh viện nhà nước chỉ phải trả 3.000 đồng thì rẻ quá. Người ta sẵn sàng chi thêm 10.000 đồng nữa để được khám nhanh, khám trước. Mà chi như thế vẫn còn rẻ chán so với khám tư” (xem bài báo trên PLTP). Tôi có cơ duyên gặp ông bộ trưởng một lần trong hội nghị loãng xương năm 2008, và thấy ông là người rất dễ mến, dáng người phương phi, ăn nói nhã nhặn, và đặc biệt là cách nói rất gần với người dân. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi đọc phát biểu rất thật tình trên của ông bộ trưởng. Nếu người dân nói câu đó thì chắc chẳng ai phàn nàn, nhưng lời nói đó xuất phát từ một bộ trưởng thì tôi thấy hơi lấn cấn, và chắc chắn sẽ làm cho nhiều người mở mắt ngạc nhiên.

Thật ra, đâu phải chuyện lót tay cho bác sĩ; ngay cả điều dưỡng và thậm chí nhân viên quét dọn cũng cần được lót tay. Bài báo dưới đây trên Dân Trí tuy không xác định trách nhiệm cho ai, nhưng hàm ý nói đến ảnh hưởng của chuyện lót tay nhiều khi ảnh hưởng đến mạng sống của một con người. Có khi về quê nghe mấy người láng giềng kể về chuyện lót tay mà chẳng biết nên cười hay nên khóc. Họ nói nếu không lót tay thì y tá có thể chích thuốc đau hơn, người dọn vệ sinh phòng sẽ chậm trễ trong việc thay drap giường, người quét dọn có thể quét để bụi tung bay mịt mù, v.v… Nói chung là đủ cách để làm khó bệnh nhân. Nhưng những khía cạnh này khó mà kiểm soát bằng luật được (hay ngay cả có luật thì người ta vẫn có cách lách mà bệnh nhân không thể nào dám nói). Vấn đề chung qui lại vẫn là đạo đức xã hội và tinh thần trách nhiệm. Ước gì có ai đó đứng ra làm một “qualitative research” để tìm hiểu kiến thức, hành vi và thái độ của những đối tác liên quan, để tìm hiểu xem họ nghĩ gì. Những vấn đề này nói hoài không hết chuyện. Có lẽ tại cái nước mình nó như thế.

NVT

===

http://www.phapluattp.vn/20091128113742534p0c1015/thang-loi-ve-vang.htm

Thắng lợi vẻ vang!

Một nguồn thạo tin cho biết sau cuộc đối thoại về chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế diễn ra tại Hà Nội hôm 26-11, dù đầy dẫy kinh nghiệm nhưng các chuyên gia quốc tế đã giật mình nhận ra rằng không thể giúp đỡ được gì cho VN.

Lý do rất đơn giản: Nền y tế VN rất tốt! Cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê khẳng định: “Ngay bác sĩ của các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Nga Putin khi đến VN cũng phải công nhận là rất yên tâm về hệ thống y tế của VN”.

Phát biểu của ông cục phó khiến các chuyên gia quốc tế tham dự đối thoại tức khắc bị choáng. Một nền y tế tốt tới mức cỡ bác sĩ riêng của nguyên thủ quốc gia phải công nhận tất không thể xảy ra tình trạng tham nhũng như đánh giá của các chuyên gia quốc tế: “Tham nhũng từ công tác quản lý nhà nước như cấp phép hoạt động, mua sắm, tuyển dụng đến khâu quản lý bảo hiểm y tế, cũng như khâu cung cấp dịch vụ khi người dân phải móc hầu bao lót tay cho y bác sĩ để được ưu tiên sử dụng dịch vụ tốt, tiết kiệm thời gian...”. Lại càng khó thể xảy ra những giả thiết như đại diện các nhà tài trợ quốc tế đưa ra tại cuộc đối thoại xung quanh chuyện tham nhũng trong đấu thầu mua sắm thiết bị, dược phẩm, hay xã hội hóa bệnh viện công...

Đã có sự nhầm lẫn lớn của các chuyên gia quốc tế về khái niệm tham nhũng và tiêu cực. Giám đốc Bệnh viện Việt-Đức Nguyễn Tiến Quyết phân tích: “Tôi không phủ nhận quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân có tiêu cực, điều mà ở nước nào cũng có... Với tình trạng quá tải bệnh nhân và viện phí rẻ mạt như ở đây thì các bạn quốc tế đảm bảo sẽ không thể làm việc được như tôi...”. Ông kết luận: “Nếu nhà nước trả lương đủ sống; y tá, điều dưỡng mà lương 6, 7 triệu đồng thì chẳng ai tiêu cực hết!”.

Ông Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu còn rõ ràng hơn nữa khi giải thích về chuyện lót tay: “Vào bệnh viện tư thì không phải lót tay, phong bì bác sĩ. Nhưng vào bệnh viện tư thì anh trả 100.000 đồng cho một lần khám chữa bệnh trong khi ở bệnh viện nhà nước chỉ phải trả 3.000 đồng thì rẻ quá. Người ta sẵn sàng chi thêm 10.000 đồng nữa để được khám nhanh, khám trước. Mà chi như thế vẫn còn rẻ chán so với khám tư”.

Trước lập luận chính xác của các vị lãnh đạo ngành y tế nước ta, các chuyên gia quốc tế không khỏi tẽn tò khi đã đánh giá sai về thực trạng tham nhũng trong ngành y tế VN.

Hoan hô thắng lợi vẻ vang của ngành y tế VN qua cuộc đối thoại này!

BÌNH NHẤT CHỈ


http://dantri.com.vn/Print-364354.htm

Trẻ sơ sinh còn sống, bệnh viện trả về… lo hậu sự

Đưa đứa con mới sinh về nhà lo hậu sự theo lời khuyên của bác sĩ, anh Phương đau buồn đi mua quách, đào huyệt lo tang ma cho con. Khi hàng xóm tới chia buồn, phát hiện đứa trẻ vẫn còn thở, chân tay cựa quậy, da hồng hào…

Ngày 27/11, anh Nguyễn Kim Phương (39 tuổi, ngụ phường Tân Quy, quận 7, TPHCM) phản ánh với PV Dân trí sự việc như sau: Lúc 19h ngày 11/11, anh đưa vợ là chị Trương Thị Thanh Trúc (18 tuổi, ngụ phường Phước Mỹ, TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) vào khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận chuẩn bị sinh. 30 phút sau, vợ anh sinh hạ một cháu trai. Do sinh thiếu tháng nên cháu bé chỉ nặng 1,3kg.

Một lúc sau, một cô y tá quấn cháu bé trong khăn, bế cháu và kéo anh Phương sang nhà kho chứa dụng cụ y khoa của khoa sản, nhắn anh Phương nên đưa cháu về nhà sớm để lo hậu sự. Vừa nói, cô y tá vừa đưa cho anh Phương một bọc nilon trắng, bảo anh Phương bọc cháu lại rồi đem về vì cháu bé thiếu ký, yếu ớt nên không thể sống được.

Anh Phương cho biết lúc đó con anh mới được cắt rốn, chưa được hút đờm, chưa làm vệ sinh, có vết bầm và hơi tím tái nhưng vẫn còn thở. Anh Phương van xin bác sĩ cứu con mình nhưng bác sĩ này lạnh lùng bảo: “Cháu thở lấy hơi lên chút xíu rồi “đi” thôi. Anh đưa cháu về lo hậu sự, đừng để cháu mất tại bệnh viện mà tội nghiệp…”.

Thấy bác sĩ cương quyết, anh Phương đành đón taxi cùng ông bà ngoại đưa con trai về nhà lo hậu sự. Người nhà anh ngay trong đêm đã đi mua quách, đào huyệt, nhang đèn… để chuẩn bị “tiễn” đứa trẻ xấu số.

Cháu bé vẫn nằm trong chiếc chăn do các bác sĩ quấn. Khi bà con tới chia buồn mở khăn ra thì thấy cháu da dẻ hồng, vẫn đang thở, tay chân cựa quậy… Người nhà anh Phương lại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ khoa sản Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, bác sĩ vẫn khẳng định: “Đừng đem cháu lên bệnh viện làm gì. Cháu thở chút rồi “đi” thôi”.

Nhưng người nhà anh Phương vẫn quyết đưa cháu nhập viện một lần nữa. Anh Phương cho biết lúc đó anh còn thấy con anh mở mắt, nước mắt trào ra, “may mà tôi chưa để cháu vào bọc nilong theo lời bác sĩ”, anh Phương cho biết.

Theo anh Phương, gia đình anh làm rất căng bác sĩ mới cho con anh vào lồng kính, thái độ bác sĩ rất khó chịu.

Đến chiều ngày 12/11, gia đình anh Phương quyết định chuyển cháu bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM. Hiện sức khỏe của cháu đã dần hồi phục.

“Có phải vì tôi “không biết điều” nên bác sĩ đã cố tình từ chối sự sống của con tôi. Hay phải chăng trình độ nghiệp vụ y tế của bác sĩ tại bệnh viện này có nhiều điều không ổn?”, anh Phương bức xúc.

Chiều ngày 27/11, Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận xác nhận sự việc anh Phương phản ánh là có thật. Ban Giám đốc nói đây là thiếu sót về chuyên môn nghiệp vụ của kíp trực hôm đó. Theo giải trình của bác sĩ trực hôm đó, do thấy cháu bé sinh non, quá nhẹ ký, lại yếu kém về chuyên môn nên bác sĩ nghĩ có cố gắng cũng không cứu sống được nên khuyên người nhà đưa cháu về lo hậu sự.

Ban giám đốc bệnh viện này cũng phủ nhận lời đồn đại cho rằng để xảy ra sự việc trên là vì người nhà sản phụ Thanh Trúc không chịu “bôi trơn” cho các bác sĩ. Sắp tới, bệnh viện này sẽ lập hội đồng khoa học để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể và có biện pháp xử lý.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Nói mới về chuyện cũ?

Một tiêu đề lớn: "Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam". Cấp quốc gia. Nhưng cứ như theo bài báo này thì nội dung không lớn, mà cũng chẳng mới. Tác giả còn nghi ngờ rằng hội nghị này cũng như bao nhiêu hội nghị khác là một cách “giải ngân.” Đọc sao mà chua chát!

Ở nước ngoài, hội nghị khoa học do các hiệp hội chuyên môn tổ chức là một diễn đàn để các chuyên gia báo cáo những nghiên cứu mới nhất trong năm, để các nghiên cứu sinh trình bày và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Cố nhiên, ngoài những bài nghiên cứu nguyên thủy (original research), hội nghị còn có những bài nói chuyện ở dạng tổng quan (review). Những người được mời nói chuyện review thường là các chuyên gia đầu ngành, có uy tín cao, hay có đóng góp quan trọng qua những công trình đã công bố trong thời gian qua. Do đó, bài tổng quan, dù thực chất là bàn về những tiến bộ mới nhất về một lĩnh vực nhỏ trong chuyên môn, nhưng cũng là một cách quảng cáo cho chương trình nghiên cứu hay lab của diễn giả. Chính vì thế mà diễn giả dùng dữ liệu nghiên cứu của họ làm nội dung chính cho bài nói chuyện, và chỉ trích dẫn các nghiên cứu đồng nghiệp như là một cách bổ sung hay gợi ý.

Còn ở Việt Nam, theo kinh nghiệm của tôi trong ngành y thì nội dung của nhiều hội nghị có phần ngược lại với thế giới: bài tổng quan nhiều hơn bài nghiên cứu nguyên thủy. Có thể nói hội nghị nào những bài tổng quan đều chiếm khoảng 90-95%, chỉ có một số rất ít là nghiên cứu nguyên thủy. Nhưng điều đáng nói là phần lớn những bài tổng quan diễn giả chỉ trình bày toàn cắt và dán (cut-and-paste) những dữ liệu ở nước ngoài. Tôi đã thấy hầu như 100% các bài tổng quan ở Việt Nam được cấu trúc như thế. Nói cách khác, diễn giả thay vì là một chuyên gia thì trong thực tế trở thành những người đọc báo. Mà, đọc báo y khoa thì đòi hỏi phải thạo tiếng Anh và làm quen với phương pháp khoa học (scientific methods), những khía cạnh quan trọng mà các diễn giả cao tuổi thiếu hay không có. Vì thế, có nhiều hội nghị các diễn giả hiểu chưa đúng thông tin trong biểu đồ hay bảng số liệu, thậm chí hiểu lầm về thuật ngữ. Thật ra, vì không quen với cách trình bày của các bài báo khoa học và vì không có tham gia hay dính dáng vào công trình nghiên cứu của người khác, nên chuyện hiểu lầm vẫn có thể hiểu được.

