Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Entry của Gs Nguyễn Đăng Hưng

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhờ tôi đăng entry sau đây dùm anh, vì anh ấy đang trong quá trình xây dựng lại trang blog của mình. Một entry anh ấy gửi thư cho Giáo sư Hoàng Tụy (tác giả bài "Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng" đăng trên ebsite Tia Sáng nay đã bị đình bản). Một entry khác anh trả lời thắc mắc của một sinh viên và cũng là phản biện ngắn về những đề nghị của Giáo sư Koblitz mà tôi đã có dịp bàn trong entry ngày hôm qua.

Xin giới thiệu cùng các bạn 2 entry này của Gs Hưng.

NVT

=====

Kính thưa GS Hoàng Tụy,

Tôi vốn là lớp hậu sinh nhưng, nhưng cũng là người đi dạy đại học, cũng đam mê nghiên cứu khoa học, cũng có những trăn trở về tình trạng giáo dục cùng cực hiện nay của đất nuớc chúng ta. Tôi cũng theo dõi bấy lâu nay những trăn trở tâm huyết, những phát biểu bộc trực, thẳng thắn, bến bỉ và kiên trì của giáo sư, tôi không khỏi ngậm ngùi khi đọc những dòng vừa qua cuả giáo sư (tôi xin thêm dấu cho dễ đọc) :

"Tôi quá mệt mõi rồi, tuổi đã vượt xa cái hạn "xưa nay hiếm", hơn nữa đã hơn năm naty sức khoẻ suy sụp. Ngoài việc chuyên môn, tôi đã dành phần kha lớn thời gian và tâm trí lo nghĩ vể giaó dục nước nhà mà xem ra chỉ làm cho nhiều ngưởi bị liên lụy. Vậy xin các bạn thông cảm và lượng thứ nếu thấy tôi im lặng "đáng sợ " trong thời gian tới. Xin nhường chỗ cho các bạn tâm huyềt với nước nhà và chia xẻ với tôi niềm tin : trong nhiều vấn đề nội bộ hệ thống của đất nước, trước mắt hiện nay không có vấn đề nào hệ trọng hơn giaó dục (hết trích).

Thưa giaó sư đúng vậy, những khó khăn hiện nay của đất nước ta không có gì hệ trọng hơn giáo dục và cũng từ vì nền giáo dục chệch hướng quá lâu nay đã ăn vào xương vào tủy mà mọi góp ý, kiến nghị, dự án... đều rời vào chỗ trống không, đền như nước đổ lá môn như người Quảng Nam chúng ta thường nói !

Gần đây, theo dõi thảo luận tại Quốc Hội về vụ Bauxite Tây Nguyên, đọc những chỉ thị, quyết định, xem YOU TUBE, xem báo đài chính thống, tôi lại càng thấy hậu quả khôn lường của một nền giáo dục lạc hướng !

Tuy ít tuổi hơn giáo sư, nhưng hai năm gần đây tôi cũng đã thấy mệt mỏi nhất là phải nói mãi những điều căn bản chẳng có gì mới mẻ vì người ta đã làm từ mấy thế kỷ nay rồi, nhưng rồi chẳng đâu vào đâu và từ hai năm nay tôi cũng tự mình yên lặng hay làm chuyện khác xả stress!

Tôi có cảm tưởng Việt Nam ta ngày nay đã lạc vào một mê cung tư tưởng không khác nào thời Tự Đức chịu ảnh hưởng của văn hoá Tống Nho, chịu sự chi phối của nước Trung Hoa bao la khổng lồ bên cạnh, luôn luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ !

Cái khác là thời ấy Trung Hoa đang lúc thoái trào, nhà Thanh đang làm Trung Hoa suy yếu, bạc nhược ... Ngày nay việc đáng ngại là Trung Hoa đang vươn lên là đại cường quốc kinh tế và quân sự, với những tham vọng khôn cùng về chia xẻ thiên hạ để ngự trị bá quyền ...

Nhưng lịch sử vẫn còn dài và một dân tộc đã sản sinh ra những Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp ... sẽ không cho phép cam phận tôi đòi !

Lịch sử sẽ ghi lại thế kỷ 21 cũng có xuất hiện những trí thức đẳng cấp Chu Văn An, Nguyễn Tường Tộ. Và lịch sử trí thức Việt Nam sẽ không quên một người sinh ra cách quê tôi có một cánh đồng : người ấy có tên là Hoàng Tụy.

Kính chúc giáo sư nhanh phục hồi sức khoẻ và sống lâu trăm tuổi.

Nguyễn Đăng Hưng, GS danh dự thực thụ Trường ĐH Liège, Bỉ.

PS:

1. Để GS xả stress, xin gởi cho GS theo thư này một bài hát Mỹ, tôi đặt thêm lời Việt và tự ghi âm trong Album sắp xuất bản tại Sài Gòn (25/12/2009) với hoà âm phối ký của NS Quốc Dũng.

2. Về bài viết của GS Koblitz tôi cũng có ý kiến sau đây gởi cho TS Th... một sinh viên cũ của tôi :

Em Th ...,

Tôi xem có đủ can đảm để viết một bài chính thức về suy nghĩ của mình về bài này, bài của GS Koblitz.