Một điều khác đáng nói là những dữ liệu nước ngoài có thể không áp dụng cho tình hình Việt Nam. Chẳng hạn như làm sao có thể áp dụng tỉ lệ ung thư ở các nước Âu Mĩ cho Việt Nam được, và như thế thì làm sao đánh giá đúng hiệu quả của điều trị lấy từ các nghiên cứu trên người Âu Mĩ cho bệnh nhân ở Việt Nam. Còn rất nhiều vấn đề nan giải như thế. Có khi diễn giả được hỏi tại sao không có dữ liệu ở người Việt Nam thì câu trả lời thường là: chưa ai làm. Nhưng câu hỏi và trả lời chỉ dừng ở đó, mà đáng lẽ phải có thêm là: nếu thế thì tại sao anh/chị không đứng ra làm. Chẳng lẽ cứ đổ thừa chưa ai làm, và lấy đó làm lí do để cắt và dán mãi dữ liệu của người ta?

Chưa nói đến chuyện hiểu những dữ liệu đó như thế nào, chỉ việc dựa vào dữ liệu nước ngoài đã nói lên tình trạng èo uột trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, và một phần nào đó, nó nói lên sự lười biếng của ta. Nếu chỉ sử dụng dữ liệu của người khác thì chẳng khác gì mình là cái loa quảng cáo cho họ. Tại sao mình không tự làm nghiên cứu để có dữ liệu ở người Việt và phục vụ cho người Việt? Tôi thật không hiểu nỗi.

Do đó, tôi thấy cái mình thiếu nhất là nghiên cứu do chính người Việt thực hiện ở đối tượng người Việt. Chứ kiểu cứ lặp lại những gì trong sách giáo khoa trên thế giới, hay lặp lại những bài tổng quan đăng trên các tập san quốc tế thì hội nghị chẳng những chẳng có đóng góp gì cho chuyên ngành mà còn làm tốn tiền ngân sách của người dân.

NVT

===

http://vietnamnet.vn/giaoduc/200911/Noi-moi-ve-chuyen-cu-881415/

Nói mới về chuyện cũ?

Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đang mở hội thảo cấp quốc gia. Ở đó, các nhà giáo dục lý luận và giáo dục thực tiễn sẽ ngồi lại với nhau, bàn xem liệu khái niệm “tiên tiến” và “bản sắc văn hóa dân tộc” mà nền giáo dục nước nhà đang đeo đuổi liệu có mẫu thuẫn?

Nòng cốt vẫn là đại diện các hội khoa học tâm lý giáo dục khắp cả nước. Đứng đầu các hội ấy, thường là nguyên phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT các địa phương.

Nghĩa là chỉ mới gần đây thôi, họ đã từng cầm cân nảy mực cho chính sách giáo dục.
Điều đó dấy lên nhiều hy vọng vào sự thành công của hội thảo?

Thông tin từ ban tổ chức, có 350 đại biểu góp mặt từ hơn 30 địa phương khác nhau.
Tập kỷ yếu của hội thảo cũng khá công phu, dày 415 trang, với 81 bài tham luận.

Tất cả không ngoài mục đích, như trong ngày đầu tiên các đại biểu thống nhất với nhau, là xác định một hệ thống giá trị.

Cái phải bàn là xác định nội dung giá trị ấy vào nhà trường như thế nào. Trong nhiều bản tham luận, mọi người vẫn đang định nghĩa khác nhau, thế nào là “tiên tiến”, thế nào là “bản sắc văn hóa dân tộc”, để xây dựng một mô hình nhà trường phù hợp.
Hội thảo kéo dài đến hết ngày hôm nay (29/11).

Kết thúc hội thảo, những người quan tâm đến giáo dục hẳn sẽ mong chờ hội thảo đưa ra được một quyết nghị mạnh mẽ nào đó, một hướng đột phá mới toanh, hay chí ít cũng có một câu "slogan" hay. Chứ không khéo lại như lời ai đó nói đùa, rằng, tổ chức hội thảo cuối năm chỉ là một cách giải ngân.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia của hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam với tên gọi “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”, diễn ra tại TP.HCM, từ 27-29/11/2009.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Hội chứng “ái tử thi” qua vài trường hợp trên thế giới

Câu chuyện người đàn ông tên Vân giữ thi thể vợ trong thạch cao cũng làm hao tốn giấy mực báo chí và thu hút sự chú ý của công chúng. Sự tò mò của công chúng thì có thể hiểu được, vì hành động của ông Vân quả là lạ lùng và rất có thể ông mắc bệnh tâm lí ái tử thi như tôi nghi lúc đầu khi đọc qua bản tin. Hôm nay đọc tin này còn “khiếp” hơn nữa. Như để chứng minh rằng thi thể trong thạch cao là vợ ông, ông còn mời nhà báo đến xem ông làm một ca phẫu thuật.

Nhưng điều khó hiểu là thái độ của chính quyền địa phương có vẻ không chịu giải quyết dứt khoát. Phát biểu trên báo Pháp Luật TPHCM, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội TP.HCM nói rằng “xét về khía cạnh văn hóa, việc làm của ông ta cũng không có gì đáng phê phán vì về bản chất, việc lấy hài cốt người chết cho vào ruột tượng thạch cao lưu giữ trong phòng ngủ cũng giống như thiêu hài cốt lấy tro để trên bàn thờ vì không gây ô nhiễm đến xung quanh.” Tôi nghĩ khác. Tro khác với thi thể, nhất là ở đây ông lại ngủ chung với thi thể suốt 7 năm trời. Đứng trên phương diện sinh học, khó mà nói rằng giữ thi thể như thế mà không gây ô nhiễm. Tôi nghĩ chính quyền và thân nhân phía bên vợ ông nên yêu cầu ông an táng thi thể đàng hoàng. Việc giữ xác trong nhà như thế chẳng những không đúng với thuần phong mĩ tục Việt Nam, mà còn vi phạm luật vệ sinh môi trường.

Không biết luật pháp ở Việt Nam về tử thi ra sao, nhưng tôi đọc báo thấy ở Pháp người ta có luật rõ ràng rằng người chết phải được chôn cất hay hỏa thiêu. Năm 2000, tòa án Pháp bác bỏ đơn của hai anh em người gốc Ấn Độ xin được giữ thi thể của mẹ trong tủ lạnh dưới tầng hầm của nhà.

Trường hợp ở Anh

Chuyện [hay “hiện tượng”] giữ thi thể người thân trong nhà không chỉ xảy ra ở Việt Nam qua trường hợp của ông Vân. Trong tuần qua, ngày 25/11/2009, ở Anh, người ta phát hiện một bà bác sĩ giữ thi thể của mẹ bà suốt 29 năm liền trong … tủ lạnh. Tuy nhiên, trường hợp hi hữu này không dính dáng gì đến bệnh tâm thần, mà chỉ đơn giản là … sợ mất mặt. Bà bác sĩ giữ bí mật này cho đến ngày bà qua đời vào tháng 5 năm 2009, và để lại một “di chúc” giải thích tại sao bà làm như thế. Vì nghĩ mẹ mình di dân bất hợp pháp nên khi mẹ bị bệnh và qua đời năm 1980, hai chị em bà bèn đem xác mẹ gói trong bọc cao su và để trong tủ lạnh cho đến nay. Bà làm như vậy vì sợ nếu báo cho các giới chức thì bà xấu hổ vì mang tiếng là bác sĩ mà có mẹ ở bất hợp pháp! Tuy nhiên, mẹ bà ở Anh hoàn toàn hợp pháp.

Ngược dòng lịch sử

Những trường hợp quan hệ tình ái sau khi chết có thể truy tìm từ trước thời Thánh Kinh ra đời. Nhưng trường hợp nổi tiếng nhất có lẽ là trường hợp vua Herod (sống vào thời 4-74 trước CN). Herod nổi tiếng là một người ham vui, nhưng còn nổi tiếng là một bạo chúa, sẵn sàng giết bất cứ ai dám đe dọa đến ông. Trong những nạn nhân bị Herod giết, có một người không đe dọa ông nhưng là người tình, và ông hạ tay giết chỉ vì lí do ghen tuông. Người đó chính là vợ ông, nguyên là công chúa, tên là Mariamne. Nhưng ông giữ thi thể vợ trong suốt 7 năm liền và tiếp tục quan hệ tình dục với tử thi. Đó là chuyện huyền thoại, vì không ai biết ông giữ thi thể thế nào trong 7 năm liền!?

Một trường hợp nổi tiếng về ái tử thi khác là Ngài [Sir] John Price ở Anh. Sau khi người vợ đầu của ông qua đời, ông tái giá. Nhưng thi thể người vợ quá cố được ông ướp và giữ cùng một giường với người vợ mới. Sau khi người vợ thứ hai qua đời, ông cũng ướp xác và giữ thi thể bà trong cùng một giường. Đến bà vợ thứ ba thì bà này không chấp nhận thói quen dị hợm đó, nhưng ông vẫn ngủ với hai thi thể kia cho đến ngày ông qua đời.

Một nhân vật cũng mắc chứng ái tử thi là Bá tước De Sade. Ông này còn mắc bệnh ác dâm (sadism, danh từ này lấy từ tên của ông). Trong sách của ông, Sade thường đề cập đến những hành động ái tử thi, như tạc tượng có lỗ giống như một vết thương để thỏa mãn thú ác dâm của ông.

Phần lớn những người ái tử thi không giết người bạn tình của mình, nhưng chỉ đào mồ và lấy tử thi đem về nhà. Một người ái tử thi khi bị bắt nói với cảnh sát biết rằng ông ta không thể làm bạn với một người phụ nữ sống, nên ông phải tìm đến xác chết vì xác chết không kháng cự!

Và trường hợp bác sĩ Carl van Cassel

Một trong những trường hợp ái tử thi nổi tiếng được mô tả trong chương trình “Giảo nghiệm tử thi” (autopsy) của đài truyền hình HBO vài tháng trước hé lộ cho chúng ta biết về đặc điểm của ái tử thi.

Vào thập niên 1930s ở Florida, bác sĩ Carl van Cassel điều trị một bệnh nhân trẻ đẹp mắc bệnh lao tên là Maria Elena Oyoz. Bác sĩ van Cassel yêu bệnh nhân tha thiết, nhất định tìm mọi cách để cứu sống người yêu, nhưng ông thất bại và bệnh nhân qua đời. Sau khi chôn cất, bác sĩ van Cassel lập tức bốc mộ và cho đúc một khuôn mặt giống y như mặt của người yêu, với ý định giữ nét đẹp đó vĩnh viễn. Còn thi thể thì để trong một lăng, cao hơn mặt đất (nhưng vẫn ở nghĩa trang). Ông đến thăm mộ người yêu hàng ngày, nhưng sau khi thấy người chung quanh để ý đến những chuyến đi khác thường đó, ông quyết định dời thi thể về nhà, cho mặc áo cưới và đặt mặt nạ trên khuôn mặt của người quá cố. Ông còn bao bọc thi thể bằng chất sáp pha với nước hoa để giữ thịt và xương không bị tan rã.

Hết năm này sang năm khác, ông phải giữ xương gắn liền nhau bằng những cọng dây đờn piano, và hàng ngày phải dùng sáp và nước hoa mới. Ông thậm chí làm cả tóc giả để giữ cho thi thể “tự nhiên”. Nhưng mặc cho bao nhiêu nỗ lực giữ thi thể, ông không thể nào xóa được mùi hôi thối và láng giềng bắt đầu phàn nàn. Điều lạ lùng là ông vẫn viết thư tình cho người quá cố, và có lẽ bệnh hoạn nhất là ông vẫn quan hệ tình dục với đống xương được bao bọc bằng sáp và nước hoa (ông đặt một ống nơi âm hộ).

Sau này, khi gia đình Maria Elena phát hiện, họ rất giận dữ và truy tố ông bác sĩ ra tòa. Tòa án ra lệnh ông phải giao trả thi thể của Maria Elena cho gia đình để an táng ở một địa điểm bí mật. Không lâu sau khi thi thể của Maria Elena được an táng, bác sĩ van Cassel cũng qua đời, nhưng nằm bên cạnh ông trên giường là một hình tượng với kích thước như người ngoài đời của người yêu Maria. Ông chung thủy với với ông yêu đến giây phút cuối cùng của đời. Mặc dù câu chuyện ái tử thi của ông nghe thật kinh tởm, nhưng bản thân ông là một người rất bình thường, nhẹ nhàng, và dễ mến. Bác sĩ van Cassel không bao giờ có thái độ bạo động.

Trở lại trường hợp ông Vân

Điểm qua các trường hợp trên đây, có thể nói ông Vân quả thật mắc chứng ái tử thi dạng nhẹ. Cũng như bác sĩ van Cassel, ông Vân lén bốc mộ đem thi thể vợ về nhà; và cũng như John Price, ông ngủ chung với thi thể trên giường. Tuy nhiên, khác với bác sĩ van Cassel, ông Vân (theo báo chí) không có quan hệ tình dục với thi thể. Hành động của ông Vân, bác sĩ van Cassel, và John Price đều xuất phát từ tình yêu. Họ muốn thể hiện tình yêu cao đẹp của họ, nhưng cách họ thể hiện chẳng những không phù hợp với qui ước xã hội mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường và có hại đến sức khỏe của chính họ. Tôi nghĩ chính quyền địa phương cần phải giải thích cho ông Vân biết rằng việc làm của ông không phù hợp với văn hóa vệ sinh, và gia đình cần phải an táng cho người quá cố. Nếu Việt Nam chưa có luật về vấn đề này, đây cũng là cơ hội để Việt Nam có luật về an táng.

NVT

Tham khảo: trường hợp của Bs Carl von Cassel được mô tả trong cuốn sách "The corpse: a history" của Christine Quigley, Nxb Mcfarland & Co, North Carolina 1996, trang 300.

Con đường đến vinh quang trong khoa bảng ở Trung Quốc

Đọc bài dưới đây (và bản tiếng Việt trên bauxitevietnam) tôi thấy sao mà tình hình đại học ở Trung Quốc giống nước ta thế! Theo bài báo này thì chỉ sau 31 năm bắt đầu chương trình đào tạo hậu đại học, số lượng người có bằng tiến sĩ ở TQ đã hơn nước Mĩ. Đúng là nhảy vọt.

Năm 1978, các đại học ở Trung Quốc ghi danh chỉ 18 ứng viên tiến sĩ; đến năm 1982, chỉ có 6 người (trong số 18 này) được cấp bằng tiến sĩ. Đó là đợt tiến sĩ đầu tiên ở TQ sau cuộc Cách mạng Văn hóa. Ấy thế mà đến cuối năm 2007, TQ đã cấp bằng tiến sĩ cho 240.000 người.

Các tiến sĩ này là ai? Trả lời: phần lớn là quan chức trong chính quyền. Bài báo dẫn nguồn tin từ một trường đại học vùng Tây Nam TQ cho biết gần 50% những ứng viên tiến sĩ của trường này là các quan chức cao cấp trong chính quyền và Đảng. Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt, vì ở các trường khác trên khắp TQ đều như th, tức là những ứng viên học tiến sĩ không có động cơ làm khoa học, mà chỉ để tiến thân trong quan trưởng.

Nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp bị phơi bày trên báo chí. Chẳng hạn như trường hợp của Wang Yi, nguyên là chủ tịch ủy ban an ninh, bị bắt vào tháng 2 năm nay do nghi ngờ ăn hối lộ, lí lịch của ông ghi rằng ông có bằng tiến sĩ về kinh tế, thạc sĩ về sử học, nhưng ông lấy bằng tiến sĩ chỉ trong vòng 2 năm. Có giáo sư đại học chụp lấy trường hợp này để mỉa mai cho tình trạng lạm phát tiến sĩ trong giới quan chức. Một giáo sư bình luận rằng hoàn tất chương trình học tiến sĩ chỉ 2 năm trong khi đảm nhiệm chức vụ hành chính thì quả là thiên tài. Ông giáo sư này yêu cầu phải điều tra, nhưng yêu cầu của ông rơi vào quên lãng.

Ở Trung Quốc, tham nhũng trong giáo dục song hành và hòa quyện với tham nhũng trong giới quan chức. Hệ quả là trong khi các đại học TQ bận rộn đào tạo ra những nhà nghiên cứu tài giỏi, thì chính quyền TQ thiếu những nhà chính trị có chuyên môn cao. Do đó, trong khi TQ có hơn 240.000 tiến sĩ, nhưng người dân thì chẳng ai tự hào với con số đó, bởi vì họ nhìn cái văn bằng đó với cặp mắt nghi ngờ. Một giáo sư nổi tiếng của TQ nói rằng tình trạng tham nhũng trong giáo dục ở TQ là một “quốc nhục” (national stigma).

Lời nhận xét của vị giáo sư này sao giống với nhận xét của Gs Hoàng Tụy quá. Cách đây không lâu, Gs Tụy nói thẳng rằng nạn gian dối trong giáo dục ở nước ta là một quốc nhục. Thật ra, dù bài báo viết về TQ, nhưng chúng ta chỉ cần thay “TQ” bằng “VN”, chúng ta có một bài báo khá chính xác về tình hình giáo dục ở nước ta.

NVT

========

http://www.atimes.com/atimes/China/KK25Ad01.html

In China, an easy route to academic glory
By Stephen Wong

SHANGHAI - Often overlooked in the "miracle" of China's rapid economic development over the past three decades is the "miracle" in the massive number of PhD graduates it now produces.

China is expected to replace Japan as the world's second-biggest economy - after the United States - this year or the next in terms of gross domestic product. But by 2008, it had already surpassed the US as the world's top producer of PhD holders - despite post-graduate programs only resuming in 1978 after the turmoil of the Cultural Revolution.

Unlike national pride over China's economic success, the expansion of PhD programs is viewed with suspicion, due to allegations that corruption in the education system has severely compromised academic standards.

According to statistics released by Yang Yuliang, the director of the Academic Degree Commission under the State Council - China's cabinet, China's first PhD programs in1978 had only 18 candidates. In 1982, the first doctorates were awarded to six of the 18.

However, post-graduate programs increased exponentially with the fast expansion of tertiary education in 1999 as a result of the government's policy to "industrialize" universities. The government believed that higher enrollment would create a generation of educated urbanites, boosting domestic consumption and reducing dependence on exports after the 1997 Asian financial crisis.

Graduate enrollment in PhD programs has grown by some 23.4% annually since 1982. In comparison, the average annual growth rate for students enrolling in master's degrees during the same period was 15%. By the end of 2007, China had awarded 240,000 doctorate degrees.

However, the number of qualified professors needed to supervise such doctorate programs has not kept pace, raising fears that quantity is not being matched by quality.

According to Yang, each qualified Chinese professor has to supervise 5.77 doctorate candidates, much higher than the international level. A dozen professors from Anhui province last week wrote to the Ministry of Education asking why the educational system was failing to produce world-class scientists and scholars. The question was also raised by Qian Xuesen, the father of China's space industry, before his death in October.

There is also concern over the often opaque relationship between universities and businessmen and officials, many of whom are enrolled in doctoral studies. Professors say that businessmen and officials often use cash, power or influence to avoid doing the work necessary to obtain PhDs.

Sources from the Graduate School of Chongqing-based Southwest University said that about half of all senior party and government officials in the districts and counties of Chongqing municipality were PhD candidates at their school. And Chongqing is by no means an isolated case.

It is so commonplace nowadays for senior officials to have doctorate degrees that the media were surprised that Zhang Ping, the recently appointed minister in charge of the National Development and Reform Commission - China's top economic planning body - only has a diploma from a vocational secondary school. Zhang later earned plaudits for not exaggerating his academic background.

Demand for doctorate degrees has grown as the authorities in Beijing often base promotion decisions purely on a candidate's educational background. For many officials, higher degrees are also a way to gain face.

Officials see universities as being under their jurisdiction. In turn, officials' need for higher degrees has become a business opportunity for universities. Many universities (even some foreign ones) have set up enrollment offices in Beijing, Shanghai and Guangzhou, promising diplomas. In some programs, officials can earn their degree from home without having to attend exams.

While for most ordinary Chinese earning a doctorate degree remains an arduous process, powerful Chinese officials are now offered a so-called "green route" - from entrance examination to graduation. Entrance exams are generally organized by the university independently, and to attract students with political clout some colleges and universities even offer "exam-free admission".

Once enrolled, privileged students do not need to take the courses seriously; in many cases sending their secretaries to take the classes and exams. Professor Cai Jiming at Tsinghua University remarked that "most degrees earned by Chinese officials are questionable".

Wang Yi, the former chairman of China's Securities Regulatory Commission, who was arrested in February on suspicion of taking bribes, is one example. His curriculum vitae listed him as a doctor of economics, but his master's degree was in history, and it took him only two years to obtain his PhD.

Wang's case drew a sarcastic response from Professor Ge Jianxiong of Fudan University in Shanghai, "It is pretty impressive that Wang was admitted to the highly sought after doctorate program of economics He must not only be a quick learner, but also a capable multi-tasker to complete his course, pass his exams, finish his dissertation and pass his oral defense within only two years.

"To achieve this while at the same time being also engaged in his no doubt hectic official business. If not a genius, he must be a brilliant talent," added Ge. He called for an investigation into the acquisition of Wang's doctoral degree, but his demand was not met.

Observers say that Chinese officials obtaining dubious doctorate degrees not only wastes scarce education resources, it has also triggered a crisis of confidence in the education system, undermining genuine PhDs gained in China. Yet some Chinese universities say they need to meet officials' wishes if they want to ensure their financial survival.

A vice president of a university based in central China's Zhengzhou City, who wished to remain anonymous, said most universities relied on government funding, especially for research funds, projects and university development plans. If one university dared to refuse admittance to a powerful official, another university would quickly say "yes". Officials may also consider the rebuttal as a humiliation and seek revenge.

For the PhD tutors of high-ranking officials, this teacher-student relationship can be a win-win situation: it enables the tutors to get more access to research projects and resources, while they can piggyback their powerful students' clout to gain other resources.

Most universities in China are public, with their presidents assigned by the government and their funds mostly allocated by the government. To some degree, university officials themselves are government officials - they are often transferred from or to a government department, and so are linked with government officials from other branches.

At universities, the influence and status of an employee is not his academic title but his administrative ranking. The higher the ranking, the more power the person has. So university employees often target higher administrative rankings than decent academic titles.

Ironically, this has led to a situation where government officials are queuing up for higher academic degrees while university officials and professors are competing for higher administrative rankings.

Academic corruption in collusion with corruption in officialdom has become common in China. As a result, Chinese universities struggle to produce great scholars while Chinese officialdom lacks sophisticated politicians. Famous mathematician and Harvard professor, Shing-Tung Yau, in a speech at Nankai University, lambasted China's academic corruption as "the national stigma".

Growing public anger over widespread academic corruption and other problems in education recently led Premier Wen Jiabao to fire the minister of education, Zhou Ji, who had been in office since 2003.

Stephen Wong is a freelance contributor from Shanghai.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Nói thêm về necrophilia

Hôm nay tìm hiểu thêm về chứng “ái tử thi” (necrophilia) thì thấy y văn quốc tế cũng từng nói qua vài ca trước đây, phần lớn là 30 năm trước đây, và phần lớn là những công trình trên các tập san y học và pháp luật. Như tôi đề cập trong entry trước, những ca ái tử thi đã được nhắc đến qua 2 lá thư ngắn đăng trên tập san y khoa Lancet năm 1885 (tôi có bản gốc của 2 bài này), chứng tỏ rằng hội chứng này không mới. Không mới, nhưng rất hiếm. Nhà tâm lí học nổi tiếng Sigmund Freud từng viết trong bài “Mourning and Melacholia” mô tả 2 dạng hội chứng necrophilia. Dạng thứ nhất gọi là inhibited necrophilia (ái tử thi kiềm chế) và dạng thứ hai là morbid necrophilia (bệnh ái tử thi). Dạng thứ nhất có thể xem là “nhẹ” (pseudonecrophilia), mà theo đó, người mắc chứng này có xu hướng lưu luyến chồng/vợ mới qua đời, muốn ngủ chung, âu yếm với xác người quá cố. Dạng thứ hai nặng hơn và được xem bệnh, vì người mắc bệnh có xu hướng quan hệ tình dục với tử thi, thậm chí có hành động được xem là ác dâm như cắn xé, ngấu nghiến với thân xác người quá cố.

Trong báo cáo “Necrophilia, brief review and case report” đăng trên tập san Psychoanalytic Quarterly (số 29, năm 1960), Bs F. Klaf và W. Brown mô tả một trung sĩ bị truy tố vì tội hủy hoại thi thể trong nghĩa địa, thậm chí có hành vi giao cấu với tử thi. Một ca khác là một bệnh nhân động kinh 24 tuổi, một người trầm tĩnh, hay mơ mộng làm tình với tử thi, nhưng không dám vì sợ lây truyền bệnh tật. Bệnh nhân này thường đến nghĩa địa, tìm những thi thể phụ nữ và thủ dâm trước thi thể. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng hành động ái tử thi của bệnh nhân này không liên quan gì đến bệnh động kinh của anh ta.

Mặc dù kết luận như thế, nhưng điểm qua y văn, các chuyên gia tâm thần nhận thấy các trường hợp ái tử thi thường (dĩ nhiên) có triệu chứng rối loạn tâm thần, một số mắc bệnh động kinh, hoặc có những rối loạn cá tính trong cuộc sống. Một số ca bệnh có rối loạn nhân cách ngay từ lúc mới lớn. Giới nghiên cứu tâm thần thì cho rằng ái tử thi là một “phương tiện” giúp cho bệnh nhân vượt qua sự mất mát về tình yêu, giống như là một cơ chế lấy lại quân bình tâm lí trong cuộc sống.

Trường hợp của ông Vân được mô tả trong bài báo trên Vietnamnet có lẽ là một ca đặc thù về hội chứng pseudonecrophilia (dạng nhẹ). Dù ông nói là "chuyện của tui", nhưng ông thật sự cần được chăm sóc của bác sĩ tâm thần.