Tôi đã thấy quá mệt mõi vì nói mãi có kết quả nào đâu. Tôi cảm thấy thất vọng! Bây giờ nói nhanh cảm nghĩ nhanh của tôi:

Nóí chung bài viết không mấy sâu sắc, chỉ hời hợt bề ngoài, không đi sâu vào cối lõi của sự tụt hậu của VN :

* Lẫn lộn tuyên truyền với giaó dục

* Chính đây là việc khó thay đổi được đó, bởi vì đó là vấn đề nhạy cảm.

Bài viết không nói đế cái mà nay gọi là triết lý giaó dục. Chính ở chỗ này mà phương Tây trong đó có Hoa Kỳ hiện đang có một nền giáo dục nhìn chung là rất tốt. Còn đặc thù, Mỹ hay Âu hay Úc hay Nhật thì có nhiều chuyện phải bàn. Nhưng có hai nền giaó dục thành công và ít vấn đề : Phần Lan và Hàn Quốc...

Bây giờ vào một số chi tiết của bài viết, 8 đề nghị (của GS Koblitz). Tôi sẽ viết đề nghị của giáo sư Koblitz bằng chữ nghiêng và bình luận của tôi bằng chữ thường.

1. Tăng lương cho các giảng viên, giáo sư, và các nghiên cứu viên để có thể tiếp cận được với mức lương ở khu vực tư nhân.

NĐH : OK dĩ nhiên ai cũng nói, không mới !

2. Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán hoc và khoa học.

NĐH : Tại sao chỉ toán và khoa học ? Không đặt trọng công nghệ, như vậy không nắm yêu cầu hiện đại hoá nền không nghiệp VN. Điểm này là thiếu sót nặng !

3. Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olimpic toán).

NĐH : Chương trình mùa hè nào ? Ai chủ trương với mục đích gì ? Bằng cấp thế nào hay chỉ là kiểu học thêm, bổ túc? Hiệu quả xã hội rất ít vậy. Chuyện quá nhỏ !

4. Cấp kinh phí để xây dựng các chương trình đặc biệt dành cho nữ sinh, đặc biệt là tại các trường trung học và đại học, để khuyến khích nữ giới lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. (Quỹ Kovalevskaia dành những phần thưởng cho các nhà khoa học nữ có trình độ cao, nhưng lại không có một chương trình tương tự như vậy dành cho nữ giới ở trình độ thấp hơn).

NĐH : VN nào có phân biệt nam nữ đâu ? Đặt lạc đề rồi ! Khuyến khích ? OK. Nhưng đây đâu có phải là hướng giải quyết cho chánh sách giaó dục ?

5. Cấp kinh phí để xây dựng các chương trình đặc biệt dành cho các dân tộc thiểu số, để họ có thể tham gia trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Cả học sinh nữ lẫn các học sinh người dân tộc thiểu số đều cần được khuyến khích tham gia và các hoạt động như các kỳ thi Olimpic toán. (Vào năm 2007, Quỹ Kovalevskaia đã cấp kinh phí cho một cậu bé người dân tộc miền núi thiểu số ở Peru tham gia vào cuộc thi IMO tại Hà Nội, và cậu đã dành được huy chương bạc.)

NĐH : VN có làm chứ : ĐH Tây Nguyên, Việt Bắc.... Tôi không đồng ý làm riêng cho họ mà cho họ nhiêu học bổng để họ theo học nhiều hơn, và trợ cấp đặc biệt khuyến khích họ về vùng cao vùng sâu làm việc, chứ không cho thêm điểm như hiện nay. Đề nghị này cũng có phần hời hợt chứng tỏ tác giả chưa nắm nhiều thực tế VN!

6. Cố gắng vận động, gây ảnh hưởng đối với các công ty kỹ thuật cao đa quốc gia để xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển (không chỉ có các công việc kinh doanh, marketing, kiểm nghiệm và sản xuất) tại Việt Nam, để từ đó có thêm nhiều công việc đòi hỏi trình độ cao trong các khu vực tư nhân, tạo thêm cơ hội cho sự sáng tạo của các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Hiện tại thì gần như tất cả các nghiên cứu khoa học đều chỉ do nhà nước hỗ trợ chứ không có sự tham gia của khu vực tư nhân. Nếu như Intel có thể xây dựng các cơ sở R&D tại Malaysia và Phillippines thì tại sao nó không thể làm như vậy tại Việt Nam?

NĐH : Đồng ý. Đây là điếm đúng. Tôi đã nhiều lần nhắc đến trên các phỏng vấn mới đây. Xem hồ sơ đính kèm (không có ở đây).

7. Đưa ra một loại thuế mới đối với các công ty ở khu vực tư nhân - kể cả với các công ty đa quốc gia - để chỉ sử dụng vào các hoạt động của chính phủ nhằm hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học.

NĐH : Đồng ý .

8. Đừng phung phí tiền của chính phủ Việt Nam bằng cách chi trả cho các cái gọi là “chuyên gia” Hoa Kỳ, hay chi trả cho các trường đại học của Mỹ để họ dựng lên một đại học ở Việt Nam.

NĐH : Cái này tùy. Không nên bài trừ tuyệt đối Mỹ như vậy Vấn đề là chọn lựa chuyên gia cho xứng đáng và nhất là trong một chương trình có tổ chức có trước có sau chuẩn bị chu đáo, không phân biệt Mỹ hay Âu hay Úc.. Đặc biệt bài không nói gì đến chuyên gia VK. Không nắm việc này đó .

Chúc em vui,

===

0 nhận xét:

Đăng nhận xét