NVT

PS. Wikipedia cũng có một entry về necrophilia, nhưng hình như chỉ lặp lại (không đầy đủ) từ bài báo review về bệnh này trên tập san Bulletin of the American Academy of Psychiatry and the Law. Bài báo trên Vietnamnet có dịch entry này của Wikipedia nhưng tôi thấy hình như chưa đạt.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Tạo không gian thoáng cho trí thức góp phần vào công cuộc xây dựng đất nuớc

Xin giới thiệu cùng các bạn bài tham luận của anh Nguyễn Đăng Hưng đọc trong Hội nghị Người Việt ở nước ngoài tại Hà Nội ngày 20-24/11/2009. Anh Hưng cho biết bài nói chuyện được nhiều người tán thành. Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Lê Đình Tiến cũng nói đây là phát biểu đầy nhiệt huyết của một Gs Việt kiều đã có 20 năm đóng góp giúp Việt Nam đào tạo nhân lực đẳng cấp quốc tế.

Trong bài này, anh Hưng đã chỉ ra một số vấn đề về giáo dục như (a) chưa xem trọng vai trò người thầy; (b) đề cao lượng mà xem nhẹ phẩm chất; (c) đề cao bằng cấp, xem thường thực học; và (d) lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Anh còn phân tích những bất cập của Quyết định 97 dẫn đến sự tự giải tán của Viện IDS. Có lẽ nhiều người cũng nghĩ như anh Hưng nhưng ít ai có dịp thổ lộ trong một diễn đàn quan trọng vừa qua.

Cám ơn anh Hưng đã cho đọc bài này.


Tựa đề bài viết là do tôi đặt.

NVT
===

Vài ý kiến về đổi mới chính sách và xây dựng không gian thoáng cho sinh hoạt có hiệu quả của chuyên gia, trí thức góp phần vào công cuộc xây dựng đất nuớc

Tham luận của GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng Giáo sư danh dự thực thụ, Đại học Liège, Bỉ

Kính thưa ban chủ tọa, kính thưa các đồng nghiệp kiều bào,

Tôi xin bắt đầu bài tham luận này bằng vài hình ảnh về các Văn phòng Cao học chúng tôi đã thực hiện dành cho việc đào tạo cao học tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 1990 cho đến ngày chấm dứt tháng 9 2008. Đặc biệt từ năm 1995 cho đến nay, trên 700 học viên đã theo học, 318 thạc sỹ châu Âu đã tốt nghiệp và 20 em đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại các trường Đại học tiên tiến của các nước phát triển, phần đông không phải dùng ngân sách quốc gia. Hiện nay gần 70 nghiên cứu sinh phát xuất tư hai trung văn phòng EMMC và MCMC còn đang chuẩn bị bảo vệ tại các trường Đại học trên. Để nói lên hiệu quả quốc tế của chiến dịch đào tạo này xin đơn cử một thí dụ nhỏ. Cũng tháng này năm ngoái, trong Hội Thảo về Cơ học tính toán quốc tế do Hội Cơ học Việt Nam và trường Cao đẳng Bách khoa Paris tổ chức tại trường Đai học sư phạm Thủ Đức (27-30/11/2008), 25% các công bố khoa học là phát xuất từ các cựu học viên của các văn phòng cao học của chúng tôi !

Nếu không có đổi mới thì tôi sẽ không thể nào đóng góp được gì cho Việt Nam từ năm 1990 cho đến nay, đặc biệt cho ngành giáo dục và đào tạo bậc cao học mang tính quốc tế. Không có đổi mới thì tôi sẽ khó có mặt tại Việt Nam hôm nay. Tôi nghĩ điều này cũng đúng cho nhiều trí thức, chuyên gia Việt kiều khác.

Ta biết công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng cùng cực của thời bao cấp và cho phép VN phát triển thành công, nhanh chóng vươn lên làm cho cả thế giới kinh ngạc, bạn bè thán phục.

Tuy nhiên trên hành trình phát triển mới, trong giai đoạn hội nhập hôm nay, thời buổi hậu WTO, tôi thiết tha mong đổi mới hơn nữa, nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa. Điều này cả nước mong đợi, Việt kiều chúng tôi mong đợi nhưng phải thành thật nói là mọi việc vẫn còn là kỳ vọng!

Sau hơn hai mươi năm đổi mới ai cũng thấy những tác hại của cơ chế bao cấp ngày xưa cho nên việc dân chủ hóa cơ chế, xã hội hóa chính sách, trao trả nhiều hơn nữa cho xã hội dân sự quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng là thiết thực là cần thiết cho công cuộc phát triển. Chuyên gia trí thức Việt kiều quan tâm đến tình hình hiện nay đều không khỏi lo âu vì những lý do chủ quan và khách quan như ảnh hưởng suy thi tòan cấu, kinh tế Việt Nam đang bị khựng lại, tình trạng tham nhũng không giảm thiểu mà ngày càng lộng hành. Theo tôi, cơ chế quan liêu bao cấp vẫn còn là vật cản cho công cuộc hiện đại hóa và công nghệ hóa đất nước. Điều làm tôi rất lo là cơ chế này nay gắn liền với nhiều lợi ích cục bộ. Tôi e rằng khả năng mất căn bằng giữa sự phân tầng quyền lực và tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị. Nguy cơ này càng đáng quan ngại hơn nữa khi Việt Nam phải đối phó với áp lực bên ngoài và ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh hải đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Đổi mới quản lý nghiên cứu khoa học
Là một giáo sư Đại học, một nhà khoa học đã sinh hoạt 48 năm tại một nước tiên tiến, đã bỏ ra 15 năm thường xuyên qua lại Châu Âu - Việt Nam để chuyễn giao công nghệ, tôi đặc biệt quan tâm và có nhiều trăn trở thiết thực về việc tổ chức nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Tôi có cảm giác ta đã đi chệch hướng lâu hằng mấy thập kỷ. Khi cả một hệ thống nghiên cứu khoa học đã chồng chất quá nhiều bất cập, thì mọi thay đổi nhanh chóng là điều rất khó.

Báo chí đã nhiều lần đề cập đến tính không hiệu quả của nền khoa học Việt Nam. Những con số rất thuyết phục đã chỉ rõ Việt Nam ta đang đứng ở đâu so sánh với các nước lân bang : Số bằng sáng chế của VN là 0 trong năm 2006 trong lúc của Mã Lai là 147 Thái Lan là 158, Singapore là 995, Hàn Quốc là 102.663, (Báo cáo của ĐH Harvard về Giáo dục đại học tại Việt Nam).

Tình trạng này không thể kéo dài thêm nữa và yêu cầu canh tân hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học Việt Nam là yêu cầu bức thiết không thể không có được nếu ta muốn đạt mục đích hằng đề ra là hiện đại hóa và công nghệ hóa đất nước!

Hình như Bộ Khoa học và Công nghệ đã ý thức việc này và đã đề đạt một bộ luật về Công Nghệ.
Nhưng theo tôi đây chỉ là những biện pháp tình thế chưa phải là bước đi có tính đột càn thiết để nhanh chóng phát triển bắt kịp lân bang.

Cần có một tư duy mới mẻ và dũng cảm mới có thể trả lại khoa học lại cho các nhà khoa học chân chính, mới tạo điều kiện cho việc xuất hiện một không gian, một môi trường thông thoáng dân chủ cởi mở cần thiết cho các nhà khoa học thực thụ. Bởi vì khoa học là tôn trọng sự thật, là phát hiện cái mới, là sáng tạo, là phê phán cái cũ, là phát huy cá tính năng khiếu, là thoát ra khỏi những khuôn mẩu xơ cứng, những đường mòn giáo điều, là vươn ra thế giới bao la, là tôn trọng những hệ giá trị quốc tế về khoa học…Nói tóm lại, ta phải triệt để đổi mới tư duy mới có thể phục hồi tinh thần khoa học chân chính. Cụ thể hơn tại Việt nam ngày nay, muốn đột phá, phải dũng cảm cắt bỏ những khối u nhức nhối trong các cơ sở khoa học, phải rà soát lại nhân sự đang làm khoa học, phải chọn đúng người đầu đàn cho từng lĩnh vực…

Kiện toàn đổi mới nền giáo dục
Tôi thiết tha mong mỏi Việt Nam nhanh chóng cải tổ triệt để nền giáo dục. Đây là vấn đề cốt lõi mà toàn bộ xã hội đã và đang bức xúc! Đã có biết bao nhiêu ý kiến của các bậc thức giả, các nhà giáo tâm huyết trong và ngoài nước cho việc này. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần phát biểu, đã viết nhiền bài báo được đăng tải trên các cơ quan ngôn luận đại chúng… Nhưng việc đổi thay sao quá chậm chạp! Ở đây cũng toát lên những sai lầm đã chồng chất quá nhiều năm có hiệu ứng dây chuyền, cỗ xe thì quá cồng kềnh, sức ỳ quá lớn, lợi ích cục bộ phe phái quá nhiều nên mọi chuyện có vẻ như đâu rồi cũng vào đấy. Tôi chưa thấy bánh xe đổi mới giáo dục thực sự lăn, dốc còn quá cao chăng?

Những sai lầm từ những thập kỷ đã qua dần dần ai cũng thấy :

1. Vai trò người thầy trong giáo dục chưa được coi trọng dúng mức. Chánh sách đào tạo người thầy chưa ổn, lương bổng không đủ ăn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều bất cập …

2. Đề cao số lượng coi thường chất lượng.

3. Đề cao bằng cấp, coi thường học thực.

4. Xem học đường là một cơ sở tuyên tuyền thay vì một lò tập luyện hiểu biết và nhân cách.

Theo tôi, muốn có thay đổi căn bản phải chạy chửa cho được những căn bệnh trầm kha trên.

Không thể ùung liều thuốc cảm để chửa bệnh di căn ! Động tác này cũng cần sự đổi mới tư duy triệt để. Khi tư duy đã dứt khoát, hướng đi đã xác định, thì vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Đọc dự thảo chiếc lược giáo dục, tôi vẫn chưa thấy toát ra yêu cầu bứt thiết này!

Tạo không gian phản biện cho chuyên gia trí thức
Ta biết có những khoản thời gian dài thí dụ như mười năm bao cấp sau ngày hòa bình thống nhất, người trí thức thiếu không gian để bày tỏ ý kiến. Những sai lầm trong các chính sách của Đảng và nhà nước không được phản biện kịp thời, góp ý đúng mức. Nay trước những thách thức về tài chính, kinh tế, xã hội… ai cũng dần dần thấy được là để điều hành một doanh nghiệp, một tổ chức và lớn hơn, một quốc gia, không thể nào chỉ dựa vào ý chí chính trị và khẩu hiệu mệnh lệnh. Không thể có những quyết định đúng đắn nếu quy trình ban hành những quyết định đó không hội đủ hàm lượng trí tuệ đóng góp từ các trí thức, chuyên gia…

Gần đây, Hội nghị Trung ương 7 (tháng 7/2008) đã vạch ra một cách khá chính xác những tiền đề để các nhà trí thức có được không gian sáng tạo, tự do tranh luận và công khai ý kiến, một không gian thoáng cho phép hình thành một đội ngũ trí thức tâm huyết có khả năng đóng góp cụ thể và xây dựng, một lực lượng cốt cán đang rất cần cho đất nước.

Tôi xin ghi lại đây vài điểm tích cực quan trọng của Nghị quyết TƯ số 27 về việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH

« Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”.
Nghị quyết 27 NQ/TƯ còn nhấn mạnh đến việc:

“Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức như phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý là đảng viên và không phải là đảng viên trong các cơ quan nhà nước và tổ chức sự nghiệp, xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... Trọng dụng, tôn vinh những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế”.
Nghị còn lưu ý đến những tiêu cực hiện hành:

“Vẫn còn hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp, nhất là khi trí thức phản biện những chủ trương, chính sách, những đề án, dự án do các cơ quan lãnh đạo và quản lý đưa ra”.
Điều làm tôi kinh ngạc là sau chưa đầy một năm, quyết định 97 về việc ban hành các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ lại dẫm chân đúng vào chỗ này, không nhất quán với nghị quyết của Bộ Chính trị. Xin ghi lại đây điều 2 của quyết định 97:

« Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ ».
Trong một lần trả lời phỏng vấn mạng VietnamNet Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã nói đến nguyên nhân ra đời của Quyết định này.

“Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy khó khăn thử thách, chúng ta cần có sự đồng thuận cao của xã hội đối với các quyết sách của Đảng và Nhà nước…thì việc công bố các kết quả nghiên cứu phản biện liên quan đến đường lối chủ trương, chính sách điều hành kinh tế xã hội phải hết sức thận trọng.”
Tại sao lạ vậy, chính việc phản biện khoa học, được công bố rộng rãi mới có sức thuyết phục cao, mới là cơ sở cho việc đồng thuận chứ ?

Theo tôi người trí thức chân chính rất dị ứng với môi trường quan liêu mệnh lệnh, xơ cứng người trí thức chân chính cần một môi trường thông thoáng, cởi mở, dân chủ tự do. Chỉ như vậy thì trí thức mới phát huy được đầy đủ vai trò của mình. Không có không gian tự do sáng tạo và tranh luận công khai ý kiến thì không thể xuất hiện đội ngủ trí thức chân chính và tâm huyết được.

Việt Nam không thể chấp nhận một số phận chư hầu phiên thuộc
Việt Nam là một nước có hàng ngàn năm văn hiến, có một quá khứ oai hùng, một giải đất hài hoà, tài nguyên trù phú, hai mùa thuận lợi mưa nắng đi về, một vùng trời vùng biển bao la, án ngự trên một địa bàn chiến luợc tại Châu Á, một Châu lục đang trên đường chế ngự kinh tế toàn cầu, là một nước không thể nhỏ được!

Việt Nam là một đất nuớc đã từng làm cho những đoàn quân hung hản nhất của lịch sử loài người, những tham vọng điên cuồng nhất của các triều đại phong kiến toàn trị, liên tục phải ném mùi thãm bại thì không thề nào nhỏ được!

Việt Nam là một đất nuớc với hai bàn tay trắng, với đội quân nông dân đi chân trần, đã đứng lên giành độc lập tự chủ, đánh bại những đế quốc thực dân trang bị khí giới hiện đại tối tân nhất trong lịch sử loài người.

Việt Nam là một đất nước đã từng là lương tâm của nhân loại, là hiện thân kiên cường và bất khuất của các dân tộc bị trị toàn cầu, đã là niềm tin của nhân loại tiến bộ, niềm kiêu hãnh của phong trào giải phóng thuộc địa của lịch sử hiện đại.

Đã có lúc, chỉ cách đây có hơn ba mươi năm, những nhà khoa học, nhà trí thức, những văn nghệ sỹ tài ba, những con người tinh hoa vào bậc nhất của nhân loại đã phải vẩy tay chào, ngã mũ cuối đầu để nói lên lòng ngường mộ và có người đã chân thành thốt lên: "Ước gì ngủ một đêm sáng dậy, sẽ là người Việt Nam" !

May thay, hai mươi năm đổi mới đã dần dần đẩy lùi sự tác hại cỗ máy bao cấp, dần dần tìm lại những giá trị thực, phục hồi sinh lực của xã hội, dần dần đưa đất nước tiến lên, tạo nên thế và lực mới.

Và thế giới đã phải kinh ngạc phát hiện sự trỗi dậy và vươn lên của hiện tượng Việt Nam hôm nay trong một bối cảnh hoàn toàn mới!

Việt Nam là bạn của tất cả các dân tộc trên thế giới, Việt Nam đang chuyển mình đề trở thành đối tác đáng tin cậy của các nuớc yên chuộng hoà bình và mưu cầu phát triển bền vững, Việt nam phấn đấu để sớm trở lại với vị trí xứng đáng của mình trong khu vực và trên trường quốc tế.

Nhất định Việt Nam không thể chấp nhận một số phận chư hầu phiên thuộc.
Kết luận : Tập hợp trí thức, chấn hưng dân khí vì quyền lợi dân tộc
Muốn thế hơn bao giờ hết Việt Nam cần tất cả những đóng góp của một bộ phận tinh hoa nhất, cần thiết nhất của xã hội, của dân tộc: người thực tài, người trung thực, người trí thức chân chính, bộ phận có khả năng phản biện, thường có tiếng nói lạ tai và khó nghe, có điều kiện cần thiết để làm đối trọng, đóng vai trò không thể thiếu được trong một xã hội đang phát phát triển và luôn luôn cần phải điều chỉnh kịp thời và đúng lúc.

Riêng đối với việc tạo điều kiện cho trí thức kiều bào đông đảo hướng về và cũ thể đóng góp phục vụ cho đất nước, tôi xin tóm lược kiến nghị với chính phủ hai ý như sau:

Chất xám là sản phẩm quý hiếm nên nó mong manh, dễ vỡ. Huy động chất xám nhất là chất xám cao cấp cần những biện pháp tế nhị. Điều này đòi hỏi cần phải tạo dựng một không khí thỏa mái, thân thiện, dân chủ tự do trong phát biểu, góp ý và đề xuất khoa học. Đây là điều tiên quyết để trí thức người Việt ở nước ngoài về hoạt động và đóng góp hết mình.

Cần đặc biệt chú trọng đến những chính sách đối với trí thức trong nước. Vì đây như là cái gương để trí thức kiều bào soi thấy và quyết định hành động của mình. Tôi nghĩ phải tạo điều kiện cho trí thức trong nước phát biểu, phản biện thẳng thắn vô tư độc lập. Đây chính là nhân cách của những nhà hoạt động khoa học độc lập, vì họ tôn trọng chân lý và sự thật, không bị chi phối bỡi những lợi ích cục bộ. Hãy để mọi người hướng chung tới quyền lợi dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước một cách hài hòa và đầy đủ. Nếu trí thức trong nước còn phải e dè lo ngại, thì trí thức người Việt định cư ở nước ngoài làm sao khỏi cảm thấy băng khoăn, do dự...

Dân tộc Việt Nam có hành trang bất biến là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Đi khắp năm châu bốn bể, tôi chưa thấy có dân tộc nào gắn bó với đất nước mình như vậy. Đây là một giá trị vĩnh hằng, không bao giờ mai một dù lịch sử có thăng trầm. Hiện nay dường như chúng ta chưa khai thác được hay khai thác rất ít nguồn tài nguyên vô tận này đặc biệt là chất xám Việt kiều. Tôi mong mỏi rằng nhà nước sẽ sớm nắm bắt được những quy luật cần thiết đã nói ở trên để tranh thủ kịp thời và đúng mức, tạo nên những tác động to lớn hơn, phù hợp với quyền lợi chung của toàn dân tộc.

Hà Nội ngày 20/11/2009

Nguồn: Blog cá nhân Nguyễn Đăng Hưng

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Có phải necrophilia?

Trường hợp bài báo trên VietNamNet (Gặp người ôm xác vợ gần 7 năm liền) mô tả có lẽ rất hiếm ở nước ta và trên thế giới. Khi tôi đi công tác bên Ý, cũng thấy trong những biệt thự lớn, người ta chôn cất người thân ngay trong nhà, hay có hẳn một phòng với những mộ phần của người quá cố.

Nhưng ở đây, ông Vân này lại bao bọc xác vợ bằng thạch cao và để trên giường ngủ cả 7 năm trời. Hành động của ông Vân này có thể nói là không bình thường. Nhưng có thể xem đó là một rối loạn tâm thần hay không? Tôi không biết. Có lẽ phải nhờ đến bác sĩ tâm thần đánh giá mới biết. Tuy nhiên, những gì bài báo này mô tả có vẻ rất gần với hội chứng “necrophilia” (ái tử thi).

Người mắc chứng ái tử thi là người có xu hướng bị hấp dẫn bởi xác chết. Năm 1895, Tập san y khoa Lancet có 2 bài ngắn mô tả hiện tượng giữ xác người thân đã qua đời trong nhà. Nhưng tại sao muốn giữ xác tử thi trong nhà? Một bài báo nổi tiếng của Rosman và Resnick năm 1989 mô tả 34 trường hợp với hội chứng ái tử thi cho thấy những lí do sau đây: họ muốn giữ một người bạn đời, có thể là bạn tình, trong tình trạng không kháng cự (68%), muốn xum họp với người tình cũ (21%), vì lí do dục tính (15%), và để tránh cảm giác cô đơn (15%).

Tôi nghĩ ông Vân nên được bác sĩ tâm thần khám và điều trị nếu thật sự ông mắc chứng necrophilia.

NVT

Tham khảo:

The retention of dead bodies in houses. Lancet 7/11/1885.

Rosman JP, & Resnick, PJ. Sexual attraction to corpses: A psychiatric review of necrophilia. Bulletin of the American Academy of Psychiatry and the Law, 1989;17:153–163.

Khi tòa án chịu sự chi phối của Đảng và Nhà nước

Tôi chẳng quen biết gì bà Ba Sương, nhưng vì mấy ngày qua đọc những bản tin bức xúc về vụ án mà Bà đang đối đầu, tôi cũng có vài suy nghĩ về sự độc lập giữa tòa án và hệ thống hành pháp, lập pháp. Có lẽ chuyện này nói ra thì ai cũng biết, nhưng những sự kiện xảy ra liên quan đến vụ án là một ca tiêu biểu cho tình trạng nhập nhằng trong hệ thống luật pháp ở nước ta.

Bà Ba Sương bị Tòa án Cần Thơ tuyên án phạt 8 năm tù giam vì “lập quĩ trái phép” ở Nông trường Sông Hậu (NTSH). Dư luận bức xúc về bản án. Hàng trăm người dân xin được ở tù thay cho bà. Cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói thẳng đây là một bản án bất công. Trưởng Ban Dân vận trung ương Hà Thị Khiết cũng nói thẳng “Không nên bỏ tù bà Ba Sương”. Còn nhiều nhiều người có cùng ý kiến. Báo chí không ngớt phản ảnh những khuất tất đằng sau vụ án. Nhưng hình như những quan chức ở TP Cần Thơ chẳng quan tâm. Thật ra, họ có vẻ thách thức dư luận, như hai đại biểu Quốc hội thản nhiên tuyên bố: “Cần Thơ sẽ xem xét có sót tội bà Ba Sương không”, và có người đề nghị điều tra xem có ai xúi dục hàng trăm người đòi ở tù thay cho bà Ba Sương!

Nếu dư luận là nhiệt kế thời sự, thì vụ án này quả là một chuyện thời sự mà ai cũng phải quan tâm. Quan tâm là vì qua sự vụ này ai cũng thấy cái ranh giới giữa anh hùng có công đầy mình và phạm nhân rất mong manh. Năm nào, bà Ba Sương là lãnh đạo của NTSH, được bầu làm “Anh hùng lao động thời đổi mới”, là doanh nhân xuất sắc vùng Đông Nam Á, từng đón tiếp và chụp hình chung với các tổng bí thư Đảng, thủ tướng chính phủ, thậm chí với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà nay bà phải đứng trước vành móng ngựa trong tâm trạng u uất và điều kiện đau ốm thể xác. Người ta quan tâm là tại sao và cơ chế nào đã biến một con người anh hùng thành một phạm nhân như thế?

Qua câu chuyện chung quanh vụ án, ai cũng có thể thấy một điều hiển nhiên nhưng bất thường: đó là cơ quan hành pháp và tòa án ở nước ta không độc lập nhau. Trong khi Bí thư Thành ủy Cần Thơ tuyên bố rằng “Thành ủy chưa có ý kiến gì” về vụ án, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại với những lời ông nói. Như bài này mổ xẻ việc Thành ủy Cần Thơ đứng đằng sau vụ án như thế nào. Nói tóm lại, cơ quan Đảng của Thành phố trực tiếp chỉ đạo cho cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Việc này có đúng chức năng? Rõ ràng là không, bởi vì Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: “Không một cấp ủy nào đi chỉ đạo vào tội danh cụ thể như vậy. Đảng không bao giờ chỉ đạo cụ thể về tội danh. Đó là thẩm quyền của cơ quan tố tụng.” Nhưng Thành ủy Cần Thơ đã can thiệp vào vụ án. Như vậy thì làm sao người dân có thể tin vào tính khách quan của bản án phạt mà Tòa án Cần Thơ tuyên bố.

Ở nước ngoài, tôi chẳng thấy cơ quan nào đứng trên pháp luật và tòa án. Mặc dù chánh án thường được thủ tướng hay tổng thống bổ nhiệm, nhưng quyền hành của chánh án thì hoàn toàn độc lập với Nhà nước và cơ quan tố tụng. Chúng ta đã thấy Tổng thống Clinton bị đưa ra tòa như thế nào. Đảng Dân chủ của ông Clinton hoàn toàn không có vai trò chỉ đạo gì trong vụ án Clinton – Lewinsky. Nếu ai đó trong Đảng Dân chủ dám gợi ý gì cho tòa án, thì chắc chắn người đó cũng sẽ bị ra tòa và thậm chí ngồi tù như bỡn. Với một hệ thống độc lập giữa tòa án và cơ quan lập pháp, hành pháp, người dân mới an tâm với bản án của tòa án tuyên phạt. Nếu có sự nhập nhằng giữa Đảng, Nhà nước, và tòa án thì ai dám tin vào sự công minh của tòa án.

Nhưng ở Việt Nam, cái khó là tất cả đều liên quan nhau. Chắc chắn các vị chủ tịch tỉnh, những người đứng đầu cơ quan điều tra, tố tụng, v.v… cũng là đảng viên. Rất có thể chánh án là đảng viên. Ai cũng biết ở nước ta, Đảng có vai trò lãnh đạo; cho nên việc các chủ tịch hay cán bộ công quyền là đảng viên thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Nhưng nếu Đảng ủy chi phối đến việc làm của cơ quan tố tụng và tòa án thì có lẽ là điều bất bình thường cần phải xem lại.

Quay lại bản án của bà Ba Sương. Bà bị tố tụng vì tội “lập quĩ trái phép”. Nhưng nếu việc làm của bà là trái phép thì có lẽ Bộ Ngoại giao cũng … trái phép. Bằng chứng là “Bộ Ngoại giao lập quỹ ngoài ngân sách gần 16 triệu USD”. Cũng như NTSH, “Quĩ trái phép” của Bộ Ngoại giao ra đời vào những năm trong thập niên 1980s. Cũng như Bộ Ngoại giao, bà Ba Sương không lấy một xu nào từ quĩ này, mà chỉ dùng nó giúp đỡ nông dân. Ấy thế mà bà Ba Sương bị phạt!

Nhưng có lẽ vấn đề không phải là "lập quĩ trái phép", bởi vì thời đó thì doanh nghiệp nào cũng có quĩ như thế. Vài thông tin gần đây cho thấy động cơ của vụ án có thể là chuyện đất đai. Ông Dương Trung Quốc viết rằng nhiều động thái và mâu thuẫn xã hội đều có yếu tố đất đai. Lại có tin chính quyền Cần Thơ muốn lấy đất từ NTSH để biến thành khu đô thị hay làm phi trường, cả hai ý tưởng đều được xem là ... điên rồ.

Tuy nhiên, dù là động cơ gì, thì tình trạng tòa án lệ thuộc vào cơ quan công quyền và Đảng vẫn làm cho người dân đặt dấu hỏi về sự công minh trong các án phạt của tòa.

NVT

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Việt Nam nên loại bỏ số đông trường đại học

Tôi đồng ý với hầu hết những ý kiến của Gs Trần Thanh Vân trong bài dưới đây, đặc biệt là đề nghị đóng cửa những trường nào không đủ điều kiện. Nhưng những nhận xét khác của giáo sư Vân như “Bên cạnh đó, tôi thấy Chính phủ Việt Nam hiện đang xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế và đào tạo 20.000 tiến sĩ, đây là một điều rất mừng. Với việc đào tạo 20.000 tiến sĩ nhiều người lo ngại chất lượng không tốt nhưng theo tôi, trong số này có 500 tiến sĩ giỏi thì tốt lắm rồi, ít còn hơn không” thì tôi không đồng ý. Không thể nói chỉ lấy 500 thật còn 19500 dỏm là ok được. Như vậy thì cái bằng tiến sĩ có ý nghĩa gì? Chả thế mà hiện nay ở trong nước ra đường là đụng đầu tiến sĩ, nhưng bao nhiêu là thật và bao nhiêu là dỏm thì có Trời mà biết.

Còn đại học thật và dỏm thì sao? Tôi tò mò làm thử vài so sánh về con số trường học và sinh viên giữa Việt Nam và Thái Lan thì thấy như sau:

  • Nước ta có 86.2 triệu dân; Thái Lan có 67.4 triệu. Dân số nước ta hơn Thái Lan 28%.
  • Nước ta đang có 376 trường đại học và cao đẳng; Thái Lan có 143 trường đại học và cao đẳng. Số trường của ta cao hơn Thái Lan 2.6 lần.
  • Như vậy, cứ 229 ngàn dân chúng ta có 1 đại học/cao đẳng; còn Thái Lan thì cứ 417 ngàn dân mới có một trường.
  • Mỗi năm, các trường Việt Nam nhận vào 505.000 sinh viên; còn Thái Lan thì 490.000 sinh viên. Do đó, tính trung bình mỗi đại học / cao đẳng Việt Nam tiếp nhận 1343 sinh viên, còn Thái Lan thì 3426 sinh viên.

Những con số trên cho thấy nền giáo dục đại học nước ta cũng ngon lành. Nhiều đại học, cao đẳng. Con số sinh viên cũng cao. Con số trường và sinh viên lại còn phát triển rất nhanh trong 2 năm gần đây. Nói chung là phát triển tuyệt vời.

Nhưng người Anh có câu “Lie, damned lie, and statistics” (nói dóc, dóc tổ, và thống kê), hay “Statistics is like a bikini; what it reveals is interesting, but what it conceals is vital” (tạm dịch: con số thống kê như là bộ đồ tắm bikini vậy; cái mà nó tiết lộ thì thú vị đấy, nhưng cái mà nó dấu mới là quan trọng). Đây chính là trường hợp tiêu biểu mà con số thống kê nói dóc, vì con số thống kê nó dấu thực trạng của các trường đại học Việt Nam.

Trong thực tế, nhiều trường mới ra đời là trường loại “đại học Phan Thiết” như phản ảnh ở đây. Cụm từ “đại học Phan Thiết” đã trở thành biểu tượng của đại học không đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, chương trình đào tạo, v.v… đang mọc lên như nấm sau mưa hiện nay ở nước ta. Do đó, đề nghị của Gs Trần Thanh Vân (đóng cửa những trường loại này) là đúng. Nhưng cái khó ở đây là trong bối cảnh rối reng như hiện nay, chỉ cần 2 tỉ đồng – như có người nói trên báo chí – thì điều kiện gì cũng đáp ứng được – trên giấy tờ.

Có thể nói chưa thấy ở đâu hai chữ “đại học” đã bị lạm dụng quá nhiều và quá lâu như ở nước ta. Điều này dẫn đến chuẩn mực giáo dục (và xã hội) bị đảo lộn. Không khéo giáo dục đại học nước ta trở thành câu chuyện hài hước của thế giới.

Người ta nhân danh “xã hội hóa” giáo dục để mở trường. Thật tình mà nói, tôi chẳng hiểu nỗi khái niệm xã hội hóa giáo dục là cái gì, nhưng nếu những đại học Phan Thiết là sản phẩm của chủ trương xã hội hóa, thì có lẽ đã đến lúc cần phải xem lại ý nghĩa của chủ trương đó.

NVT

===

http://dantri.com.vn/c20/s20-363592/viet-nam-nen-loai-bo-so-dong-truong-dai-hoc.htm

GS Trần Thanh Vân:

“Việt Nam nên loại bỏ số đông trường đại học”

(Dân trí) - “Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam mình lại có nhiều trường đại học, cao đẳng đến thế, gần 400 trường. Do vậy, từ Đại học không còn có ý nghĩa...”.

Đó là chia sẻ của GS. TS Trần Thanh Vân, việt kiều Pháp khi ông về Việt Nam dự Hội nghị “Người Việt Nam trên toàn thế giới” lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội.

Giáo sư Vân bày tỏ: “Chúng tôi rất vui khi được về dự đại hội này. Đây là cơ hội cho các kiều bào gặp gỡ, trao đổi với nhau. Qua đại hội nhiều kiều bào có dịp bày tỏ quan điểm với Chính phủ và mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước”.

Nên loại bỏ số đông trường đại học

Là nhà khoa học có nhiều đóng góp cho khoa học thế giới, đồng thời là nhà giáo dục nổi tiếng, ông nhận xét gì về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

Tôi nhận thấy giáo dục THPT của mình rất tốt, không thua các nước trong khu vực ở các cuộc thi Olympic. Còn giáo dục đại học nhiều anh em ở nước ngoài thấy rằng còn rất nhiều khó khăn, cần phải khắc phục.

Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam mình lại có nhiều trường đại học, cao đẳng đến thế, gần 400 trường. Do vậy, từ Đại học không còn có ý nghĩa, ví dụ như về kinh tế có đến mấy chục trường ĐH Kinh tế, người dân biết tin tưởng vào trường nào. Ở Pháp, người dân rất giàu nhưng họ không thể mở được đại học tư nhân vì Chính phủ quản lý rất chặt.

Bên cạnh đó, tôi nhận thấy 90% đại học của mình là đại học… doanh nghiệp. Ở Pháp, tôi nhận được lời mời của 20 trường đại học tư nhân Việt Nam nhưng tôi đều từ chối vì nghĩ đó không phải là đại học đúng nghĩa.

Vậy GS có “biện pháp” gì để khắc phục tình trạng trên?

Để khắc phục được tình trạng này thì chỉ có Chính phủ mới làm được. Trước hết Chính phủ bỏ một số đông trường đại học không đủ điều kiện là trường đại học chuyển thành trường dạy nghề.

Nên để mô hình trường đại học như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Huế... vì trong đó có các trường đại học, họ hoạt động rất quy củ và chất lượng.

Bên cạnh đó, tôi thấy Chính phủ Việt Nam hiện đang xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế và đào tạo 20.000 tiến sĩ, đây là một điều rất mừng. Với việc đào tạo 20.000 tiến sĩ nhiều người lo ngại chất lượng không tốt nhưng theo tôi, trong số này có 500 tiến sĩ giỏi thì tốt lắm rồi, ít còn hơn không.

Việc chúng ta cần làm hiện nay là đào tạo 1 số sinh viên giỏi để trong vòng 5 - 10 năm nữa Việt Nam sẽ có đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Thời gian vừa qua, tôi và GS Nguyễn Văn Hiệu đã thành lập chương trình đào tạo chất lượng cao sau đại học tại ĐHQG Hà Nội và hoạt động rất tốt.

Sống ở Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều ở nước ngoài

Dư luận nói rất nhiều về việc Việt Nam để “chảy máu” chất xám khi sinh viên giỏi đi học ở nước ngoài không về nước, có phải họ “chê” Việt Nam?

Việt Nam để chảy máu chất xám như nhiều người nói cũng có phần đúng nhưng đó chỉ là ý kiến nhỏ.

Những người Việt Nam ở nước ngoài cũng phấn đấu rất nhiều và đạt được thành công nhất định làm rạng danh cho Việt Nam như GS Đàm Thanh Sơn (36 tuổi) đã rất nổi tiếng ở Mỹ. Nếu Sơn về Việt Nam vẫn có thể làm việc tốt nhưng theo tôi hãy để cho những người tài năng bay nhảy.

Vì vậy Việt Nam không nên đặt vấn đề là gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo và yêu cầu khi học xong phải về nước làm việc. Những năm 1960, nhóm bạn học của tôi người Hàn Quốc khi tốt nghiệp họ không về nước. Tuy nhiên đến khoảng 1980 - 1990 thì 90% người Hàn Quốc học ở Mỹ đều về nước làm việc vì Hàn Quốc khi đó đã có sự tiến bộ.

Có phải do Việt Nam còn nghèo, lạc hậu hay vì lý do nào khác mà không thu hút được các tài năng về làm việc thưa GS?

Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc. Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình.

Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các GS được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục ở nước ngoài không được như thế.

Nhưng Việt Nam muốn thu hút các tài năng về làm việc thì phải trả xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Tôi biết số lượng GS ở Việt Nam rất ít mà lương GS ở Việt Nam lại rất thấp nên để trang trải cuộc sống họ phải đi dạy thêm không còn thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.

Tôi mong rằng 5 - 10 năm tới, khi kinh tế Việt Nam phát triển hơn thì Chính phủ có tiền để trả lương xứng đáng, tạo môi trường làm việc độc lập thì tự nhiên các GS, PGS sẽ đổ về làm việc, không cần phải kêu gọi gì.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hạn chế bớt những thủ tục rườm rà trong việc tuyển chọn phong hàm chức danh GS, PGS vì tôi thấy 90% GS của Việt Nam đều lớn tuổi cả, có người 50 tuổi rồi mà vẫn là PGS.

Xin cám ơn giáo sư!

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Tiếp viên Vietnam Airlines đàn áp hành khách?

Hôm kia đọc bản tin này (Khách VIP bị áp giải vì tranh cãi với tiếp viên) mới thấy ngán cho tiếp viên VNA. Tôi không thể nào không có vài hàng bình luận bởi vì chính tôi cũng từng trải qua một vài kinh nghiệm đau thương với tiếp viên của VNA. Đây là bài học đau thương cho hành khách nào dám cãi với các “bậc phụ mẫu” trong nhóm tiếp viên VNA. Đây cũng dịp để hành khách tự vấn nhiều lần trước khi mua vé bay với VNA.

Tôi tò mò muốn biết hành khách Tây phương nghĩ gì về tiếp viên VNA, thì thấy họ có khen mà cũng có chê (như thường lệ). Tuy nhiên, xem qua trang airlinequality thì tôi thấy họ chê nhiều hơn khen. Sau đây là những điều họ khen:

Hành khách này khen nức nở: “I was impressed by this airline. Equipment modern (A 321, 777), staff are friendly and efficient, in the air and on the ground.”

Hành khách này khen tiếp viên VNA lịch sự và sẵn lòng giúp đỡ khách: “Melbourne to HCMC Vietnam. Food was plentiful and drinks served often. Staff were polite and helpful. Movie entertainment not so good. Overall happy with service and enjoyed the flight. Return again a pleasant experience. Based on what I experienced and the cost of the flight I would recommend this airline.”

Hành khách này khen tiếp viên VNA có vẻ quan tâm đến khách hàng, nhưng phàn nàn rằng cơ trưởng và phi đội chẳng nói chẳng rằng gì với khách: “Melbourne to Ho Chi Minh City return on B777-200 in Y Class and HCMC to Da Nang on A320. Aircraft were in excellent condition, with satisfactory leg room in economy and excellent overhead storage. Entertainment was minimal on the flight with only overhead CRT screens and my in-seat headphone socket was not working on the way over so I couldn't listen to any music. The drink-runs were good and staff seemed to care about the well-being of the customer. As with a number of other Asian carriers, what went on in the cockpit was shrouded in mystery as with all these flights nothing was heard over the intercom from the pilot other than a brief 'Cabin crew prepare for landing' and that was it. [...] Aside from that, with the addition of seat-back LCD screens that actually show movies you want to see, Vietnam Airlines is on its way to competing with other S E Asian airlines in the increasingly crowded Asia-Pacific region.”

Còn chê thì khá nhiều. Sau đây là vài nhận xét tiêu biểu:

(a) Tiếp viên lạnh lùng. Phi đội im lặng chẳng trò chuyện với khách gì cả. Hành khách này cho rằng VNA thì ok với các chuyến bay nội địa, chứ đối với các chuyến bay quốc tế thì VNA chưa đạt yêu cầu. “Sydney to Ho Chi Minh return - not a pleasant experience. The lights did not work so the person in the row behind had access to turn our light on and off and we had access to the person in front of us. The flight attendant offered my husband a piece of paper to hold above the light. The cabin was too hot for the majority of the 8 hour trip. The attendants did not seem very personable, food was okay. There is no in flight entertainment system and on the return flight there was no entertainment at all and they only showed the distance to destination in the last 30 minutes of the return journey. There were no announcements from the captain or co-pilot. This airline may be okay for domestic flights but certainly not international.”

(b) Hành khách này chê tiếp viên VNA như cái máy. Hệ thống giải trí của máy bay thì hỏng, chẳng nghe tiếp viên nói gì. “CDG-HAN-DAD, HUI-SGN-CDG in Y class. All flights on time. Crew on CDG-HAN were friendlier and more efficient than SGN-CDG (crew seemed tired and not motivated for long flight). Meals are quite generous but on SGN-CDG, the breakfast choice was beef with noodles (Asian) and cold cuts (European). The cold cuts were not very good and not really appropriated for a French breakfast. Crew very mechanical, especially male flight attendants. PA system not working properly on SGN-CDG, B777-200ER so most announcements were barely audible.”

(c) Hành khách này chê thậm tệ, và dùng từ “terrible” (khủng khiếp) để tả VNA. Trễ giờ mà không báo. Chẳng có gì giải trí. Hệ thống liên lạc thì hư hỏng. Tiếp viên thì lười biếng, ngủ suốt trong chuyến bay chứ chẳng phục vụ hành khách. “Hanoi-Paris and Frankfurt-Saigon-Hanoi : all in all terrible. Delays, no personal entertainment system and the central entertainment system wasn't working (it usually isn't working). Whilst airlines turn up the heating system to make you fall asleep after meals but VN Airlines is overdoing it - too hot! They are also overdoing the reverse - too cold when they want you to wake up. Food good Frankfurt to Saigon, but Hanoi to Paris it is dreadful. Cabin attendants were sleeping much of the 12 hour flights and only one or two to be seen every now and then.”

(d) Hành khách này chê một tiếp viên nam có thái độ rất vô lễ với một người phụ nữ cao tuổi. Chuyến bay chẳng có giải trí. Hệ thống liên lạc thì hư hỏng. “SGN-ICN-SGN, old A330-200, very poor drink services on SGN-ICN (5 hour flight), inflight entertainment was limited to ceiling screens, PTVs not working, no lights, controls unfound in both seats 21J/21K. One flight attendant was quite intolerant to an elderly woman. ICN-SGN flight, drink services were better. Almost all the PTVs not working, poor entertainment, only one screen for a whole rear cabin. No lights (not working - seat 45J/45K) for reading despite the fact that all windows were shut. Plane parked on the apron and we were transported to the terminal under the 33 degrees Celsius while a lot of airbridges not occupied.”

(e) Tiếp viên nói tiếng Anh không thạo. Tiếp viên lười biếng, chỉ tay cho khách chứ không chịu giúp đỡ khách. Tiếp viên ăn nói thô lỗ với khách. Không có thông tin gì về chuyến bay, cũng chẳng có thủ tục diễn tập an toàn trong khi bay.
Flight attendants (FA) serving Business was surly and spoke very poor English. She pointed to items when she came to collect them, rather than reaching for them or asking us to pass items to her which we would have been more than happy to do! Our business class meal was 3 x small open sandwich triangles with lettuce, processed ham meat and gherkin served on stale bread. Diet Coke was served warm and when I asked for an accompanying glass of water, the FA snarled and poured it only 1/3 full. There was a coffee/tea cup on the meal tray, however, we were never offered a hot beverage. No flight information was provided from the cockpit and no crew were in the cabin during the safety demonstration. The landing was just as poor from a safety perspective. No crew member walked through the business cabin to check that the cabin was secure for landing. Whilst we landed, at least 3 window shutters were down, 3 chairs were reclined with sleeping passengers and numerous people had electronic equipment operating. My main concern with this flight was not the meal or service (disappointing as it was) - it was the lack of detail and interest given to the safety of the passengers on board.”

(f) Vị hành khách này giải thích tại vì VNA là độc quyền, nên họ muốn làm gì thì làm. Ông thề sẽ không bay với VNA trong các chuyến đi quốc tế.
I have resided in Vietnam for 9 years and used this airline often _there is usually no alternative_a monopoly! Pacific Airlines is apparently also owned by state connected people. When liberalisation comes we can expect improvement. Whilst not necessarily a scam as another user commented I too fell foul of the name problem. We did not include all of our daughter s Vietnamese names. The airline needs to stop charging for rectification of names as it is costing it business. I for one never choose to fly VN internationally due to this policy. In general I agree with your rating - a reasonable airline with some room for improvement. The staff is well presented but lack training in dealing with things when they go wrong. Finally consider carefully paying for business class when using Hue airport. When I did in Jan 2006 comfort and services were not up to scratch.”

(g) Vị khách sau đây thì khuyên tiếp viên nên cải thiện thái độ với hành khách. “BNE-SYD-SGN-ICN with Y Class. BNE-SYD with QF (737-400) and arrived in SYD on time and could take Qantas Transit Bus to International Terminal. Check-in no problem but we were not informed that the flight would be delayed because 777-200 had not arrived Sydney yet. Flight delayed about 2.5 hours. Onward travel SGN-ICN was with 767-300 departing at 1:00AM but then this flight was also delayed to 3:00AM. No one explained what was happening but all passengers were issued with another boarding passes. VN provided a hotel room during the transit time in the middle of Ho Chi Minh City. But they really do need to improve the cabin crew attitude towards the passengers and services.”

Và tôi ...

Tôi thường bay với Vietnam Airlines nên có thể “làm chứng” rằng tất cả những nhận xét trên đây tôi đều kinh qua trong thực tế. Không một chuyến bay nào với VNA mà hệ thống giải trí hoàn hảo cả. Lúc nào cũng có hư hỏng cái gì đó. Chuyến bay từ SGN sang Paris hoàn toàn không có giải trí gì cả và cũng chẳng ai xin lỗi. (Cần nói rằng đối với United Airlines của Mĩ – một hãng cũng chẳng tốt gì – chỉ cần một vài ghế mà hệ thống giải trí hư là sau chuyến bay họ tự động gửi tiền lại cho khách để tạ lỗi về sự cố đó. Chúng ta không kì vọng VNA làm được chuyện này, ít nhất là 100 năm nữa).

Tôi thường hay nói với tiếp viên VNA rằng sở dĩ VNA còn "làm ăn" được ở ngoài này là một phần do những người ở thế hệ chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, còn mang nặng trong lòng tình cảm cho quê hương, và muốn giúp quê hương bằng mọi giá, kể cả bay với VNA dù biết rất rõ rằng cung cách phục vụ của VNA chưa đạt. Chúng tôi muốn thấy VNA lớn mạnh trong tương lai. Nhưng đối với thế hệ con cháu của chúng tôi thì chắc chắn chúng sòng phẳng hơn, chúng nó sẽ không bao giờ chấp nhận cung cách phục vụ của VNA với cái giá vé đắt hơn các hãng khác như Singapore Airlines hay Thai Airways mà phục vụ và dịch vụ của những hãng này thì cách xa VNA cả 100 năm ánh sáng.

Điểm qua những nhận xét tích cực và tiêu cực trên đây về tiếp viên của Vietnam Airlines tôi có thể “vẽ” chân dung của họ như sau. Họ là những người có sắc diện tương đối dễ nhìn (chứ chẳng đẹp đẽ gì), nhưng có lẽ vì kém huấn luyện hay thiếu trình độ văn hóa, cho nên họ thường kém cỏi trong giao tiếp bằng tiếng Anh, gắt gỏng với hành khách, ăn nói thô lỗ với hành khách. Một hình ảnh khác mà tôi thấy cũng rất thực là phần lớn tiếp viên VNA không biết (hay không muốn) phục vụ khách; thay vào đó, họ chỉ tay (như một hành khách Tây nhận xét). Chẳng hạn như thay vì giúp khách để hành lí lên cabin, thì họ chỉ tay để hành khách tự làm. Chỉ là một cử chỉ thân thiện giúp khách (vì thật ra chưa chắc đó là nhiệm vụ của họ) mà tiếp viên VNA cũng không làm được. Điều này chứng tỏ họ lười biếng. Và, chính vì lười biếng, nên đúng như một vị khách Tây nhận xét là suốt chuyến bay họ thu mình, tụm nhóm tán dóc trong khu vực của họ.

Chấp nhận bay với VNA là chấp nhận mù thông tin. Nếu cơ trưởng là người Việt thì mù thông tin gần như có xác suất 100%. Không như cơ trưởng của các hãng hàng không quốc tế khác, các cơ trưởng Việt Nam rất ư là khiêm tốn, tiết kiệm lời nói. Thật ra, nói “tiết kiệm” là hơi oan, vì trong thực tế họ không bao giờ nói chuyện với khách, không thông báo cao độ, chẳng thèm cho biết bao giờ đáp, v.v… Trong khi đó, thử bay với các hãng như Singapore Airlines, United Airlines, hay Qantas, hành khách sẽ được thông báo tường tận trước và sau khi cất cánh, như chuyến bay sẽ được cất cánh từ hướng nào, đi hướng nào, tình hình thời tiết ra sao, cao độ bao nhiêu ... Có cơ trưởng, nhất là cơ trưởng Mĩ và Úc, còn hài hước thông báo tin tức về các trận đá bóng cho hành khách biết. Bay với các hãng này, chúng ta có cảm tưởng cơ trưởng như là người ngồi bên cạnh mình, rất thân mật và quan tâm đến mình trong suốt chuyến bay.

Tôi hoàn toàn đồng ý với một hành khách Tây khi ông viết: “they really do need to improve the cabin crew attitude towards the passengers and services.” (tạm dịch: Họ thật sự cần phải cải tiến thái độ phục vụ và đối xử với khách).

NVT

PS. Phải nói ngay rằng những tin tức gần đây về tiếp viên của Vietnam Airlines toàn là … tin xấu (bad news). Chỉ cần gõ cụm từ “Tiếp viên Vietnam Airlines” chúng ta sẽ thấy hoàng loạt cái tít như:
Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi lấy tiền của khách ,
Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi nhập vàng lậu,
Ba tiếp viên của Vietnam Airlines bị giữ tại Hàn Quốc,
Thêm Một Tiếp Viên Vietnam Airlines Buôn Lậu,
Phi công Vietnam Airlines nhận buôn lậu,
Một tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt giữ ở Úc,
Vietnam Airlines sa thải tiếp viên buôn lậu thuốc lá,
Một tiếp viên Vietnam Airlines bị hải quan Úc phạt 10.000 đôla, v.v…

Chưa bao giờ tiếp viên Vietnam Airlines bị nhiều tai tiếng như hiện nay.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Bàn về tiêu chuẩn phong chức danh GS/PGS

Hôm kia, tôi có viết trong entry về kết quả phong hàm GS/PGS rằng người trẻ tuổi nhất là 32 tuổi. Hôm nay, qua Tuổi Trẻ tôi mới biết người đó là một nhà khoa học máy tính (“Phó giáo sư 31 tuổi: học xong về nước ngay”). Nhưng chẳng hiểu sao máy tính của tôi “nó” tính chẵn là 32 tuổi, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là đợt này có người tuổi trẻ tài cao được phong hàm PGS. Điều đáng nói là anh này cũng học từ Úc (trường Đại học Wollongong).

Trong một entry trước, tôi có nhận xét rằng Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) hình như không quan tâm đến các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học khi họ xét phong hay đề bạt chức danh giáo sư, và điều này là một điều bất bình thường. Bất bình thường là vì hầu như khắp nơi trên thế giới, các đại học đều dựa vào thành tựu nghiên cứu khoa học và thành tích giảng dạy làm 2 tiêu chuẩn để đề bạt chức danh khoa bảng. Thành tựu khoa học được phản ảnh qua số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học mà ứng viên đã công bố trên các tập san quốc tế. Ở đây, cần phải nhấn mạnh sự khác biệt giữa (a) các bài báo đăng trong các hội nghị (gọi là conference proceedings hay tương tự) và (b) những bài báo công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt nghiêm chỉnh. Khi nói đến “công bố quốc tế”, người ta chỉ nói đến những bài báo ở dạng (b). Cũng có ngành xem những bài báo ở dạng (a) là “công bố quốc tế” nhưng phải là các hội nghị lớn có uy tín, có bình duyệt hẳn hoi, và được cộng đồng của ngành đó công nhận. Trong ngành y, tất cả các bài báo trong các hội nghị -- dù lớn hay nhỏ -- đều không bao giờ được xem là “công bố quốc tế”.

Thành tích khoa học của anh Duy cho thấy anh rất tích cực làm việc, tham dự nhiều hội nghị. Nhưng hình như thành tựu khoa học của anh chỉ dừng ở đó. Không thấy anh công bố một bài báo khoa học nào trên các tập san quốc tế, mà chỉ thấy toàn những bài báo trong hội nghị, kể cả hội nghị trong nước. Có lẽ công bố bài báo trong hội nghị là “văn hóa ngành” bên khoa học máy tính chăng. Cũng có thể đó là văn hóa và tiêu chuẩn phong hàm ở Việt Nam.

Vậy câu hỏi đặt ra là ở các nước Âu Mĩ người ta làm như thế nào ? Ở các nước như Mĩ hay Úc này, muốn đề bạt vào các chức vụ khoa bảng như GS/PGS, ứng viên phải hội đủ một số điều kiện và tiêu chuẩn. Những điều kiện và tiêu chuẩn này thường không cố định hay cụ thể, mà còn tùy thuộc vào từng địa phương, đẳng cấp của trường đại học, và bộ môn khoa học. Chẳng hạn như mặc dù điều kiện đầu tiên là ứng viên phải có văn bằng tiến sĩ, nhưng trong các bộ môn như luật khoa, kinh tế hay y khoa, có khi ứng viên chỉ có bằng thạc sĩ (thậm chí cử nhân) cũng có thể xin đề bạt vào các chức vụ giáo sư.

Điều kiện thứ hai là thời gian. Thông thường, ứng viên thường phải trải qua ít nhất là hai năm nghiên cứu sau khi xong học vị tiến sĩ để có thể xin đề bạt lên chức vụ giảng sư (hay assistant professor). Thời gian cần thiết để một assistant professor được đề bạt lên phó giáo sư thường là ít nhất 3 năm và cao nhất là 6 năm. Từ phó giáo sư lên giáo sư, thời gian cần thiết ít nhất là 5 năm. Những con số trên đây chỉ là những qui định rất chung chung, bởi vì trong thực tế, nó còn tùy thuộc vào từng cá nhân ứng viên và nhu cầu của bộ môn khoa học. Trong các bộ môn như công nghệ thông tin, y học, kinh tế, v.v… thời gian tối thiểu có thể ngắn hơn những qui định chung trên đây.

Về tiêu chuẩn chung, để được đề bạt vào các chức vụ khoa bảng trên, ứng viên phải tự chứng minh và được đánh giá là những nhà khoa học hay nhà giáo xuất sắc:

  • Để trở thành một assistant professor (hay lecturer bên Úc và Anh), ứng viên phải cung cấp bằng chứng cho thấy mình xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, và uy danh được thừa nhận trong phạm vi trường đại học và quốc gia ;
  • Để được đề bạt vào chức phó giáo sư, ứng viên phải cung cấp bằng chứng cho thấy mình xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, và uy danh được thừa nhận trong phạm vi quốc gia và quốc tế, có đóng góp cho việc phát triển chuyên môn, và có công trong việc đào tạo sinh viên cấp tiến sĩ ;
  • Để được đề bạt từ phó giáo sư lên giáo sư, ngoài thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, được đồng nghiệp quốc tế công nhận, ứng viên còn phải chứng minh cho thấy mình có khả năng lãnh đạo chuyên ngành trên trường quốc tế.

Về tiêu chuẩn "cụ thể", đề bạt giáo sư và giảng sư, các đại học thường dựa vào 4 tiêu chuẩn chính : thành tích hoạt động khoa học, giảng dạy và quản lí bộ môn, khả năng thu hút tài trợ cho nghiên cứu, và hoạt động cộng đồng.

Thành tích hoạt động khoa học được đánh giá bằng các tiêu chí như số lượng và chất lượng bài báo khoa học đã công bố, số lượng bằng phát minh (patents of invention), uy danh và sự công nhận của giới chuyên môn trong ngành. Không có trường nào có qui định cụ thể ứng viên phải có bao nhiêu bài báo khoa học để được đề bạt, nhưng thông thường, những con số được "hiểu ngầm" là assistant professor phải có từ 5 bài báo trở lên, phó giáo sư thì ít nhất là 20, và giáo sư thì ít nhất là 50. Chất lượng bài báo thường được đánh giá bằng hệ số ảnh hưởng (impact factor) của tập san mà bài báo khoa học được công bố. Hệ số ảnh hưởng của tập san cũng tùy thuộc vào bộ môn khoa học (chẳng hạn như các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm thường có hệ số ảnh hưởng cao hơn các tập san trong các ngành khoa học tự nhiên và toán học), cho nên một cách đánh giá chất lượng khác là tính số lần các nhà khoa học khác trích dẫn bài báo (citations). Số lần trích dẫn nhiều cũng có nghĩa là công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong chuyên ngành. Nếu ứng viên công bố toàn những bài báo mà không ai trích dẫn thì giá trị của chúng cũng chẳng cao hơn con số 0 (vô dụng) bao nhiêu !

Tiêu chuẩn về giảng dạy thì khó đánh giá hơn, bởi vì người đánh giá chính là sinh viên, và rất ít khi nào đại học tổ chức những cuộc bình bầu thầy cô qua hỏi ý kiến sinh viên một cách có hệ thống ! Nhưng cũng có thể đánh giá qua việc ứng viên khuyến khích sinh viên đào sâu suy nghĩ, hay đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển course học trong phạm vi trường đại học hay quốc gia.

Thu hút tài trợ cho nghiên cứu có liên quan mật thiết với thành tích hoạt động khoa học : nhà khoa học có thành tích khoa học cao dễ xin tài trợ và có khả năng thu hút tài trợ nhiều hơn nhà khoa học mới ở bước đầu sự nghiệp. Thông thường một phó giáo sư thường chủ trì những công trình nghiên cứu lên đến hàng trăm ngàn đô-la, và một giáo sư thường chủ trì những công trình hàng triệu đô-la.

Giáo sư đại học không nên chỉ ngồi trong tháp ngà, mà còn phải đóng góp vào các hoạt động cộng đồng. "Cống hiến cộng đồng" ở đây có nghĩa là giáo sư phải tích cực đóng góp vào những hoạt động nhằm phát triển mối liên hệ giữa đại học và cộng đồng, tham gia vào việc phát triển các hiệp hội chuyên ngành, và đóng góp vào những bàn luận về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị ở bình diện quốc gia và quốc tế. Phải thừa nhận rằng tiêu chuẩn này tương đối chủ quan vì không thể cân đo đong đếm được ; do đó, dù được xem là một tiêu chuẩn, trọng lượng của tiêu chuẩn này trong việc đề bạt chức vụ khoa bảng không mấy cao.

Nói tóm lại, trong 4 tiêu chuẩn này, thành tích hoạt động khoa học được xem là tiêu chuẩn số 1, còn các tiêu chuẩn khác cũng được xem xét nhưng trọng lượng không cao. Một số trường đòi hỏi ứng viên phải đạt được mức độ xuất sắc (excellence) ít nhất là hai tiêu chuẩn để được xét duyệt tiến phong chức danh giáo sư ; ứng viên chỉ xuất sắc một tiêu chuẩn thì không được xét đơn đề bạt. Một số tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp bậc giáo sư có thể tóm lước như sau:

Để được đề bạt lên chức assistant professor, ứng viên phải có công bố ít nhất là 5 bài báo khoa học mà ứng viên là tác giả số một của bài báo. Tất nhiên, khi nói đến "bài báo khoa học" ở đây là đề cập đến những bài báo trên các tập san có cơ chế bình duyệt nghiêm chỉnh (còn gọi là peer-review system), chứ không phải những bài báo trên các báo chí phổ thông dành cho công chúng. Ngoài ra, ứng viên còn phải chứng minh mình có khả năng giảng dạy, có khả năng phát triển course học hữu hiệu cho khoa. Các tiêu chuẩn về thu hút tài trợ và hoạt động cộng đồng cũng được xem xét, nhưng không phải là tiêu chuẩn hàng đầu, bởi vì ứng viên còn trong giai đoạn "tập sự".


Để được đề bạt lên chức phó giáo sư, ứng viên cần phải có ít nhất là 20 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế (có bình duyệt), và ít nhất là 30% trong số này phải trên các tập san số một trong ngành. Về giảng dạy, ứng viên phải chứng tỏ mình có khả năng giảng dạy, và đã đào tạo thành công sinh viên thạc sĩ và ít nhất là đào tạo thành công một tiến sĩ. Ngoài các tiêu chuẩn về nghiên cứu và giảng dạy, ứng viên còn phải chứng minh mình có uy tín trong phạm vi quốc gia và quốc tế, tức là được mời giảng dạy tại các đại học hay viện nghiên cứu khác (ngoài trường đại học). Ứng viên cũng phải chứng minh mình đã có cống hiến góp phần nâng cao tri thức cho quần chúng qua các hoạt động cộng đồng hay ngoài đại học, như làm cố vấn cho các cơ quan chính phủ, công ti kĩ nghệ, hay viết báo cho các báo phổ thông nhằm phổ biến kiến thức. Ứng viên còn phải chứng tỏ mình có cống hiến cho chuyên ngành như tham gia bình duyệt báo khoa học cho các tập san quốc tế, tham gia trong ban chấp hành các hiệp hội chuyên môn, và đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hội nghị, v.v…

Từ phó giáo sư lên giáo sư là một bước nhảy vọt tương đối lớn, cho nên tiêu chuẩn cũng càng cao. Tuổi đời trung bình của một giáo sư là 55 ; rất ít ai được đề bạt chức danh giáo sư trước độ tuổi 40. Về tiêu chuẩn nghiên cứu bất thành văn, thông thường các ứng viên phải có ít nhất là 50 bài báo khoa học, và trong số này ít nhất là 50% phải trên các tập san số một trong ngành. Chỉ số H trung bình của một giáo sư các trường lớn bên Mĩ thường là 20 trở lên. Số lượng bài báo phải đều hàng năm, chứ không phải bất thường (điều này chứng tỏ ứng viên có khả năng hoạt động khoa học về lâu về dài)! Về đào tạo, ứng viên phải đào tạo thành công ít nhất là 3 tiến sĩ trong thời gian giữ chức phó giáo sư. Ứng viên phải chứng minh đã từng chủ trì các công trình nghiên cứu lớn (3 năm trở lên với ngân sách trên nửa triệu đô-la). Ngoài các hoạt động cộng đồng và cố vấn cho chính phủ, quan trọng hơn hết ứng viên phải chứng minh mình có uy danh trên trường quốc tế. Nói cách khác, ứng viên phải từng được mời giảng dạy tại các đại học khác, được mời làm chủ tọa (chair) các hội nghị chuyên môn hay được mời làm phát biểu viên chính (keynote speaker) trong các hội nghị chuyên ngành, được bổ nhiệm vào ban biên tập của các tập san khoa học quốc tế, được mời bình duyệt các dự án nghiên cứu khoa học, v.v…

Đối chiếu các điều kiện và tiêu chuẩn trên đây với các tiêu chuẩn đề bạt giáo sư ở nước ta, ai cũng thấy có nhiều khác biệt, nhất các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như trong một bài phỏng vấn đăng trên VietNamNet ngày 11/3/2004 (http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2004/03/54931), Giáo sư Đỗ Trần Cát cho biết : « Mỗi ứng viên cho chức danh giáo sư phải có 2 điểm - tương đương với hai công trình - đăng trong các tạp chí uy tín », và mỗi ngành chỉ có hai « tạp chí uy tín » ở trong nước, hiểu theo nghĩa « nếu đăng ở đấy thì nó khó, chất lượng cao hơn. Còn việc chọn đâu là hai tạp chí uy tín của mỗi ngành thì do hội đồng ngành đề xuất, hội đồng thường trực sẽ thông qua. Còn các bài báo đăng ở tạp chí khoa học ngoài nước tất nhiên là không hạn chế rồi ». Nói cách khác, theo qui định này, để đề bạt chức vụ giáo sư, ứng viên chỉ cần có 2 bài báo khoa học ! Tôi nghĩ tiêu chuẩn này quá … thấp cho một giáo sư. Ngay cả tiêu chuẩn "ít nhất 12 điểm công trình" cho một giáo sư cũng còn quá thấp.

Xã hội có quyền đặt kì vọng cao vào những nhà khoa học mang chức danh giáo sư, bởi vì họ là một phần của bộ mặt của khoa học Việt Nam. Người dân muốn thấy những người mang hàm giáo sư phải có khả năng tương xứng với đồng nghiệp quốc tế. Trong chiều hướng hội nhập quốc tế có lẽ đã đến lúc chúng ta xem xét lại các tiêu chuẩn đề bạt giáo sư ở nước ta. Đành rằng cũng cần phải xem xét đến các điều kiện mang tính địa phương trong khi đề bạt giáo sư, nhưng các hoạt động khoa học thì lại mang tính quốc tế, và không có lí do gì các thước đo khách quan mà đa số nước trên thế giới đang sử dụng không áp dụng cho nước ta. Việt Nam có thể nới lỏng hay hạ thấp vài con số để có giáo sư, nhưng về phương cách làm việc và thước đo thành tích khoa học thì không nên làm khác quốc tế, nhất là trong lúc chúng ta muốn hội nhập.

NVT